Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quảng Trị đạt nhiều thành tựu quan trọng chào mừng 60 năm ngày truyền thống ngành Dân số

GiadinhNet - Sau 10 năm thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, công tác dân số của tỉnh Quảng Trị tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức và hành động của đại bộ phận người dân về chính sách dân số - KHHGĐ đã có những chuyển biến tích cực, quy mô gia đình có 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi.

Nhiều địa phương đặt mục tiêu duy trì bền vững mức sinh thay thếNhiều địa phương đặt mục tiêu duy trì bền vững mức sinh thay thế

GiadinhNet - Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm mức sinh hợp lý giữa các vùng, miền để trong tương lai Việt Nam sẽ có được một quy mô dân số phù hợp diện tích lãnh thổ, hài hòa giữa các độ tuổi.

Thực trạng dân số: Di cư gia tăng do quá trình đô thị hóa

Kết quả điều tra tại Quảng Trị cho thấy, tổng số dân tỉnh Quảng Trị vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2019 là 632.193 người, tỷ số giới tính 98,31 nam/100 nữ. Sau 10 năm, quy mô dân số tỉnh Quảng Trị tăng thêm 34.052 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009-2019 là 0,55%/năm, trong đó thành thị là 1,76% và nông thôn là 0,06%.

Sức ép dân số: Trong giai đoạn 2015 - 2019 dân số trung bình ở tỉnh Quảng Trị tăng 2,51% từ 619.948 người lên 633.440 người, trung bình 0,62%/năm. So với giai đoạn 2010 - 2014 (tăng trung bình 1,26%/năm), tốc độ gia tăng dân số trong giai đoạn này giảm mạnh. Mật độ dân số tăng từ 130 người/km2 năm 2015 lên 134 người/km2 năm 2019 và tăng so với giai đoạn 2010 - 2014 (130 người/km2). Mật độ dân số phân bố chưa đồng đều, cụ thể: Thành phố Đông Hà 1.316 người/km2; Huyện Vĩnh Linh 141 người/km2; Huyện Hướng Hóa 79 người/km2; Trong khi đó huyện Đakrông chỉ có 35 người/km2.

Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân. Mức độ gia tăng tổng dân số đô thị trong giai đoạn 2015 - 2019 đạt mức 6,77%, tương đương với 12.477 người và tổng dân số nông thôn tăng nhẹ, đạt 0,7% tương đương với 3.045 người. Điều này thể hiện mức độ đô thị hóa của tỉnh đang ngày một tăng, người dân có xu hướng tập trung tìm kiếm công việc tại các đô thị.

- Di cư: Trong giai đoạn 2015 - 2019, tỷ suất di cư thuần khu vực đô thị gia tăng qua từng năm, dao động từ (- 2,5) - 8,9‰ với tổng số lượng di cư là 4.723 người, chiếm 0,5% tổng dân số thành thị năm 2019 là 196.372 người. Trong đó, thấp nhất vào năm 2015 là (-2,5‰) tương ứng với số dân thành thị di cư đến các tỉnh/thành khác là 460 người. Cao nhất vào năm 2018 là 8,9‰ tương ứng với số dân di cư từ các tỉnh/thành khác đến khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh là 1.720 người. Tổng số dân di cư từ các tỉnh/thành khác đến khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2019 là 4.263 người.

- Quá trình đô thị hóa: Trong giai đoạn 2015 - 2019, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh tăng từ 20,8% lên 30,9%. Tỷ lệ chiều dài các tuyến đường chính được chiếu sáng đạt 59%. Tỷ lệ các hộ dân có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên ở khu vực thành thị đạt 98,5%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của cư dân thành thị năm 2019 là 30,9 m2/người. Tỷ lệ diện tích đất đô thị so với diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh tăng từ 5,12% (giai đoạn 2010 - 2014) lên 6% (giai đoạn 2015 - 2019).

Triển khai sâu rộng và có hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng dân số

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, công tác dân số của tỉnh Quảng Trị tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức và hành động của đại bộ phận người dân về chính sách dân số - KHHGĐ đã có những chuyển biến tích cực, quy mô gia đình có 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi; tốc độ tăng tỉ số giới tính khi sinh được khống chế; các mô hình về quy mô, cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số được xây dựng và thực hiện có hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, kỹ năng thực hành của người dân về nâng cao chất lượng dân số.

Điển hình như đề án "Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân", đến nay đã triển khai tại 34 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị xã, thành phố và thành lập được 170 câu lạc bộ "Tiền hôn nhân" thu hút khoảng 9.000 nam, nữ thanh niên tham gia sinh hoạt. 

Mô hình "Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng" được nhân rộng ở các địa phương đã tạo điều kiện cho người cao tuổi có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ, trao đổi cách chăm sóc sức khỏe, góp phần cải thiện thể chất, tinh thần và phát huy vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng.

Đề án "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh" cũng được triển khai sâu rộng và có hiệu quả, giúp phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh, góp phần giảm thiểu trẻ em bị dị tật bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số. Tỉ lệ thai phụ được sàng lọc trước sinh đạt bình quân 24%/năm và tỉ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt bình quân 20%/năm. 

Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ thời gian qua cơ bản đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về sự đa dạng, thuận tiện và an toàn. Ngoài việc cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng miễn phí, ngành dân số - KHHGĐ còn cung cấp dịch vụ đến tận người sử dụng thông qua các đề án tiếp thị xã hội và xã hội hóa phương tiện tránh thai.

Quảng Trị: Dân số - Ảnh 1.

Tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ vùng biển - Ảnh: K.K.S

Hiện nay, công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đang gặp một số khó khăn, thách thức. Tổng tỉ suất sinh đang ở mức 2,45 con, thuộc nhóm 33 tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế và có nguy cơ tăng sinh trở lại, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng hầu hết ở các địa phương. 

Mức sinh giảm chậm và không ổn định, còn chênh lệch giữa các địa phương trong tỉnh, tỉ suất sinh ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khá cao. Tỉ số giới tính khi sinh đã được khống chế nhưng còn ở mức cao, 111,2 bé trai/100 bé gái; tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 9,6%. Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng gia tăng, tỉ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn thấp. Tuổi thọ bình quân ở mức 68,3 tuổi, thấp hơn so với bình quân chung của cả nước…

Tưng bừng kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Dân số

Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Dân số (26/12/1961-26/12/2021), Quảng Trị có nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác truyền thông sáng tạo trên nền tảng công nghệ số, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó tham gia nhiệt tình cuộc thi "Thử thách làm tuyên truyền viên dân số" trên nền tảng TikTok

Trung tâm Y tế huyện Cam Lộ, Vĩnh Linh và nhiều huyện khác của tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh tuyên truyền và phát động mọi tầng lớp cán bộ và nhân dân tham gia cuộc thi.

Theo đó, đối tượng tham gia là công dân Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ, cán bộ dân số và cộng tác viên dân số. Thời gian diễn ra cuộc thi: Từ ngày 27/7/2021-27/8/202 trên nền tảng TikTok với hạng mục: Thể hiện nội dung tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình có sẵn trên nền tảng các ứng dụng đa dạng của Tiktok.

Qua  cuộc thi nhằm kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ và hưởng ứng cuộc thi "Thử thách làm tuyên truyền viên Dân số" dưới dạng hashtag challenge #Songchudong #Songtrachnhiem, đặc biệt các bạn trẻ nâng cao ý thức, hành động đúng để tránh thai ngoài ý muốn, từ đó có trách nhiệm hơn với cuộc sống của chính mình.

TH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top