Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phó Chủ tịch Bắc Ninh: "Đoàn công tác của Bộ Y tế là điểm tựa của chúng tôi"

GiadinhNet - Đây là nhận định của ông Vương Quốc Tuấn - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh về Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch Bắc Ninh: Đoàn công tác của Bộ Y tế là điểm tựa của chúng tôi - Ảnh 1.

Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh đã trực tiếp về "cắm chốt", tham gia cùng chính quyền, nhân dân địa phương chống dịch. 

Sau một thời gian sát cánh, chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã đánh giá cao sự vào cuộc nhanh của các chuyên gia. PV đã có cuộc trao đổi với ông Vương Quốc Tuấn để làm rõ hơn về điều này. 

Phó Chủ tịch Bắc Ninh: Đoàn công tác của Bộ Y tế là điểm tựa của chúng tôi - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn (áo xanh) kiểm tra chốt kiểm soát dịch COVID-19

Thưa ông, với sự hỗ trợ của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế, tỉnh Bắc Ninh đang dần kiểm soát được dịch, ông đánh giá thế nào về tình hình dịch hiện nay trên địa bàn tỉnh?

- Đoàn chuyên gia của Bộ Y tế đến Bắc Ninh có rất nhiều kinh nghiệm trong chỉ đạo phòng, chống dichh COVID-19. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đoàn đã hỗ trợ cho tỉnh trong việc thường xuyên cập nhật tình hình dịch, nhận định tình hình dịch. Từ việc nhận định tình hình dịch đó đã tư vấn cho tỉnh các bước, quá trình triển khai chống dịch hiệu quả nhất. Cụ thể các chuyên gia đã phân tích, tổng hợp, các thông tin một cách khoa học, tư vấn cho tỉnh phương hướng dập dịch không chỉ hiện tại và cả thời gian tiếp theo.

Đoàn công tác của Bộ Y tế có quan điểm rất đột phá trong chiến lược dập dịch đó là, khẩn trương xác định những địa bàn trọng điểm để tập trung nguồn lực dập dịch. Thứ 2, là phương pháp để khống chế dịch. Từ phương pháp đề ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể để tổng tấn công những địa bàn đang có nguy cơ cao. Cụ thể là ở huyện Thuận Thành và TP Bắc Ninh.

Đối với huyện Thuận Thành có phương án để không để dịch kéo dài. Với TP Bắc Ninh có chiến lược xét nghiệm toàn diện để sớm "chỉ điểm" những điểm dịch còn lẩn khuất trong cộng đồng (nếu có). Từ đó, giúp chính quyền thành phố sớm truy vết, khoanh vùng kịp thời. Không để dịch lây lan rộng ra.

Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia đã giúp Bắc Ninh có phương án "tấn công" dịch COVID-19 bài bản. Với tinh thần không chạy theo dịch mà có phương pháp chủ động hơn, toàn diện hơn có như vậy mới nhanh chóng dập dịch trong thời gian sớm.

Điều chúng tôi đánh giá cao hoạt động của tổ chuyên gia ở đây đó là các chuyên gia đã đồng hành với địa phương cùng tháo gỡ khó khăn, giải quyết các "nút thắt" mà chúng tôi đã gặp phải. Ví dụ, như vấn đề nguồn nhân lực tham gia chống dịch. Khi chúng tôi có đề xuất, ngay lập tức đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch đã có văn bản điều động lực lượng tình nguyện viên từ Hà Nội về hỗ trợ cho tỉnh ngay.

Với điều trị, Bắc Ninh cũng đón nhận nhiều thầy thuốc từ tuyến trên tham gia hỗ trợ cho bác sĩ chúng tôi trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Bên cạnh đó, đoàn chuyên gia cũng đã kêu gọi các nguồn tài trợ hỗ trợ nguồn lực thêm cho chúng tôi.

Khi có Bộ phận thường trực đặc biệt này, Bắc Ninh thêm vững tâm vì đã có điểm tựa cho địa phương trong chống dịch. Bộ phận thường trực đã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết. Chống dịch quan trọng nhất là có kế hoạch, và chúng tôi những người thực hiện, biết được diễn biến, kịch bản của từng quá trình.

Phó Chủ tịch Bắc Ninh: Đoàn công tác của Bộ Y tế là điểm tựa của chúng tôi - Ảnh 4.

Trong thời điểm này, chống dịch của Bắc Ninh đã thu được kết quả gì và thách thức vẫn còn ở phía trước, thưa ông?

- Để không đứt gãy quá trình sản xuất, Bắc Ninh đã đưa một số nhà máy trong khu công nghiệp hoạt động trở lại. Điều đặc biệt, là chúng tôi đã đưa được số lượng công nhân lớn lưu trú trong nhà máy và ở các trường học và các cơ sở lưu trú khác. Từ đó, chúng ta giãn bớt số lượng công nhân chưa đi làm đang ở các khu nhà trọ.

Khi đưa nhà máy hoạt động trở lại, chúng ta đã có quá trình sàng lọc sức khỏe công nhân, test nhanh thường xuyên, đảm bảo có nguồn nhân lực sức khỏe tốt tham gia vào quá trình sản xuất của nhà máy. Điều này hướng tới 2 mục tiêu, doanh nghiệp hoạt động trở lại, duy trì được sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thứ 2, tại các khu nhà trọ, tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện "đóng băng", quản lý chặt với tinh thần cao nhất. Người cách ly với người. Nhà cách ly với nhà, theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện nay, Bắc Ninh đã khoanh được các điểm nóng. Kể cả ở khu vực nhỏ và cả khu vực lớn. Từ đó, thực hiện tổng lực các bước xét nghiệm nhanh, trả kết quả sớm, tiến tới khống chế được dịch.

Cùng với đó, Bắc Ninh thường xuyên nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và đây là điểm tựa quan trọng. Một điều nữa là trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, cả hệ thống chính trị của tỉnh từ thôn, xóm đến các tổ chức đoàn thể đã vào cuộc nhanh, quyết liệt qua đó tạo ra bước chuyển biến rõ nét về ý thức phòng chống dịch của người dân.

Các bạn có thể thấy rõ, hình ảnh này trên đường phố TP Bắc Ninh và nhiều khu vực đang thực hiện phong tỏa. Đường phố vắng vẻ. Nhà nhà đóng cửa. Người dân đã đồng lòng cùng hệ thống chính quyền quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất.

Trước tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường, số ca mắc sẽ còn tăng lên đã nằm trong dự báo của chúng tôi, từ đó dẫn đến nhiều người thuộc diện F1, tạo áp lực lên hệ thống cách ly tập trung.

Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng dịch còn biến phức tạp ở nhiều địa bàn, sẽ dẫn đến khó khăn phân bổ các nguồn lực và nhân lực. Chúng tôi, mong muốn tiếp tục nhận thêm sự hỗ trợ, chi viện từ Bộ Y tế cũng như các đơn vị trong ngành.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Anh Tuấn (thực hiện)

PV
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 2 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top