Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phó Thủ tướng nhắc 2 điểm "cốt tử" trong chống dịch COVID-19

GiadinhNet - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt chú ý tới 2 điểm “cốt tử” trong chống dịch là truy vết, xét nghiệm hợp lý. Bình Dương phải chia 2 mũi xét nghiệm, truy vết ở khu vực có dịch và khu vực còn an toàn, còn sạch.

 Phó Thủ tướng nhắc 2 điểm cốt tử trong chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Sáng 30/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến với tỉnh Bình Dương về công tác phòng chống dịch tại địa phương.

Cố gắng khoanh gọn, dập dịch ngay từ đầu, không để COVID-19 lan rộng trên địa bàn là mục tiêu được Phó Thủ tướng quán triệt.

Vừa truy vết thần tốc, vừa sàng lọc tầm soát định kỳ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh Bình Dương xem xét, đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh ở từng khu vực. Địa phương phải giữ an toàn các khu vực chưa xuất hiện dịch và xét nghiệm tầm soát định kỳ những nơi có nguy cơ cao, tập trung đông người như chợ, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp...

 Phó Thủ tướng nhắc 2 điểm cốt tử trong chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giữ bằng được khu vực an toàn, siết chặt phòng tuyến chống dịch. Ảnh: VGP

Đối với các khu vực có chuỗi lây nhiễm phức tạp, tỉnh phải tiếp tục siết chặt "phòng tuyến chống dịch", nhất là các cơ sở y tế. Phó Thủ tướng yêu cầu Bình Dương siết lại tinh thần chống dịch trong trạng thái bình thường mới, tập trung vào những khu vực nguy cơ cao, các hoạt động tập trung đông người, dịch vụ giải trí, các dịch vụ không thiết yếu…

Khi công bố ổ dịch, tỉnh cần tiến hành đồng bộ các biện pháp kiểm soát chặt người di chuyển (nhất là công nhân làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp), tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K...

Trong khu công nghiệp, cùng với việc yêu cầu các doanh nghiệp có phương án phòng chống dịch, tổ chức lại ca, kíp sản xuất theo nơi ở của công nhân, thực hiện khai báo y tế điện tử, Bình Dương phải chỉ đạo các doanh nghiệp khẩn trương lập danh sách công nhân đang làm việc bao gồm điện thoại, địa điểm lưu trú…

Phó Thủ tướng đặc biệt chú ý tới 2 điểm "cốt tử" trong chống dịch là truy vết, xét nghiệm hợp lý. Bình Dương phải chia 2 mũi xét nghiệm, truy vết ở khu vực có dịch và khu vực còn sạch.

Mũi thứ nhất tập trung lực lượng có sự chỉ đạo, điều phối thống nhất, đồng bộ giữa truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, khớp nối kết quả, đảm bảo trả kết quả chậm nhất trong vòng 24 giờ. Kết quả xét nghiệm, nhất là ca F0, phải thông báo kết quả nhanh nhất đến các địa phương liên quan.

Mũi thứ hai triển khai xét nghiệm sàng lọc, tầm soát đánh giá nguy cơ tại những khu vực an toàn, với địa điểm, tần suất hợp lý trên cơ sở khuyến cáo của ngành y tế như các khu nhà trọ công nhân, chợ, bến xe, khu công nghiệp…

"Bình Dương cần chú ý kết hợp hài hoà giữa xét nghiệm Realtime RT-PCR mẫu gộp (tuỳ từng tình huống) và xét nghiệm nhanh; tăng cường xét nghiệm tầm soát tại bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám, siết chặt phòng dịch tại các cơ sở điều trị, không để bị thủng bệnh viện", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Về khoanh vùng cách ly, địa phương phải chia ra các mức độ nguy cơ khác nhau để khoanh gọn, kiểm soát chặt hơn, phù hợp với điều kiện thực tế cơ sở. Ngoài ra, tỉnh cũng cần khẩn trương thí điểm cách ly F1 tại nhà với quy mô phù hợp, để chuẩn bị cho phương án nếu dịch bùng phát mạnh.

Chuẩn bị cho tình huống dịch phức tạp hơn nữa

Báo cáo Phó Thủ tướng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà cho biết từ đầu đợt dịch thứ tư đến nay, địa phương ghi nhận 350 ca mắc COVID-19.

Bình Dương dự báo mỗi ngày đều có F0 nguồn gốc từ TP.HCM. Các chuỗi lây nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp. Nếu không kiểm soát tốt, khả năng cao dịch bệnh sẽ bùng phát trong các khu công nghiệp.

Để chuẩn bị cho tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, Bình Dương đã tăng năng lực các khu cách ly tập trung từ mức 5.000 dự kiến ban đầu lên 20.000-30.000 chỗ; đảm bảo khả năng xét nghiệm 5.000 mẫu đơn/ngày (tương đương 50.000 mẫu gộp); nâng số giường điều trị từ 250 giường lên 1.000 giường.

Tỉnh Bình Dương kiến nghị Trung ương, đặc biệt là Bộ Y tế, Viện Pasteur TPHCM hỗ trợ về nhân lực, trang thiết bị để dập dịch.

Võ Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 2 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 4 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 4 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top