Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ chớ nên coi thường việc nổi gân xanh trên cơ thể, nhất là trên chân

Thứ sáu, 09:26 28/04/2017 | Sống khỏe

Tình trạng gân xanh nổi trên cơ thể không phải là dấu hiệu xa lạ gì. Tuy nhiên, mọi người không nên lơ là vì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đấy!

Hiện tượng nổi gân xanh là khá dễ hiểu đối với những người có thân hình gầy gò. Bên cạnh đó, với những người hay làm việc tay chân cộng thêm với làn da trắng thì việc họ nổi gân xanh thường xuyên cũng không có gì lạ. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc nổi gân xanh trên da có thể chứng minh tình trạng sức khỏe hiện tại của một người và không được coi thường. Gân xanh nằm dưới lớp da thực chất là tĩnh mạch và tĩnh mạch này có liên quan trực tiếp đến bên trong cơ thể bạn. Dưới dây là những vị trí nổi gân xanh và cảnh báo tình trạng sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua:

Nổi gân xanh ở tay và bàn tay

Trong y học, thường nổi gân xanh nhiều dưới tay thường là biểu hiện cho thấy chất thải đọng dưới lưng và eo, nên dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng và thậm chí còn căng cứng cơ bắp. Đặc biệt, gân xanh nổi trên ngón tay, thường là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa, đồng thời phản ánh những bất thường của vi mạch, nghiêm trọng hơn là chóng mặt, đau đầu hay đột quỵ .


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu nổi gân xanh ở lòng bàn tay sẽ có nhiều loại khác nhau. Vùng gân xanh lớn gần ngón cái là dấu hiệu nhắc nhở bệnh đau lưng, thấp khớp. Sọc đơn phía gần cổ tay hoặc vòng cổ tay liên quan đến các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, dịch tiết âm đạo có vấn đề. Ngoài ra, một số gân xanh trong lòng bàn tay còn nhắc nhở rằng bạn có thể mắc những căn bệnh như đau tim, buồn nôn, mất ngủ, các vấn đề về gan và mật, khô miệng. Còn gân xanh ở gần ngón tay cái rõ nét hơn và xoắn cho thấy biểu hiện của bệnh xơ cứng động mạch vành, thậm chí dẫn đến các cơn đau tim, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Gân xanh nổi ở ngón tay giữa là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch não. Thậm chí, tĩnh mạch ở các đốt ngón tay còn cho thấy các vấn đề về dạ dày, bệnh táo bón thường xuyên, bệnh trĩ hoặc ung thư . Khi phát hiện bệnh kịp thời, và được chữa trị đúng cách, những gân xanh này sẽ mờ dần và biến mất.

Nổi gân xanh ở vùng mặt


Nếu thấy gân xanh nổi trên trán, đó chính là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài (Ảnh: Internet)

Nếu thấy gân xanh nổi trên trán, đó chính là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài (Ảnh: Internet)

Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét, mọi người cần chú ý đến các căn bệnh hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ. Nếu thấy gân xanh nổi trên trán, đó chính là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài. Ngoài ra, có khả năng bạn bị cường giáp, đái tháo đường. Gân xanh nổi trên mũi cho thấy có nhiều chất độc hại trong đường tiêu hóa nên người bệnh thường dễ bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, khó đi ngoài và cơ thể tím tái. Đặc biệt, nếu gân xanh nổi trên vùng miệng có nghĩa bạn đang gặp vấn đề phụ khoa, âm đạo, mệt mỏi, đau thắt lưng và thấp khớp chân.

Nỗi gân xanh ở lồng ngực và vùng bụng


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đây là vị trí vô cùng quan trọng trên cơ thể của từng người. Nếu như phát hiện gân xanh nổi ở khu vực này bạn nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Nghiêm trọng nhất là nếu gân xanh nổi ở vùng bụng thì đó là biểu hiện của xơ gan, hay khối u. Theo các bác sĩ, gân xanh xuất hiện ở vùng này thường rất khó điều trị.

Nỗi gân xanh ở vùng chân


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đa số nổi gân xanh ở vị trí dưới chân thường là do sưng khớp, viêm thấp khớp gây nên. Nếu không phát hiện sớm thì có thể bệnh sẽ nặng hơn, nguy hiểm hơn nên rất khó điều trị nếu để quá lâu. Đặc biệt là phụ nữ không nên chủ quan khi nổi nhiều gân xanh ở chân. Rất có thể bạn mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Nếu chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ dần hồi phục. Nếu để lâu hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu. Nặng hơn nữa thì chân bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.

Nhìn chung nếu phát hiện gân xanh xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể cũng nên cẩn trọng hết mức. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến thẫm mỹ mà quan trọng hơn là phản ánh việc cơ thể bị trì trệ ứ đọng độc tố. Vì vậy, nếu phát hiện thì nên đến gặp bác sĩ để cho lời khuyên cũng như thấy ai nổi gân xanh bạn hãy chia sẻ những gì mình biết để phát hiện bệnh tình kịp thời.

Theo Khám Phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 33 phút trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 6 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 9 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 20 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 21 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Top