Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quả bầu chữa được một số bệnh thường gặp nào?

Thứ ba, 10:52 24/05/2016 | Sống khỏe

Quả bầu có giá trị dinh dưỡng cao, mát, ngọt, thông dụng trong mùa hè, đồng thời giúp phòng chữa các bệnh khi thời tiết nóng bức, ẩm thấp như mụn nhọt ngoài da, ho sốt, táo bón.

Bầu chứa protein; carbohydrate, chất xơ; các khoáng chất như canxi, sắt, phosphor, kali, natri; đồng, magne, kẽm, selen; vitamin: A, B1, B2, B6, B12, C, D, E, biotin, K, P, carotene,...

Thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, mát máu, chữa đái dắt, tiêu sỏi, trừ thủy thũng phù nề, mụn nhọt, tiêu khát (đái tháo đường) tiêu các loại viêm nhiệt ở phổi gây ho, tiêu chảy, tắc mật gây vàng da, tinh hoàn sưng đau... Lá vị ngọt, tính bình; hoa và tua cuốn có tác dụng tắm cho trẻ ngừa bệnh ngoài da (rôm sảy, sởi, mụn nhọt...). Hạt chữa răng đau lung lay, tụt lợi. Lá bầu gói thịt chó để nấu nướng, làm dịu bớt tính nóng của thịt chó.

Bầu được dùng làm thuốc chữa các bệnh:

Đái dắt: quả bầu 50 g, rau má 30 g, râu ngô 10 g, rễ cỏ tranh 20 g. Sắc nước uống.

Bí tiểu tiện: quả bầu 200 g, hành củ 5 củ cả lá rễ. Sắc nước uống.

Chữa phù thũng: dùng cả quả (vỏ thịt, hạt) sắc với dấm chua lấy nước uống.

Cổ trướng (báng nước): bầu tươi 50-100 g đun nước uống. Hoặc phối hợp với vỏ bầu, vỏ bí đỏ, vỏ dưa hấu, vỏ mướp, nấu nước uống.


Quả bầu là món ăn thông dụng trong ngày hè, cũng là vị thuốc phòng trị nhiều bệnh. Ảnh: Boldsky.

Quả bầu là món ăn thông dụng trong ngày hè, cũng là vị thuốc phòng trị nhiều bệnh. Ảnh: Boldsky.

Viêm gan vàng da - sỏi thận - tăng huyết áp: bầu tươi 500 g, giã nhuyễn, vắt nước trộn với 250 g mật ong. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 30-50 ml.

Chữa táo bón: quả bầu 50 g, khoai lang 50 g, đường đỏ 30 g. Nấu nước uống 3 lần trong ngày. Nếu không đỡ uống liền 5 ngày.

Trị mụn nhọt tái phát hàng năm vào mùa hè ở trẻ em: trái bầu non nấu canh thịt heo nạc với lát gừng, cho trẻ ăn.

Sưng bìu dái căng bóng: trái bầu tươi nấu nước uống, ngậm rửa.

Thủy thũng phù cả mắt cá chân: vỏ quả bầu mới, sao tán bột. Ngày uống 8-10 g với nước sắc trần bì lúc đói.

Tiêu chảy ra nước (nhiệt tả): vỏ bầu 1 nắm sao vàng sắc uống.

Đầy bụng không tiêu: vỏ bầu khô hầm trong nồi kín cho thành than tán mịn. Mỗi lần lấy 1 thìa to uống với nước ấm. Cho vài lát gừng càng tốt.

Đái tháo đường: vỏ bầu già khô nấu nước hoặc nướng giòn tán bột để uống.

Phế nhiệt sinh ho: bầu 50 g, đun nước uống thay trà trong ngày.

Rong huyết sau đẻ: vỏ bầu già khô (lấy mảnh vỡ cũng được) đập nát đốt thành than tán bột. Uống với nước.

Bệnh ngoài da (lở ngứa, rôm sẩy), phòng sởi đậu ở trẻ em: dùng tua cuốn dây bầu nấu với nước để tắm rửa.

Giải thai độc: dùng tua cuốn và hoa bầu nấu nước uống.

Bổ thận chữa đau lưng: hạt bầu nấu canh bầu dục lợn để ăn cái uống nước.

Viêm lợi miệng, tụt lợi, răng lung lay, sưng mộng răng: hạt bầu 30 g, đun nước ngậm, súc miệng.

Sản phụ thiếu sữa: hạt bầu bỏ vỏ sao vàng 40 g, đậu đỏ 100 g, gạo nếp 100 g, nấu cháo ăn hàng ngày. Có thể hầm cùng móng giò lợn.

Theo Sức khỏe đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 21 phút trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 17 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 23 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Top