Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông Đinh La Thăng khai có nhận chỉ đạo về việc góp vốn 800 tỷ

Thứ hai, 16:20 19/03/2018 | Pháp luật

Giải thích lý do góp vốn vào Oceanbank, ông Đinh La Thăng nói đã làm đúng quy trình và "được đồng ý của Thủ tướng".

13h40 ngày 19/3, trước cáo buộc để PVN góp 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) khi chưa được sự đồng ý của HĐQT, ông Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí - PVN) khai trước khi ký không có quy định bắt buộc Chủ tịch HĐQT phải báo cáo HĐQT vì thế không thể nói ông "vượt quyền" như nội dung buộc tội.

Nêu lịch sử "cuộc bắt tay" với Oceanbank, ông Thăng cho hay có thỏa thuận với ông Hà Văn Thắm (chủ tịch HĐQT Oceanbank) về việc để Oceanbank tiếp nhận toàn bộ nhân sự của dự án thành lập ngân hàng Hồng Việt (ngân hàng ngành dầu khí). Việc ký thỏa thuận với OceanBank cũng là để giải quyết các hệ lụy từ việc không thành lập được Hồng Việt. Trước khi ký thỏa thuận với OceanBank, PVN đã khảo sát rất kỹ nhiều ngân hàng, trong đó có OceanBank.

Ông Thăng cho rằng trước khi ký Thỏa thuận góp vốn (ngày 18/9/2008) với ông Hà Văn Thắm “không cần phải thông qua HĐQT” vì đây chỉ là biên bản làm việc thống nhất với đối tác.

Ông Thăng cho biết, báo cáo của ông Nguyễn Ngọc Sự (cựu phó tổng giám đốc PVN) nêu rất rõ tình hình của OceanBank là quy mô nhỏ, tính thanh khoản thấp. Và ông nhận thấy chính vì vậy ngân hàng này có nhu cầu tăng vốn và PVN mới có điều kiện để góp vốn vào. Ông Thăng còn khẳng định khi PVN tham gia góp vốn vào cùng các cổ đông khác thì vốn điều lệ Oceanbank sẽ tăng lên, khả năng huy động vốn tăng lên, ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.

Mặt khác thỏa thuận này dựa trên tờ trình của Tổng giám đốc PVN. Chủ trương góp vốn đã được bàn bạc nhiều tháng, được các lãnh đạo PVN đồng ý.

"Việc góp vốn của PVN cũng như gả chồng cho một cô gái xinh đẹp. Nếu cô gái xinh đẹp chưa có chồng thì đương nhiên khác với cô gái xinh đẹp mà có chồng", ông Thăng ví von và cho rằng việc góp vốn là "hoàn toàn hợp lý".

"Tiền đề của việc góp vốn là sự đồng ý của Thủ tướng", ông Thăng khai tiếp và cho hay "nhớ có nhận chỉ đạo". Ngay sau đó, chủ tọa yêu cầu giải thích vì sao ông ra nghị quyết góp vốn lần đầu khi chưa có ý kiến của Thủ tướng? Ông Thăng đáp: Không có văn bản nào quy định phải báo cáo Thủ tướng trước khi ra nghị quyết. Còn với các quyết định chuyển tiền sau này đều có sự đồng ý của Thủ tướng.

Ông Thăng thừa nhận việc PVN góp vốn vào OceanBank là đầu tư ra ngoài công ty mẹ. Theo quy định của pháp luật, việc này phải được sự đồng ý của Thủ tướng. Song ông này cho rằng những nghị quyết do ông ký hoặc ủy quyền ký đều tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

“Thực tế Tập đoàn đã thực hiện theo đúng quy định đó. Ba tháng sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng, Tổng giám đốc PVN mới quyết định chuyển tiền vào OceanBank. Các quyết định chuyển tiền đều ghi được sự đồng ý của Thủ tướng”, ông Thăng khẳng định.

Về công văn nhắc nhở của Bộ Tài chính, ông Thăng nói trong văn bản không thể hiện quan điểm của cơ quan này có đồng ý hay không mà chỉ nói chờ ý kiến của Thủ tướng. Ông Thăng cũng khẳng định PVN đã rà soát lại tình hình tài chính song không báo cáo do "không được yêu cầu".

Trước một vài câu hỏi, ông Thăng nói sự việc đã diễn ra hơn 10 năm nên không nhớ hết song một mực khẳng định "làm đúng chỉ đạo".

Khi tòa tiếp tục truy vấn ông này về việc PVN có chấp hành các yêu cầu trong công văn của Văn phòng Chính phủ không? Ông Thăng khẳng định “có” và còn cho biết PVN đánh giá việc đầu tư vào OceanBank thời điểm đó rất hiệu quả. “Năm 2010 PVN được chia cổ tức tới 16%”, bị cáo nói.

PVN khó thoái vốn tại Oceanbank

Liên quan đến việc góp vốn lần thứ ba, ông Thăng cho biết đã ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Xuân Thắng điều hành khi ông đi công tác gần 10 ngày. Trong thời gian này, ông Thắng đã ký nghị quyết chấp thuận PVN góp vốn bổ sung 100 tỉ đồng vào OceanBank, duy trì tỉ lệ góp vốn 20%.

