Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm khi ăn thịt gà khiến bạn rước bệnh vào thân

Thứ ba, 08:00 08/12/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mỗi bộ phận của gà có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Vậy nên đối với một số người khi ăn gà cần biết để tránh sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Quan niệm “nhất phao câu, nhì đầu, cánh” trước đây được hiểu là dùng để chỉ những bộ phận ngon nhất của gà. Tuy nhiên quan niệm đó đã được các chuyên gia dinh dưỡng thay đổi hoàn toàn dựa trên cách phân tích khoa học và đặc điểm sức khỏe của từng người khi thưởng thức những món đó.

Những bộ phận của gà sau đây bạn cần cân nhắc khi ăn nếu cơ thể bạn không thích hợp để dung nạp:


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phao câu

Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn trong gà bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc. Nhưng thực tế, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó.

Thực chất, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Nếu ăn  nhiều và thường xuyên rất dễ có nguy cơ khiến bạn bị ung thư.

Đầu gà, cổ gà

Cổ gà tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Dịch bạch huyết là nơi tập trung nhiều độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại. Bên cạnh đó, đầu gà cũng tập trung nhiều chất nhầy, rất bẩn. Vì vậy nếu vì sở thích ăn đầu và cánh thì tốt nhất bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Cần loại bỏ hết nhớt ở đầu, cổ gà nên lột da bóc hết hạch.

Với trẻ em, bạn tuyệt đối không nên cho ăn bộ phận này vì nếu ăn sẽ vô tình nạp trực tiếp chất độc vào cơ thể.

Cánh gà

Cánh gà là nơi tập trung chất béo của da và gân xương vừa giòn vừa mềm tăng thêm phần khoái khẩu. Tuy nhiên, phần cánh gà thường được chọn để tiêm phòng nên cần cân nhắc khi ăn.

Với  một số người có cơ địa béo phì và mắc bệnh như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ… thì hạn chế ăn, còn với những người không có tiền sử bệnh, nếu là sở trường thì khi có dịp, đừng ngần ngại, vì một lượng chất béo từ mỡ gà vào cơ thể không có gì đáng phải lo ngại.

Phổi, nội tạng gà

Các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, cần tuyệt đối không ăn phổi gà.

Với nội tạng gà, hàm lượng cholesterol rất cao, đồng thời, nội tạng cũng là bộ phận dễ nhiễm virus, ký sinh trùng và vi khuẩn. Nhất là gan gà, tuy chứ nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng. Do vậy, bạn cũng nên hạn chế ăn, nhất là với phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ và những người có bệnh  mãn tính.

Những điều cần tránh khi ăn thịt gà

Đối với những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, thống phong, béo phì thì không nên ăn nhiều vì trong đó có chứa nhiều cholesterol. Đối với người đã ăn quá thừa mỡ trong khẩu phần ăn hằng ngày thì nên nói “không” với phao câu, đầu, cánh cũng như da và nội tạng.

Hạn chế ăn gà nướng, gà quay vì khi nướng, chất mỡ béo sẽ chảy xuống nguồn lửa, thêm vào đó là lượng dầu ăn được dùng để phết lên da hoặc vỉ nướng sẽ tạo ra loại khí độc PAH (Polycyclic Aromatic Hydrocarbon).  PAH sẽ bám vào thức ăn qua khói, có thể gây ung thư.

Những người khi cơ thể đang mẫn cảm, dễ bị dị ứng, hen suyễn,…. cũng nên hạn chế ăn, nhất là da gà vì khi ăn vào sẽ khiến bệnh nặng thêm, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng với những người bệnh hen suyễn.

MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 54 phút trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 56 phút trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 19 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 23 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Top