Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ

Thứ sáu, 19:08 12/04/2024 | Đời sống

GĐXH - Thời gian qua, đề án sáp nhập các đơn vị hành chính cấp phường, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân, trong đó phải kể đến những hộ kinh doanh vừa và nhỏ nằm trên địa bàn các đơn vị hành chính bị sáp nhập, mất tên.

Theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, tại quận Hà Đông, TP Hà Nội, việc 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, và Quang Trung được sáp nhập thành đơn vị hành chính mới mang tên Quang Trung hiện đang đặt ra nhiều thách thức, tác động đáng kể đến cuộc sống hằng ngày của người dân. Việc phải thay đổi địa chỉ và các thông tin liên quan khiến nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn hai phường mất tên phải đối mặt với những vấn đề phức tạp có thể phát sinh, tốn kém về chi phí.

Sáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ- Ảnh 1.
Sáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ- Ảnh 2.
Sáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ- Ảnh 3.

3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, và Quang Trung được sáp nhập thành đơn vị hành chính mới mang tên Quang Trung.

Thông tin với PV, anh Trần Ngọc Đình, chủ một cửa hàng thời trang ở phường Yết Kiêu (Hà Đông, Hà Nội), không khỏi lo lắng vì sau khi phường Yết Kiêu bị sáp nhập, anh sẽ mất thời gian, tiền bạc cho việc in ấn lại bảng biển, quảng cáo và nhiều giấy tờ khác liên quan.

"Tên phường là một phần nội dung được in trên biển quảng cáo, thời gian tới khi sáp nhập, chúng tôi chắc chắn phải thay đổi thông tin này trên bảng biển và giấy tờ kinh doanh, địa chỉ giao dịch, thậm chí cả thông tin với ngân hàng. Chỉ nghĩ thôi đã thấy tốn kém về thời gian, chưa kể trong quá trình thay đổi thông tin còn có thể phát sinh những rắc rối pháp lý, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của chúng tôi", anh Đình cho biết.

Sáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ- Ảnh 4.

Việc thay đổi thông tin, địa chỉ khiến nhiều chủ cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ không khỏi lo lắng.

Cùng chung suy nghĩ, chị Nguyễn Thị Vượng, chủ một quán cà phê trên đường Trưng Trắc, phường Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) cũng không khỏi băn khoăn, liệu việc thay đổi tên phường có làm mất đi "sự nhận diện" của khách hàng đối với cửa hàng của chị.

"Tôi kinh doanh quán cà phê cũng đã nhiều năm. Thời gian tới, tôi rất lo việc phải thay đổi địa chỉ sẽ làm mất đi sự nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với quán của chúng tôi, ảnh hưởng đến doanh thu. Ngoài ra, việc này cũng sẽ tạo ra áp lực đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ như chúng tôi khi phải thay đổi thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế...", chị Vượng nói.

Sáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ- Ảnh 5.

Quán cà phê của chị Vượng nằm trên địa bàn phường Nguyễn Trãi.

Đa số người dân khi được hỏi đều nhận định, việc sáp nhập là cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo hài hòa lợi ích, tránh những rắc rối về mặt hành chính có thể phát sinh, người dân mong muốn chính quyền sẽ xây dựng, tạo ra một cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp người dân tiết kiệm chi phí và thời gian khi phải thực hiện các thủ tục thay đổi, qua đó góp phần cho sự phát triển kinh tế bền vững.

Ông Hoàng Văn Chiến, chủ một cửa hàng thuốc tại phường Yết Kiêu, cho biết: "Dù việc thay đổi địa chỉ và thông tin gây ra một số phiền toái nhất định, nhưng nó cũng mở ra cơ hội mới. Với việc sáp nhập, chúng tôi hy vọng sẽ có môi trường kinh doanh ổn định hơn và tiện lợi hơn cho khách hàng. Rất mong chính quyền có sự hỗ trợ và chính sách linh hoạt để giảm bớt gánh nặng pháp lý, thủ tục hành chính và tài chính đối với những hộ kinh doanh bị ảnh hưởng".

Sáp nhập xã, phường ở Hà Nội: Nỗi lo của nhiều hộ kinh doanh vừa và nhỏ- Ảnh 6.

Đa số người dân bị ảnh hưởng đều mong muốn chính quyền sẽ có hướng dẫn, cơ chế phù hợp để không làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh

Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, TP. Hà Nội về tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình HĐND quận thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2023 - 2025, vào cuối tháng 3/2024, 3 phường thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính là Yết Kiêu, Quang Trung, Nguyễn Trãi đã tổ chức và hoàn thiện lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.