Ông Thăng cho biết, người ủy quyền không có trách nhiệm phải báo cáo về các công việc đã thực hiện nên ông không biết về việc ông Thắng ký nghị quyết này. Trong khi đó, khi được cho đối chất, ông Nguyễn Xuân Thắng nói sau khi ông Thăng đi công tác về có báo cáo việc này.


Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa ngày 19/3. Ảnh: TTXVN

Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa ngày 19/3. Ảnh: TTXVN

Người làm chứng tên Thủy Tiên được tòa mời đối chất. Chị này khẳng định nghị quyết góp 100 tỷ vốn lần ba đã được chuyển đến thư ký ông Thăng là Bùi Hà Châu để chuyển tới ông này, còn lưu lại văn bản.

Thư ký Hà Châu trước tòa chiều nay thừa nhận có chuyển văn bản tới ông Thăng.

Trước câu hỏi "thấy sao về lời khai này?", ông Thăng không phủ nhận trách nhiệm của người đứng đầu song liên tục khẳng định không biết gì về lần góp vốn thứ ba.

Ông Thăng cho rằng mỗi ngày, lượng văn bản nhiều, lại đúng thời điểm ông chuẩn bị chuyển công tác, có nhiều việc cần làm nên không đọc hết.

Bên cạnh đó, ông Thăng còn lý giải, việc góp vốn của PVN năm 2011 là theo kế hoạch. Song ông này khẳng định năm này PVN không có kế hoạch chi 100 tỷ góp vào Oceanbank. “Bị cáo không biết, chứ nếu biết đã có chỉ đạo dừng việc góp vốn này và đương nhiên, anh Thắng và những người khác không phải ra tòa như thế này”, ông Thăng nói.

Tuy nhiên, ông Thăng thừa nhận một thời gian sau có biết việc góp thêm 100 tỷ nói trên và PVN duy trì tỷ lệ góp vốn 20% vào Oceanbank. Khi bị hỏi về thời điểm 2011 mà PVN vẫn duy trì tỷ lệ vốn này thì có trái với Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực ngày 1/1/2011 không? Ông Thăng cho biết: Việc mua cổ phần, góp vốn hay thoái vốn của PVN tại OceanBank đều phải được sự đồng ý của Thủ tướng.

Nhưng thời điểm đó chưa có hướng dẫn của Chính phủ cũng như của Ngân hàng nhà nước. Vì vậy việc PVN vẫn giữ 20% vốn điều lệ tại OceanBank là theo chủ trương góp vốn từ năm 2010.

Ông Thăng tiếp tục ví von việc này “cũng giống như việc quy định năm học mới, mỗi một lớp học không quá 35 học sinh, nhưng trước đó quy định là không quá 50. Việc hiệu trưởng ký giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm thì vẫn phải giao quản lý 50 học sinh chứ không chỉ giao quản lý 35 học sinh được”.

Tỷ lệ 20% này theo ông Thăng muốn rút cũng phải được sự đồng ý của Thủ tướng. Thực tế, khi PVN đã tìm được đối tác để chuyển nhượng lại phần vốn này nhưng Thủ tướng không đồng ý nên PVN cũng không thể thoái vốn được.

Khi tòa hỏi PVN đã thu hồi được 800 tỉ góp vốn vào OceanBank chưa? Ông Thăng nói bản thân chỉ lãnh đạo PVN tới năm 2011. Trong khi đó tới năm 2013 việc góp vốn vào Oceanbank vẫn sinh lời cho PVN cho tới năm 2015 ngân hàng này bị mua với giá 0 đồng. Vì vậy việc thu hồi 800 tỷ thuộc trách nhiệm của PVN.

Ông Nguyễn Xuân Sơn: Oceanbank làm ăn tốt

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai làm Phó tổng giám đốc PVN vào cuối năm 2010 và có ký hai văn bản về góp vốn. Lần góp vốn lần thứ ba, PVN không xin ý kiến Thủ tướng bởi hai lần trước đã được đồng ý và số tiền ở lần thứ ba cũng ít hơn.

Ông Sơn cho rằng Oceanbank kinh doanh tốt, có lãi cao, đây là lý do để PVN góp thêm vốn 100 tỷ đồng ở lần thứ ba. Điều này nâng tổng vốn PVN tại Oceanbank lên 800 tỷ, chiếm 20% vốn điều lệ ngân hàng này.

Khi tòa hỏi tỷ lệ 20% có sai không trong khi theo luật không được quá 15%, ông Sơn giải thích lòng vòng, cho rằng đã được Chính phủ cho phép.

“Lúc ký văn bản bị cáo không nghĩ có Luật tổ chức tín dụng (mới có hiệu lực) lại quy định mức góp vốn tối đa 15%", ông Sơn nói và cho rằng đó là thời điểm giao thoa nên có thể ông nhận thức pháp luật không đầy đủ.

