Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phu nhân cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh: Cách mạng là “nguyệt lão se duyên”

Thứ hai, 10:40 01/09/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bà về sự gian khó, hy sinh những năm hoạt động cách mạng, đặc biệt là những hồi ức về cuộc tình duyên kì ngộ với cố TBT Nguyễn Văn Linh - người bạn đời cũng là người đồng chí kiên trung của bà.

Dù đã 90 tuổi đời, 72 tuổi Đảng nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn. Tuổi cao, nhưng bà vẫn rất bận rộn: khi thì họp bàn gây quỹ, tiếp nhận vật chất các nơi đóng góp cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM (bà là Phó Chủ tịch), khi thì bận đi viết sử, nói chuyện về phụ nữ Nam Bộ thời kháng chiến… Bà là Ngô Thị Huệ, phu nhân cố Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Văn Linh. Bà kể:

“Tôi tham gia Cách mạng từ rất trẻ, 18 tuổi (1936) được kết nạp Đảng. Năm 1940, khi phong trào Nam kỳ khởi nghĩa thất bại, tôi bị địch bắt và ngồi tù 12 tháng. Đến 8/1942 tôi bị bắt lần hai, bị tuyên án chung thân khổ sai, lần lượt bị giam cầm, tra tấn ở các nhà tù Chợ Quán, Chí Hoà rồi Côn Đảo... mãi đến tháng 8/1945 mới được giải thoát và được cử về làm việc tại Tỉnh uỷ Bạc Liêu.

Quê tôi ở xã Mỹ Quới, huyện Ngã Năm, tỉnh Kiên Giang (nay là huyện Phước Long, tỉnh Sóc Trăng). Tôi là con thứ 7 trong gia đình có 8 anh chị em. Không chỉ anh chị em ruột mà các anh chị em con dì, con cậu... trong dòng họ tôi đều tham gia Cách mạng. Sau thất bại của Nam kỳ khởi nghĩa, nhiều anh chị em tôi bị bắt, người bị kết án tử hình, người khổ sai chung thân... Gia đình tôi chịu chung cảnh tang thương như đất nước ta lúc ấy!”.

Duyên kỳ ngộ trong kháng chiến

Bà có thể nói một chút về tiểu sử của “ông Mười Cúc” lúc ấy? 

- Anh Mười Cúc (tên gọi thân mật của cố TBT Nguyễn Văn Linh-PV), tên thật là Nguyễn Đức Cúc, quê gốc Hưng Yên nhưng sinh ra ở Hà Nội, nhà nghèo, cha dạy học và mất khi anh mới được 5 tuổi. Năm lên 7, anh lại mồ côi mẹ. Anh theo bà nội về Hải Phòng sinh sống, tham gia Cách mạng và bị bắt trong khi rải truyền đơn lúc mới 16 tuổi, bị tuyên án khổ sai chung thân, đày đi Côn Đảo. Ở đây anh bị giam chung với anh Tôn Đức Thắng. Năm 1936 nhờ đấu tranh cao trào dân chủ sục sôi anh được thả nhưng đến năm 1940 lại bị bắt đi Côn Đảo lần nữa!

- Là con gái miền Nam, chồng bà lại là người miền Bắc, làm sao duyên tình lại nhen nhóm được khi ngày đó giao thông Nam - Bắc còn cách trở?

- À, chuyện dài lắm nhưng có lẽ chính Cách mạng là “nguyệt lão se duyên” cho chúng tôi (cười). Số là, tháng 8/1945, sau khi ra tù, tôi thay mặt Tỉnh uỷ Bạc Liêu đi đón hơn 1.000 đồng chí ở Côn Đảo về. Tôi gặp anh Mười trong số ấy nhưng chưa có “biểu hiện” gì đặc biệt. Anh được tổ chức phân công ở lại công tác trong Ban xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương ở Nam Bộ.

Năm 1946, tôi ra ứng cử và đắc cử Quốc hội. Ra Bắc họp vào lúc kháng chiến toàn quốc nổ ra, đầu năm 1947 tôi trở lại miền Nam bằng xe lửa, giao liên dặn đến nơi sẽ có người thanh niên mặc quần soóc vàng, áo sơ mi trắng ra đón. Tôi vừa đến ga Sài Gòn thì thấy anh Mười ra đón, anh nhìn tôi đầy hàm ý. Sau đó, tôi trở lại Đồng Tháp hoạt động. Trước khi về Đồng Tháp, tôi có nhận được xấp tài liệu anh nhờ chuyển về cho chị Đoàn Kim Định ở văn phòng Phụ nữ và xứ ủy Nam Bộ. Chị Định “phát hiện”: “Có thư ai gởi cho Bảy Huệ nè!” Tôi mở ra xem mới biết là thư của anh.