Kết quả là, tổng số cử tri trên địa bàn 3 phường là 25.149. Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu là 25.149, đạt tỷ lệ 100%. Số cử tri đồng ý phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới là 24.785 cử tri, chiếm tỷ lệ 98,55%; số cử tri không đồng ý là 314, chiếm tỷ lệ 1,25%.

Số cử tri đồng ý với tên gọi đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp là phường Quang Trung là 24.660 cử tri, chiếm tỷ lệ 98,06%; số cử tri không đồng ý tên gọi mới là 443 cử tri, chiếm tỷ lệ 1,76%.

Phường Yết Kiêu có diện tích tự nhiên là 0,21 km2, đạt 3,83% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 9.672 người, đạt 64,48% so với tiêu chuẩn.

Phường Nguyễn Trãi có diện tích tự nhiên là 0,42 km2, đạt 7,64% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 13.305 người, đạt 88,70% so với tiêu chuẩn.

Trong khi đó, phường Quang Trung có diện tích tự nhiên là 0,8 km2, đạt 14,55% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số là 20.980 người, đạt 139,87% so với tiêu chuẩn.

Cơ sở và lý do của việc sắp xếp đơn vị hành chính là do 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung có đường địa giới hành chính liền nhau, có các khu dân cư xen kẽ, thuận lợi về giao thông, đồng bộ về hạ tầng. Khoảng cách các khu vực dân cư trên địa bàn 3 phường phù hợp để thực hiện sáp nhập thành 1 phường mới.

Sau sắp xếp, phường mới có diện tích tự nhiên 1,43 km2 (đạt 26,00% so với tiêu chuẩn); quy mô dân số 43.957 người (đạt 293,05% so với tiêu chuẩn).

Các đơn vị hành chính cùng cấp liền kề với phường mới là phường Văn Quán, Phúc La, La Khê, Hà Cầu, Phú La, Vạn Phúc, Mộ Lao.

Nơi đặt trụ sở làm việc của phường mới là tại UBND phường Quang Trung và phường Nguyễn Trãi hiện tại.

Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề "nghìn năm tuổi" mong muốn điều gì?Mất tên sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội, người dân làng nghề 'nghìn năm tuổi' mong muốn điều gì?

GĐXH - Trước thông tin làng Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) có nguy cơ mất tên sau đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã giai đoạn 2023 - 2025, nhiều người dân đang sinh sống tại đây hiện không khỏi băn khoăn, bức xúc, mong muốn được giữ lại "dù chỉ một chữ" trong tên làng để con cháu nhớ về nguồn cội, gốc gác của mình.

Xem thêm video được quan tâm:

Mất tên sau sáp nhập xã phường ở Hà Nội, người dân làng nghề "nghìn năm tuổi" mong muốn điều gì.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 2 phút trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 55 phút trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Gần 1 năm mở luồng, kênh đào 'Panama Nam Định' hiện ra sao?

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH - Sau gần 1 năm mở luồng, kênh đào dài 1km nối sông Đáy và sông Ninh Cơ ở địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mỗi ngày có hàng chục lượt tàu chở hàng, sà lan đi qua rút ngắn thời gian đi lại từ 8 tiếng xuống còn 20 - 30 phút.

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Xe chở hơn 100 con dê gặp tai nạn, người dân kêu gọi 'giải cứu'

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Ô tô tải gặp tai nạn khiến hơn 100 con dê trên xe chết và bị thương. Phát hiện sự việc, người dân đăng tải lên mạng xã hội, kêu gọi người khác thu mua để hỗ trợ tài xế.

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Lý lịch tư pháp là gì? Giá trị pháp lý loại giấy tờ này mang lại có thể người dân chưa biết hết

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của mình. Vậy lý lịch tư pháp là gì? Loại giấy tờ này mang giá trị pháp lý gì?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Sau nhiều năm, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định vẫn "dậm chân tại chỗ". Hiện trong bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân xung quanh và trên địa bàn huyện vẫn sử dụng nước giếng khoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5 khả năng có không khí lạnh yếu gây ra hiện tượng mưa dông, chấm dứt nắng nóng ở phía Đông Bắc Bộ.

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Đang đi bộ trên vỉa hè, nữ du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố thi công cáp ngầm tại đường Xuân Diệu, Hà Nội và bị gãy xương đùi.

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

Đời sống - 2 ngày trước

Nắng nóng lên đến 40 độ C, rất nhiều người dân, du khách đã chọn công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) để "giải nhiệt" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.

Top