Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quảng Ngãi định hướng thực hiện Chiến lược Dân số theo Nghị quyết số 21-NQ/TW

Thứ bảy, 07:35 27/06/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại Quảng Ngãi, công tác dân số trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ gia tăng dân số được khống chế thành công, mức sinh thay thế được tiếp tục duy trì qua nhiều năm. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan toả, thấm sâu trong toàn xã hội. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Quảng Ngãi định hướng thực hiện Chiến lược Dân số theo Nghị quyết số 21-NQ/TW - Ảnh 1.

Ảnh: TL

Duy trì vững chắc mức sinh thay thế

Tỷ suất sinh thô của tỉnh giảm từ 15,85%o năm 2009 xuống còn 15%0 năm 2019 (cả nước là 16,3%o), bình quân hàng năm tỷ suất sinh thô giảm 0,085%0/năm. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 1,42% giai đoạn 1989-1999 đã giảm xuống 0,22% giai đoạn 1999-2009 và còn 0,12% giai đoạn từ 2009-2019.

Khoảng cách về mức sinh giữa các khu vực miền núi, nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số với khu vực đồng bằng, thành thị, người Kinh được thu hẹp. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm, đạt và duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn tỉnh: Từ 2,5 con năm 1999 xuống 2,09 con năm 2009 và đạt mức sinh 2,13 con năm 2019. Tính bình quân hàng năm, tỉnh Quảng Ngãi nằm trong 21 tỉnh thành có mức sinh thấp.

Để duy trì vững chắc mức sinh thay thế, Quảng Ngãi cần có chính sách kiểm soát mức sinh linh hoạt trên cơ sở khung mức sinh của quốc gia để duy trì mức sinh hợp lý. Bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con; giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn.

Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên

Tỷ số giới tính khi sinh năm 2009 của Quảng Ngãi là 115,1 bé trai/100 bé gái đã giảm xuống còn 106,2 bé trai/100 bé gái năm 2019. Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn gia tăng chưa được kiểm soát tốt.

Mục tiêu đề ra là phấn đấu để kiểm soát tỉ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng tự nhiên; duy trì cơ cấu tuổi của dân số ở mức hợp lý phấn đấu tỉ số giới tính khi sinh không vượt quá 107 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 11%, tỷ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng

Cơ cấu dân số ở Quảng Ngãi có sự thay đổi tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 1989 đến nay, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 39,52% xuống 24,0%; dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng từ 54,75% lên 65,5%; dân số 65 tuổi trở lên tăng từ 5,73% lên 10,5%. Cùng với cả nước, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2019 chiếm 65,5% dân số toàn tỉnh.

Mục tiêu là phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi nhanh, bền vững. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các Chiến lược, Chương trình về những lĩnh vực trong giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu đảm bảo mọi người lao động đều được chăm sóc sức khỏe, có sức khỏe tốt; tăng tối đa số lượng việc làm, nâng cao tỉ lệ lao động được đào tạo, cải thiện chất lượng việc làm, thực hiện tốt, xuất khẩu lao động, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngòai… hiện có.

Thích ứng với già hóa dân số

Tại tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 1989 đến nay, dân số 65 tuổi trở lên tăng từ 5,73% lên 10,5%. Tuổi thọ bình quân năm 2019 của người dân Quảng Ngãi chỉ đạt 72,5 tuổi, thấp hơn tuổi thọ trung bình cả nước (73,6 tuổi).

Để thích ứng với già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đến năm 2030, phấn đấu đạt: 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe; được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung; phát huy năng lực và kinh nghiệm của người cao tuổi, khoảng 50% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất, có 20% số xã, phường đạt tiêu chí thân thiện với người cao tuổi.

Phân bố dân số hợp lý

Phân bố dân số gắn với đô thị hóa, công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu lao động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, giải quyết tình trạng mất cân đối lao động - việc làm. Sau 30 năm, tỷ lệ dân số thành thị của tỉnh đã tăng gấp 2 lần, từ 8,18% năm 1989 lên 16,31% năm 2019. Mật độ dân số tăng 3 người/km2, từ 236 người/km2 năm 2009 lên 239 người/km2 năm 2019. Năm 1989, dân tộc thiểu số chiếm 10,8% dân số cả tỉnh (112.806 người, đến năm 2019 đã tăng lên 15,2% dân số cả tỉnh tương đương 187.090 người).

Tuy nhiên, tỉnh Quảng Ngãi phải có nhiều chương trình, chính sách bố trí ổn định dân cư tại khu vực trọng yếu về an ninh, quốc phòng, các vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo; chính sách tăng cường đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng các khu/cụm công nghiệp để phát huy thế mạnh của từng địa phương; khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm nơi cư trú, hạn chế việc di dân, từng bước điều chỉnh phân bố dân cư hợp lý trên địa bàn toàn tỉnh để thúc đẩy phân bố dân số hợp lý, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh phải đưa tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 40%; tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và khu công nghiệp phát triển.

Nâng cao chất lượng dân số

Pháp lệnh Dân số nêu rõ: "Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số". Tại Quảng Ngãi, thu nhập bình quân đầu người có tăng lên, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Hoạt động tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã từng bước được triển khai và mở rộng trong tỉnh. Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh từ 344 người năm 2014 tăng lên 4.737 người năm 2019. Số trẻ sơ sinh được sàng lọc từ 1.692 trẻ năm 2013 tăng lên 4.737 trẻ năm 2019. Đến nay 25% bà mẹ mang thai và 35% trẻ em sinh ra được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp và điều trị sớm một số bệnh, tật. Tuổi thọ bình quân tăng từ 71,4 tuổi năm 2009 lên 72,5 tuổi năm 2019. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng giảm từ 19,2% năm 2010 còn 14,2% năm 2019, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi còn 16,9%o và 25,4%o năm 2019. Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm xuống từ 10,9/100.000 năm 2011 còn 5,74/100.000 trẻ sinh ra sống năm 2019; tương ứng với giảm tỷ lệ nạo phá thai 6,0% xuống 1,48%. Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con từ 40% năm 2011 lên 65% năm 2019.

Giảm sinh đã làm giảm đáng kể sức ép số lượng học sinh các cấp. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Người dân tộc thiểu số, nhóm dân cư yếu thế được Nhà nước chăm lo, hỗ trợ tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng trong giáo dục.

Nhằm nâng cao chất lượng dân số, tỉnh Quảng Ngãi phấn đấu: 70% nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; 50% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật, 70% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; tuổi thọ bình quân đạt 74 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 67 năm; Chiều cao thanh niên của tỉnh từ 18 tuổi, đối với nam là 167 cm, nữ giới là 156 cm trở lên (bằng mức bình quân chung của cả nước).

Để hoàn thành những chỉ tiêu của các nội dung đã nêu trên phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, trong đó công tác củng cố, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp cũng như có chế độ chính sách phù hợp để khuyến khích thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, duy trì hiệu quả dân số vàng. Cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Ủy, chính quyền các cấp; đổi mới truyền thông, vận động về dân số; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số; bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số; kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy và đào tạo; tăng cường hợp tác quốc tế.

 ThS Nguyễn Văn Oai - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ngãi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top