Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quyết liệt đưa tỷ số GTKS về mức dưới 109 bé trai/100 bé gái vào năm 2030

Thứ ba, 07:00 03/12/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đây là một trong những mục tiêu được đưa ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để đạt được mục tiêu này, theo các nhà nhân khẩu học, đòi hỏi công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái cũng như việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt hơn nữa trên phạm vi cả nước.

Quyết liệt đưa tỷ số GTKS về mức dưới 109 bé trai/100 bé gái vào năm 2030 - Ảnh 1.

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai. Ảnh minh họa

Mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức báo động

Trong nhân khẩu học, tỷ số giới tính khi sinh là số bé trai trên 100 bé gái. Trong đó, mức cân bằng tự nhiên là 102-106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, tỷ số giới tính khi sinh đang có sự chênh lệch rõ rệt ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là một trong những thách thức lớn đối với công tác dân số hiện nay.

Tại Việt Nam, theo kết quả từ cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, tỷ số giới tính khi sinh là 107 bé trai/100 bé gái; năm 2009 là 110,5/100 và đến nay tỷ số này dao động xung quanh ngưỡng 114,8 bé trai/100 bé gái (năm 2018). Theo kết quả báo cáo sơ bộ 6 tháng đầu năm 2019 của các tỉnh/thành phố trên cả nước, tỷ số giới tính khi sinh vẫn đang có xu hướng gia tăng. Trong đó, có những tỉnh, con số này đã ở mức đáng "báo động" (Quảng Bình: 126,6 bé trai/100 bé gái; Thái Bình: 125,8/100; Tuyên Quang: 125,1/100; Lào Cai: 122,1/100).

Mới nhậm chức Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nửa cuối năm 2019, bà Naomi Kitahara coi đây là một vấn đề "bất thường" khi Việt Nam có nhiều bé trai hơn bé gái, vượt ra ngoài phạm vi được coi là tự nhiên về mặt sinh học và nhân khẩu học.

Hiện tại, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng tiếp tục tăng và lan rộng. Cả nước có tới 55/63 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 108 bé trai/100 bé gái. Đáng chú ý, theo các nhà nhân khẩu học, tỷ số này đã cao ở ngay lần sinh con đầu tiên và đến lần sinh thứ ba thì đã lên đến 115,5-120 bé trai/100 bé gái (căn cứ theo số liệu năm 2014).

Hơn nữa, trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước thì có tới 4 vùng có tỷ số giới tính khi sinh ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Mặc dù ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ số này ở thấp hơn ở khu vực thành thị, nhưng lại rất khác nhau giữa các tỉnh. Cá biệt tại 3 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, tỷ số này đã đạt mức cao kỷ lục là 125 vào năm 2016.

Thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất của công tác dân số

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam là tâm lý ưa thích con trai hơn con gái. Hiện nay, tại nhiều địa phương vẫn đòi hỏi con trai phải gánh vác việc thờ cúng tổ tiên; con trai giúp củng cố địa vị của cha mẹ trong xã hội; đứa con sinh ra phải mang họ của bố; người chồng thường là chủ hộ trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn… Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ khiến cho vị thế của người phụ nữ không được coi trọng trong xã hội.

Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan, chính bất bình đẳng giới là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam, ngược lại mất cân bằng giới tính sẽ làm sâu sắc thêm vấn đề bất bình đẳng giới. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hành vi lựa chọn giới tính thai nhi của các cặp vợ chồng. Mong muốn có con trai hiện nay không chỉ dừng ở biểu hiện tâm lý mà đã thể hiện thành hành động tìm kiếm con trai (tính ngày rụng trứng, siêu âm lựa chọn giới tính…).

Đề cập đến vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi, bà Naomi Kitahara cho biết, tại nhiều diễn đàn quốc tế và gần đây nhất là cuộc gặp thượng đỉnh Nairobi năm 2019 về chủ đề 25 năm thực hiện các cam kết của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD25) mà Việt Nam là nước tham dự, lựa chọn giới tính thai nhi được coi là một trong những thực hành có hại.

Thực tế, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ ràng vấn nạn này và đã xây dựng các cơ chế chính sách và pháp lý khác nhau để ứng phó. Luật Bình đẳng giới quy định việc lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác làm như vậy là vi phạm pháp luật. Pháp lệnh Dân số năm 2003 và Nghị định số 104/2003/NĐ-CP đã nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP thậm chí còn đưa ra các quy định chi tiết về các hình phạt cho việc lựa chọn giới tính khi sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc kiểm soát vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi vẫn chưa đem lại nhiều kết quả khả quan.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, hiện nay mất cân bằng giới tính khi sinh được coi là thách thức lớn nhất của công tác dân số. Càng ở đô thị, việc khắc phục càng khó khăn vì tâm lý của người dân luôn luôn muốn có con trai để "nối dõi tông đường" hay làm "trụ cột" trong gia đình. Điều này khiến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng nặng nề và khó giải quyết.

Phải giải quyết từ "gốc rễ" của vấn đề

Theo các nhà nhân khẩu học, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ.

Bên cạnh đó, mất cân bằng giới tính có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới, gia đình và cộng đồng; làm tăng tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS, nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái, bất bình đẳng, ly hôn; bất ổn xã hội...

Các chuyên gia nhận định, để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay, phải giải quyết "gốc rễ" của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái. Theo đó, phải tăng cường công tác bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ, trẻ em gái, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động thay đổi nhận thức của con người, phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xã hội, vận động nam giới tham gia bình đẳng giới, từ đó dần xóa bỏ việc lựa chọn giới tính thai nhi, góp phần đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.

Đây cũng là mục tiêu được đưa ra trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Công tác dân số trong tình hình mới cũng như Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, cần đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi ở mức hợp lý. Tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống;

Để góp phần giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, ngành Dân số đã quyết liệt triển khai các giải pháp trên khắp cả nước như: Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bất bình đẳng giới, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác thanh, kiểm tra vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi.

Tuy nhiên, để xóa bỏ tâm lý, tập quán muốn có con trai "nối dõi tông đường", kiểm soát việc lạm dụng kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi không phải là điều đơn giản, có thể thực hiện trong "một sớm, một chiều" mà đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, các Ban ngành, đoàn thể và sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã hội.

Cần đưa việc lựa chọn giới tính thai nhi vào Luật Dân số

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, hiện nay việc sàng lọc giới tính thai nhi đang là vấn đề khó khăn, chưa có cơ chế, cách thức nào để quản lý, tất cả vẫn dừng ở hình thức. Do đó, với những trường hợp lạm dụng sàng lọc để sàng lọc giới tính, sàng lọc về phôi thì cần đưa ra giải pháp quyết liệt. Đó là phải đưa vào Luật Dân số để khống chế việc mất cân bằng giới tính khi sinh.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top