Trong thư anh nói đại ý: Những năm ở Côn Đảo anh có biết tôi qua những bạn tù ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng... kể lại. Ngày tôi đi đón anh ra tù Côn Đảo, anh đã thấy tim mình rộn ràng. Nay anh muốn kết hôn với tôi, ý tôi thế nào? Lúc ấy, tôi phải về Bạc Liêu báo cáo kết quả họp Quốc hội gấp, tôi viết thư trả lời anh rằng: “Hiện tại tôi chưa nghĩ tới, vì còn phải đi tìm gặp mẹ già, không biết mẹ tôi còn sống hay chết vì nghe đâu xã  Mỹ Quới quê tôi bị giặc Pháp đi càn, tàn sát cả làng!”.

Sau đó tôi được phân công 3 tháng đi củng cố phong trào phụ nữ ở 3 tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Hôm về đến chợ nổi Đồng Tháp, tôi gặp cô Yến (Chánh văn phòng Phụ nữ Nam Bộ) đang đi chợ mua cả xuồng đầy ắp nào cá, rau, gạo... Yến tủm tỉm: “Mua đồ nhiều về đám cưới chị đó!”. Trời! Thì ra “người ta” để ý mình, mọi người ai cũng muốn “ghép đôi” nên nhân dịp có Hội nghị xứ ủy “tranh thủ” làm đám cưới luôn! Tất nhiên là tôi... cự lại: “Có ai nói gì với tui đâu, tui đi rồi người ta mới đưa thơ theo sau, tui có trả lời là đồng ý đâu!”.

- Thế là làm đám cưới luôn, thưa bà?

- Tất nhiên là phải “xù” thôi, đâu thể cứ... muốn là được! (cười). Thực ra lúc này mọi người đều thương, thấy tôi và anh đều lớn tuổi, lại “vừa đôi”, hai lần vào tù ra khám như nhau nên ai cũng... thúc vô hết!

Bà Bảy Huệ bên bàn thờ người chồng của mình. Ảnh: H.L.

Mười lăm năm làm... vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ!

- Nhưng cuối cùng, ông và bà vẫn thành chồng thành vợ, chú rể… hụt có “bí quyết” gì để chinh phục được cô dâu?

- Tuy đám cưới... hụt nhưng anh vẫn không bỏ cuộc bởi anh cũng “hiểu” ra vấn đề! Sau đó, tôi được phân công về làm thường vụ Thành ủy Sài Gòn, phụ trách vấn đề phụ vận, anh làm Bí thư thành ủy Sài Gòn. Hai lần tù tội, tôi lại càng thương hoàn cảnh người con trai đất Bắc sớm mồ côi cha mẹ, gia đình ly tán. Chúng tôi công tác gần nhau, ngày càng hiểu nhau hơn.

Một ngày đẹp trời tháng 5/1948, nhân cuộc họp Thành ủy mở rộng ở Gò Xài (nay là Bình Chánh - TP HCM) hôn lễ được cử hành đơn giản nhưng vô cùng ấm áp tại nhà ông Biện Sinh, một đồng đội thân thiết của chúng tôi, lúc đó tôi 28 tuổi, anh Mười 34 tuổi. Hôm ấy ông Lê Văn Sỹ (sau này là em rể tôi) đại diện xứ ủy Nam Kỳ, làm chủ hôn. Ông chở từ Đồng Tháp lên 100 trái gòn khô làm quà tặng để đôi vợ chồng trẻ may áo gối! Cuộc sống trong chiến khu vô cùng thiếu thốn, vải không có, vả lại cưới nhau rồi thì chúng tôi lại lao vào công tác, đâu có chỗ ở nhất định mà may gối cưới! Vợ chồng ở với nhau được 3 ngày thì tôi lên đường đi dự Hội nghị phụ nữ Nam Bộ, anh tiếp tục nhiệm vụ gian nan của một Bí thư thành ủy Sài Gòn.

