Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số giảm thiểu số trẻ mắc bệnh Thalassemia

Thứ hai, 14:22 05/12/2022 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Bệnh Thalassemia (Tan máu bẩm sinh) xuất hiện nhiều ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số do người dân có xu hướng kết hôn trong cùng dân tộc, hôn nhân cận huyết thống.

Bệnh Thalassemia/Huyết sắc tố là do gen bệnh di truyền từ bố mẹ sang con. Theo nghiên cứu năm 2017 của Viện Huyết học Truyền máu TƯ, đa số dân tộc thiểu số có tỷ lệ mang gen Thalassemia cao. Đặc biệt là các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc, vừa có tỷ lệ cao và dạng đột biến nặng chiếm tỷ lệ cao (như Tày, Nùng, Dao, Mường, Thái) nên nguy cơ sinh con bị bệnh Thalassemia mức độ nặng cao hơn so với dân tộc Kinh hoặc các dân tộc thiểu số ở vùng khác. Do đặc thù người dân có xu hướng kết hôn gần trong cùng dân tộc, trong cùng khu vực gần, thậm chí kết hôn cận huyết thống.

Tại các vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có thói quen đi khám thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các thai phụ thường chỉ đến bệnh viện để sinh con, thậm chí có nơi thai phụ còn sinh con tại nhà. Hơn nữa các thai phụ không có đầy đủ thông tin, không nhận thức được tầm quan trọng của việc khám sức khỏe thai kỳ và sàng lọc trước sinh các bệnh tật cho thai nhi. Vì lý do này mà thai phụ đã không được tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh về bệnh tật, do đó họ có thể sinh ra những đứa trẻ bị bệnh. 

Theo các bác sỹ, bệnh Thalassemia là bệnh di truyền nên khả năng chữa khỏi là rất hạn chế. Đa số người bệnh sẽ phải chung sống với căn bệnh này bằng cách phải thường đi bệnh viện. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Nếu bệnh nặng, có biểu hiện thiếu máu tan máu nặng, vàng da, lách to, nhiễm sắt, gây chậm phát triển thể chất. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ phải chữa trị lâu dài và đắt tiền (phải truyền máu và dùng thuốc thải sắt thường xuyên) tại các cơ sở y tế chuyên khoa, do vậy bệnh nhân thường khó sống qua tuổi vị thành niên vì những chi phí đắt tiền.

Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số giảm thiểu số trẻ mắc bệnh Thalassemia - Ảnh 1.

Tuyên truyền công tác dân số vùng dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa: T.Hằng

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, việc đẩy mạnh sàng lọc, chẩn đoán trước sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số sẽ giúp sớm phát hiện được các trường hợp thai nhi bị bệnh mức độ nặng. Từ đó tư vấn đình chỉ thai thì sẽ hạn chế số trẻ sinh ra bị bệnh, chủ động sinh ra những trẻ khỏe mạnh. Phòng bệnh cần có sự tự nguyện chủ động tham gia của người dân đặc biệt là lứa tuổi tiền hôn nhân, những người đang có kế hoạch sinh đẻ.

Cũng theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà, cần phải có sự chung tay của nhiều cơ quan ban ngành ở tất cả các địa phương như ngành giáo dục, dân số, hoạt động đoàn thanh niên, hội phụ nữ, truyền thông đại chúng... Ngành y tế cần nâng cao kiến thức cho cán bộ y tế về căn bệnh này và cung cấp các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật,… để người dân được tiếp cận tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán tại địa phương mình.

Để phòng chống bệnh Thalassemia, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có dự án 7: "Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em". Mục tiêu giảm số ca phù thai do bệnh Thalassemia, giảm số trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia, từng bước nâng cao chất lượng điều trị tại các cơ sở y tế cho bệnh nhân Thalassemia người dân tộc thiểu số, từng bước kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân hiện tại.

Mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2022 – 2025 có 25% nam, nữ thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III; 20% bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh tại các xã có triển khai can thiệp tại khu vực III; 100% khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) có truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia...

Ngày 7/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm phổ cập dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, tầm soát chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện thành công chiến lược dân số Việt Nam.


Thanh Hằng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Top