Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh gout tái phát bằng món ăn bài thuốc đơn giản tại nhà

Thứ sáu, 19:19 20/10/2023 | Sống khỏe

Bệnh gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa gây tăng acid uric trong máu. Sử dụng món ăn bài thuốc có thể giúp ngăn ngừa tái phát hoặc tiến triển của bệnh...

Mắc sai lầm này khi tập thể dục, người đàn ông 37 tuổi bị suy thận cấp, ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránhMắc sai lầm này khi tập thể dục, người đàn ông 37 tuổi bị suy thận cấp, ai chăm luyện tập nhất định phải biết để tránh

GĐXH - Tập thể dục quá sức sau khi bị ốm, người đàn ông ở Hà Nội nhập viện vì bị tình trạng toan chuyển hoá, suy thận cấp, tăng CK máu...

Bệnh gout tương đương với chứng thống phong trong Đông y. Nguyên nhân do chính khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập cơ thể lưu lại ở kinh lạc, gân cơ, xương khớp làm cho khí huyết không vận hành được mà sinh ra bệnh.

1. Đặc điểm của bệnh gout

Các khớp sưng to, tấy đỏ gây đau nhức khó chịu cho người bệnh. Cơn đau có thể kéo dài 3-7 ngày. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt cơn đau đều lãng quên, cho rằng đã khỏi bệnh mà không biết rằng, nếu không được tiếp tục phòng ngừa và điều trị, bệnh sẽ âm thầm tiến triển, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại và ngày càng nặng hơn. Ở giai đoạn muộn bệnh có thể xuất hiện những u, cục xung quanh khớp có nguy cơ gây biến dạng khớp.

Theo y học hiện đại, các yếu tố có nguy cơ gây bệnh bao gồm hội chứng chuyển hóa, thừa cân béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, nghiện rượu hoặc do dùng một số loại thuốc.

photo-1697643841332

Các khớp sưng, nóng đỏ gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.

2. Món ăn bài thuốc phòng bệnh gout tái phát

- Cháo nho tươi: Nho tươi 30g, gạo tẻ 50g nấu thành cháo ăn hàng ngày, dùng rất tốt trong giai đoạn cấp tính.

- Cháo phòng phong ý dĩ: Phòng phong 10g, ý dĩ 10g; nấu thành cháo, ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 7-10 ngày.

- Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ tán thành bột 30g, gạo nếp 50g nấu với 650 ml nước thành cháo ăn hàng ngày.

- Cháo xích tiểu đậu: Xích tiểu đậu (đậu đỏ hạt nhỏ) 30g, gạo tẻ 15g, đường vừa đủ; nấu đậu đỏ trước, khi đậu chín thì cho gạo vào nấu thành cháo, thêm chút đường vào cho vừa miệng.

- Cháo củ cải: Củ cải 300g thái chỉ đảo qua với 30g dầu thực vật rồi cho thêm 600 ml nước, 30g gạo tẻ nấu thành cháo, ăn hàng ngày.

- Cháo đào nhân: Đào nhân (nhân hạt đào) 15g, gạo tẻ 160g; trước hết đập hạt đào, lấy nhân bên trong, giã nhuyễn, thêm nước vào nghiền đều, chắt lấy nước cốt (bỏ bã), cho gạo vào nấu thành cháo.

- Cháo rau cần: Rau cần để nguyên cả rễ 100g (rửa sạch, thái nhỏ), gạo tẻ 40g; nấu thành cháo, thêm gia vị vào cho vừa miệng; mỗi ngày ăn 1 lần trong giai đoạn bệnh đang phát; có tác dụng thanh nhiệt, bình can, khư phong, lợi thấp. Có thể sử dụng để chữa bệnh gout giai đoạn đầu và phòng ngừa bệnh tái phát.

photo-1697643842429

Củ cải xào, cháo củ cải ngăn ngừa bệnh gout tái phát

- Củ cải xào: Củ cải 250g thái chỉ, dầu thực vật 50g. Củ cải rán qua với dầu rồi cho thêm bá tử nhân 30g, nước 500 ml đun chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày.

- Rau cải trắng xào: Rau cải trắng 250g xào với dầu thực vật 20g, ăn hàng ngày, thích hợp với giai đoạn điều trị củng cố.

- Măng tre xào: Măng tre 250g, xào với khoảng 30g dầu thực vật, thêm gia vị vào cho vừa miệng; mỗi ngày ăn 1 lần.

- Cà tím trộn dầu: cà tím 250 rửa sạch, luộc chín, thái thành miếng, cho thêm xì dầu, dầu vừng, muối và gia vị vừa đủ, trộn đều, ăn cách nhật.

- Khoai tây xào: Khoai tây 250g, dầu thực vật 30g. Rán khoai tây rồi trộn với xì dầu và gia vị, ăn trong ngày. Dùng rất tốt khi bệnh tái phát.

3. Phòng ngừa bệnh gout tái phát

Để làm giảm các triệu chứng và giúp ngăn ngừa các đợt tái phát của bệnh gout, người bệnh cần:

- Tránh ăn các thức ăn như: Tim, tụy, trứng cá trích, nước thịt cô đặc, thịt ức, gan, thận, thịt ngỗng, bồ câu, thịt dê, thịt bê, thịt lợn ướp muối...

Ăn ít thực phẩm như óc, lưỡi, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, tôm, lạc, các loại đỗ. Các món nội tạng như tim, gan, thận... mỗi tuần chỉ nên dùng 1-2 lần, mỗi lần không quá 80g. Để bổ sung chất đạm có thể dùng thêm sữa và thịt một số loài gia cầm.

- Tăng cường thải trừ acid uric, hàng ngày cần uống nhiều nước, bảo đảm lượng nước tiểu bài tiết hàng ngày từ 2 lít trở lên.

- Giảm hoặc ngưng hoàn toàn uống rượu bia giúp ngăn ngừa tái phát hoặc tiến triển của bệnh gout.

- Duy trì cân nặng ổn định, vì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm nồng độ acid uric, đồng thời cũng giảm bớt áp lực lên các khớp.

Nếu tình trạng tái phát bệnh gout cấp tính kéo dài, người bệnh nên đi khám chuyên khoa, trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn dùng thuốc giúp giảm các triệu chứng của bệnh và xác định phương hướng điều trị.

Lương y Chu văn Tiến
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 2 phút trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 2 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 5 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 19 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Top