Không phản đối cáo buộc song ông Sơn liên tục khẳng định "không làm trái" như cáo trạng quy kết. "PVN góp vốn trong lúc Oceanbank kinh doanh hiệu quả, thể hiện ở việc có năm được chia hai lần cổ tức. Mong HĐXX xem xét có tình có lý với hành vi cố ý làm trái của các bị cáo'', ông Sơn nói.


Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: VietnamPlus

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: VietnamPlus

Cũng trong phần thẩm vấn chiều nay, ông Sơn đã trả lời HĐXX về việc đưa - nhận tiền giữa ông và ông Ninh Văn Quỳnh. Theo cáo trạng, từ năm 2009-2013, ông Quỳnh thừa nhận có cầm tổng cộng 20 tỷ đồng tiền "cảm ơn" từ ông Sơn song không có ai làm chứng. Số tiền này ông Quỳnh mua nhà, xe... và hiện đã cùng gia đình khắc phục xong.

Vợ bị cáo Quỳnh chiều nay có mặt tại tòa đã xin lại một căn nhà mà bà cho rằng cơ quan điều tra đã kê biên thừa.

Đối chất điều này, ông Sơn khai thời điểm Oceanbank có chủ trương chi lãi ngoài hợp đồng với người gửi tiền, ông đã đưa "tiền chăm sóc khách hàng" cho ông Quỳnh. Nguồn tiền do ông Hà Văn Thắm đưa và con số lên tới 180 tỷ đồng, tuy nhiên không có giấy tờ.

“Có ai chứng kiến việc đưa số tiền 180 tỷ không?’, thẩm phán hỏi và ông Sơn nói có em họ là bị cáo Nguyễn Xuân Thắng đưa một phần, còn lại bị cáo tự đưa, không ai chứng kiến. Ông Sơn liên tục khẳng định đây là tiền của Oceanbank và ông chỉ là "người đưa giúp".

Theo cáo buộc, ông Thăng quyết định việc góp 800 tỷ vốn của PVN trong khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank; ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng. Ông cũng không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn. Hậu quả, 800 tỷ đồng của PVN bị mất khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại bắt buộc với giá 0 đồng.

Cơ quan tố tụng kết luận ông Thăng là người quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện. Với tư cách là người đứng đầu PVN, ông có trách nhiệm bảo toàn vốn của PVN vì thế phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng góp vào Oceanbank.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Án mạng đau thương ở Lai Châu: Dùng dao sát hại mẹ con của người tình

Pháp luật - 5 phút trước

GĐXH - Cho rằng mẹ người tình ngăn cấm chuyện tình cảm, Hồ đã dùng dao sát hại người phụ nữ này. Trong cơn say máu, Hồ sát luôn người yêu rồi dùng dao tự đâm vào bụng mình để tự sát.

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo của kẻ môi giới bất động sản

Pháp luật - 16 phút trước

GĐXH - Với thủ đoạn đưa thông tin gian dối cho rằng, bản thân đang đầu tư đất thuộc các dự án tại tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa, đối tượng đề nghị các cá nhân góp vốn chung tiền mua đất. Tiếp đó, Hà yêu cầu các nạn nhân đưa tiền để chi phí tách thửa, sang tên...

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Phát hiện vật thể nghi là người trong đám cháy nhà xưởng, nơi 2 phóng viên tố bị hành hung

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo lãnh đạo xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, trong quá trình khám nghiệm hiện trường vụ cháy nhà xưởng, lực lượng chức năng phát hiện một vật thể đã than hoá, nghi là người. Hiện địa phương đang chờ thông tin kết luận từ cơ quan pháp y.

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Diễn biến mới vụ cựu tiếp viên hàng không môi giới bán dâm nghìn đô

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ cựu tiếp viên Vietnam Airlines môi giới bán dâm giá nghìn đô, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra.

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Nghe mẹ nói chuyện trong phòng kín, con gái kịp thời ngăn một vụ lừa đảo

Pháp luật - 4 giờ trước

Kẻ lạ mặt yêu cầu bà T. đóng kín cửa, ở trong phòng và không được đi ra ngoài. Phát hiện sự việc, cô con gái khuyên mẹ nên tắt điện thoại ngay và đi báo công an.

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Chiêu lừa qua mạng khiến nhiều phụ nữ đơn thân sập bẫy

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lừa đảo đóng giả là doanh nhân thành đạt, có cuộc sống giàu có, thường xuyên gọi điện, nhắn tin quan tâm đến các bị hại là những phụ nữ đơn thân.

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Lừa đảo thi chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội

Pháp luật - 10 giờ trước

Công an Hà Nội tìm bị hại đã nộp tiền để được tham gia thi và được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International.

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Thanh niên mang súng đi đòi nợ, bắn lên trời 3 phát thị uy

Pháp luật - 10 giờ trước

Đến nhà đòi nợ và xảy ra xô xát với anh N., Tiến đã dùng súng ngắn dạng súng Colt bắn lên trời 3 phát để thị uy.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Top