Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ huynh không bao giờ nên nói 'cẩn thận nào' với con

Thứ tư, 08:40 06/02/2019 | Xã hội

Josée, bà mẹ ba con ở Canada chia sẻ trên blog cá nhân Backwoods Mama kinh nghiệm ứng xử với con.

Gần nhà tôi có một khu rừng mà chúng tôi rất thích khám phá. Cuối khe núi là một cây đổ. Nó nằm dài từ đầu này đến đầu kia của khe núi. Cây rất chắc chắn, nhưng khi ngã hẳn là sẽ rất đau. Mỗi lần vào rừng, các con tôi đều phải vượt qua khúc gỗ đó. Dù đã là trải nghiệm quen thuộc, mỗi lần chúng leo lên thân cây đổ, tôi đều nín thở vì hồi hộp và cố ngăn mình nói câu "Cẩn thận nào!" hàng trăm lần.

Các con của Josée thích khám phá khu rừng gần nhà cùng mẹ. Ảnh: Backwoods Mama
Các con của Josée thích khám phá khu rừng gần nhà cùng mẹ. Ảnh: Backwoods Mama

"Cẩn thận nào!" có lẽ là câu nói vô ích nhất khi áp dụng cho trẻ nhỏ. Đầu tiên, nó không đủ cụ thể. Khi nói câu này, phản ứng của trẻ thường không như mong đợi. Nó sẽ nhìn bạn với ánh mắt khó hiểu (Có gì đáng sợ ở đây?), lờ bạn đi (Chả có gì đáng sợ cả!) hoặc bắt đầu khóc (Điều gì đó rất tồi tệ sắp xảy ra!).

Vấn đề khác của câu nói "Cẩn thận nào!" là gieo rắc nỗi sợ hãi. Bạn đang dạy trẻ tránh xa mọi sự liều lĩnh hay mạo hiểm, đồng nghĩa với việc không nên thử những thứ mới lạ và không được mắc lỗi. Thực tế, chuyện không hay có thể xảy đến, nhưng trẻ cần trải qua một số thử thách nhất định để có thể phát triển lành mạnh.

Hãy tưởng tượng con bạn đang leo lên một cây nhỏ và những cành cây khẳng khiu bị sức nặng của cơ thể níu xuống. Chỉ trong một tích tắc, não bộ của bạn nảy ra nhiều kịch bản, tất cả đều dẫn đến kết cục bi đát. Ngay cả khi con chưa gặp nguy hiểm cấp bách, bạn vẫn muốn hét lên "Cẩn thận nào!" vì lo lắng.

Tuy nhiên, bạn có thể tự nhắc bản thân không nói câu vô nghĩa trên để tránh gây ra phản ứng tiêu cực. Tiếp theo, bạn hít một hơi thật sâu và tự hỏi bản thân:

Khả năng gây hậu quả nghiêm trọng ở đây là gì?

Tại sao tình huống này lại làm mình khó chịu?

Con đang học những kỹ năng gì qua tình huống này?

Không có cách xử lý duy nhất để áp dụng với mọi tình huống. Nếu con đang gặp nguy hiểm, bằng mọi giá hãy hành động thật nhanh để ngăn hậu quả tồi tệ xảy ra. Tuy nhiên, với một số trường hợp khác, bạn có thể không cần làm gì cả, chỉ giúp con nâng cao nhận thức để tự bảo vệ bản thân và giải quyết vấn đề.

Con trai út của tôi không có khả năng bám chắc như anh chị khi leo trèo. Nó thường vấp ngã nhiều hơn. Tôi nghĩ có thể điều đó là do thằng bé luôn cố gắng hết sức để theo kịp anh chị.

Khi đi bộ đường dài, chúng tôi khám phá những vách đá dốc đứng, tảng đá cuội trơn trượt hay khu đất gập ghềnh. Quá nhiều mối nguy ở xung quanh. Do đó, tôi nhắc con út thật nhiều: "Cố gắng nhấc chân thật chậm rãi khi đi qua đoạn này nhé", "Con có thấy những tảng đá rất trơn không?", "Con cần nghỉ chân một chút chưa nào?". Dần dần, thằng bé trở nên vững vàng hơn trong từng bước chân, không kém gì anh chị của nó.

Do đó, mỗi lần muốn nói "Cẩn thận nào!", bạn hãy xem đó là cơ hội để dạy con quan sát, đánh giá về môi trường và cơ thể mình. Bạn hãy thử nói:

Con nhìn xem, khúc gỗ đấy bị mục đó.

Ồ, cành cây kia rất chắc chắn.

Giẫm mạnh chân hơn và đi chậm hơn chút nhé.

Con thử dùng tay bám vào xem.

Con có nghe thấy tiếng nước chảy và gió đang thổi không?

Con có thấy quá nóng khi đứng gần ngọn lửa đó không?

Con có thấy sợ/mệt/phấn khích/an toàn không?

Josée không cấm con tham gia các trải nghiệm mạo hiểm. Ảnh: Backwoods Mama
Josée không cấm con tham gia các trải nghiệm mạo hiểm. Ảnh: Backwoods Mama

Một ngày nọ, tôi bước ra ngoài sân sau và thấy hai con đang đung đưa trên xích đu và giả vờ chiến đấu với vũ khí là hai cái cào (dụng cụ làm vườn có ba ngạnh nhọn). Tôi muốn hét thật to để nhắc chúng, nhưng sau một hơi hít thở sâu, tôi giữ giọng bình tĩnh và nói: "Có vẻ như các con đang trải qua trận chiến rất gay cấn, nhưng mà những thứ này dùng để làm vườn đấy, các con có thể tìm thứ gì thay thế được nào?". Chúng liền buông cào ra khỏi tay, đi tìm vài cây gậy và tiếp tục cuộc phiêu lưu.

Tôi để các con tham gia vào trải nghiệm mạo hiểm vì đó là cách giúp chúng thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề. Thay vì thể hiện sự hoảng loạn, bạn hãy đồng hành cùng con bằng cách đặt câu hỏi:

Con định làm thế nào để leo lên tảng đá đó?

Con có thể dùng thứ gì hỗ trợ?

Con sẽ đào cái hố con muốn ở chỗ nào?

Ai sẽ đi cùng con và giúp con nếu có sự cố?

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 8 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 8 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 8 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 2/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 13 giờ trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top