- Thời gian ông bà dành cho nhau chắc không nhiều, thưa bà?

- Chúng tôi có đến 15 năm sống cảnh chồng Nam vợ Bắc, thỉnh thoảng  mới được gặp nhau trong những lần về thành phố hay ra chiến khu họp. Đến năm 1952 thì anh Mười được điều ra Bắc, tôi vẫn ở lại Sài Gòn hoạt động. Khi hòa bình lập lại năm 1954 thì mới trở về Nam. Tuy trở lại miền Nam nhưng vợ chồng mỗi người một nhiệm vụ nên chẳng ở gần nhau được bao ngày. Đến khi con gái đầu lòng ra đời, anh Mười cũng chỉ ghé qua nhà một chút rồi lại đi vì sợ bị lộ, cứ thế vợ chồng, cha con ít khi được gần nhau lắm!

- Ông có là người giỏi chăm chút vợ con?

- Dù ít thời gian ở bên vợ con nhưng anh ấy rất thương vợ con. Như lúc tôi sinh con, không được ở bên cạnh chăm vợ nhưng anh rất “tâm lý” và nhờ chị Nhật (một cô giao liên) làm món khoai tây tán nhuyễn ra, trộn với trứng gà, chưng cách thủy mang đến cho tôi ăn để có nhiều sữa! Khi đất nước giải phóng, cuộc sống còn khó khăn, anh phụ giúp mẹ con tôi nuôi chim cút, nuôi heo để cải thiện cuộc sống như bao người. Ngay cả cái tên Nguyễn Văn Linh là anh lấy bí danh theo tên con trai (tôi sinh cháu ở Campuchia) mà anh chưa được gặp mặt rồi sau này trở thành tên quen thuộc đối với mọi người.

- Và, khi giải phóng miền Nam gia đình bà mới đoàn tụ?

- Chưa đâu! Ngay lúc đó, với trách nhiệm là Vụ trưởng Vụ Tổ chức Ban Cán bộ Trung ương, tôi chưa được về Nam gặp chồng ngay mà cả anh và tôi đều cực kỳ bận rộn. Rồi tôi ngã bệnh và đi chữa bệnh 4 tháng ở Đức. Ngày về nước, một số đồng đội ra sân bay đón, tôi bắt tay anh Nguyễn Khai, Lê Đức Thọ, bỗng các anh ấy chỉ một người da rám nắng, đầu đội mũ cối, hỏi tôi có nhận ra ai không? Chồng tôi! Kể từ đó, chúng tôi mới có cuộc đoàn viên thật sự.

- Cuộc sống hiện nay của bà từ khi vắng bóng người chồng, người đồng chí thân yêu của mình?

- Ngày 27/4/1998 anh Mười ra đi mãi mãi, tôi ở lại nhưng không cô độc và tiếp tục các công việc có ích cho xã hội như là một cách cống hiến của người cách mạng. Dù tuổi cao nhưng 15 năm qua tôi làm Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM (các thành viên lãnh đạo Hội này đều không hưởng lương - PV), rồi phụ trách việc viết sử phụ nữ Nam Bộ, Nam Kỳ khởi nghĩa... Hai con gái tôi đều đã có gia đình, tôi hiện sống với cô con gái thứ hai là kiến trúc sư. Mỗi ngày tôi thức dậy sớm để đi bộ, tôi vẫn còn đi được 7-8 vòng quanh khu vực nhà tôi (cười), sau đó đi dự họp, đi vận động gây quỹ... Tôi thấy mình vẫn còn sức khoẻ tốt để làm việc nước!

- Xin cảm ơn và chúc bà mạnh khoẻ!

Hồng Liên

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Tôi 68 tuổi, từng coi 'con gái lấy chồng như bát nước đổ đi': Đến khi tới nhà con trai và con gái ở, tôi thay đổi suy nghĩ!

Gia đình - 4 giờ trước

Vợ tôi hối hận vì trước đây không đối xử tốt với con gái khi con gái khi con còn nhỏ, để con chịu nhiều thiệt thòi.

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

6 đặc điểm của người mẹ ảnh hưởng xấu tới tương lai con cái

Nuôi dạy con - 6 giờ trước

GĐXH - Tính cách và quan điểm sống của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, đặc biệt là con cái.

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 10 giờ trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 16 giờ trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 16 giờ trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 1 ngày trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Top