Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công ước số 182 về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất

Thứ hai, 03:44 25/12/2006 | Pháp luật

Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.


   [Download bản tiếng Việt]   [Download bản tiếng Anh]

Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơnevơ, ngày 1 tháng 6 năm 1999 trong khoá họp lần thứ 87.

Xem xét nhu cầu thông qua những văn kiện mới để cấm và loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là một ưu tiên chính trong hành động quốc gia và quốc tế , bao gồm cả hợp tác và trợ giúp quốc tế để bổ sung cho Công ước và khuyến nghị về tuổi tối thiểu được chấp nhận làm việc, năm 1973, hiện vẫn là văn kiện cơ bản về lao động trẻ em,

Thấy rằng việc loại bỏ có hiệu quả những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đòi hỏi phải hành động tức thời và toàn diện có xem xét đến ý nghĩa của việc giáo dục cơ bản miễn phí và sự cần thiết đưa những trẻ em có liên quan ra khỏi tất cả những công việc như vậy và giúp các em phục hồi và hoà nhập xã hội trong khi đáp ứng những nhu cầu của gia đình các em,

Nhắc lại Nghị quyết về việc loại bỏ lao động trẻ em được Hội nghị lao động quốc tế thông qua ở khoá họp lần thứ 83 năm 1996,

Nhận thấy rằng sự nghèo khó ở một mức độ lớn là nguyên nhân của lao động trẻ em, và thấy rằng những giải pháp lâu dài cho vấn đề này là sự tăng trưởng kinh tế bền vững dẫn đến những tiến bộ xã hội đặc biệt là xoá bỏ nghèo khổ và giáo dục phổ cập,

Nhắc lại Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng liên hiệp quốc thông qua vào ngày 20 tháng 11 năm 1989,

Nhắc lại Tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế về những nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc và những biện pháp tiếp theo, được Hội nghị Lao động quốc tế thông qua ở khoá họp lần thứ 86 năm 1998,

Nhắc lại rằng, một số hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất đã được những văn kiện quốc tế khác đề cập đến, đặc biệt là Công ước về Lao động cưỡng bức năm 1930, và Công ước bổ sung của Liên hiệp quốc về loại bỏ nô lệ, buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục giống như nô lệ năm 1956,

Quyết định thông qua một số đề nghị về lao động trẻ em, đề mục thứ tư trong chương trình nghị sự của khoá họp này,

Quyết định rằng, những đề nghị đó sẽ được thông qua dưới hình thức của một Công ước quốc tế thông qua ngày 17/6/1999. Công ước dưới đây, gọi là Công ước về những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999.

Điều 1.

Mỗi một nước thành viên phê chuẩn công ước này sẽ áp dụng những biện pháp tức thời và hữu hiệu để đảm bảo việc cấm và loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như một vấn đề khẩn cấp.

Điều 2.

Vì mục đích của Công ước này, thuật ngữ "trẻ em" sẽ được áp dụng cho tất cả những ai dưới 18 tuổi.

Điều 3.

Vì mục đích của Công ước này, thuật ngữ "những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất" bao gồm:

a) Tất cả những hình thức nô lệ hay những tập tục giống như nô lệ, như buôn bán trẻ em, giam cầm thế nợ, lao động khổ sai, lao động cưỡng ép hay bắt buộc để sử dụng trong các cuộc xung đột có vũ trang;

b) Việc sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em cho mục đích mại dâm, cho việc sản xuất sách báo hay các chương trình khiêu dâm;

c) Việc sử dụng mua bán hay chào mời trẻ em cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất và buôn lậu ma tuý như đã được định nghĩa trong các hiệp ước quốc tế liên quan.

d) Những công việc có khả năng làm hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay đạo đức của trẻ em, do bản chất của công việc hay do hoàn cảnh, điều kiện tiến hành công việc.

Điều 4.

1. Những loại công việc được đề cập ở Điều 3 (d) sẽ do các luật lệ của quốc gia hay cơ quan có thẩm quyền của quốc gia quy định, sau khi tham khảo ý kiến với tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động có liên quan và xem xét những chuẩn mực quốc tế tương ứng, đặc biệt đoạn 3 và 4 của Khuyến nghị về những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999.

2. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định những nơi có tồn tại những loại công việc nói trên sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức người lao động và người sử dụng lao động có liên quan.

3. Danh sách những loại công việc được xác định theo đoạn 1 của điều này sẽ được xem xét và chỉnh sửa lại theo định kỳ cần thiết có sự tham khảo ý kiến của Tổ chức người sử dụng lao động và người lao động có liên quan.

Điều 5.

Sau khi tham khảo ý kiến của Tổ chức người sử dụng lao động và người lao động, mỗi nước thành viên sẽ thiết lập hay chỉ định những cơ chế thích hợp để giám sát việc thực hiện những quy định trong Công ước, làm cho Công ước này có hiệu lực.

Điều 6.

1. Mỗi nước thành viên sẽ xây dựng và thực hiện những chương trình hành động nhằm loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như một hành động ưu tiên.

2. Những chương trình hành động này sẽ được xây dựng và thực hiện với sự tham khảo ý kiến của các cơ quan Chính phủ có liên quan và Tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động, có xét đến quan điểm của các nhóm liên quan khác nếu thích hợp.

Điều 7.

1. Mỗi nước thành viên sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện và thi hành có hiệu quả những quy định khiến cho Công ước này có hiệu lực, bao gồm quy định và áp dụng các hình thức trừng phạt về mặt pháp luật và các biện pháp trừng phạt thích hợp khác.

2. Xét tầm quan trọng của giáo dục trong việc loại bỏ lao động trẻ em, mỗi nước thành viên sẽ áp dụng những biện pháp hữu hiệu trong một khoảng thời gian nhất định để:

a) Ngăn chặn việc đưa trẻ em tham gia vào những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

b) Có những hỗ trợ trực tiếp cần thiết và thích hợp để đưa trẻ em ra khỏi những hình thức lao động tồi tệ nhất, giúp các em phục hồi và hoà nhập với xã hội.

c) Đảm bảo để tất cả trẻ em đã được đưa ra khỏi những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được hưởng giáo dục cơ bản miễn phí, ở những nơi có thể và thích hợp thì được đào tạo nghề.

d) Xác định và tiếp cận những trẻ em có rủi ro đặc biệt và chú ý tới hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em gái.

3- Mỗi nước thành viên sẽ chỉ định một cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc thực hiện những quy định cuả Công ước này.

Điều 8

Các nước thành viên sẽ tiến hành những bước thích hợp để hỗ trợ nhau thực hiện những quy định của Công ước này thông qua việc tăng cường hợp tác và/hoặc trợ giúp quốc tế bao gồm sự hỗ trợ cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội xoá bỏ nghèo nàn và giáo dục phổ cập.

Điều 9

Việc chính thức phê chuẩn Công ước này sẽ được thông báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động để đăng ký.

Điều 10

1. Công ước này chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với những thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế đã đăng ký phê chuẩn với Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế.

2. Công ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày có hai nước thành viên đăng ký phê chuẩn với Tổng giám đốc.

3. Sau đó, Công ước này sẽ có hiệu lực với bất kỳ nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ khi việc phê chuẩn Công ước của nước đó được đăng ký.

Điều 11

1. Một nước thành viên đã phê chuẩn Công ước có thể bãi ước sau 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực bằng cách thông báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký bãi ước. Việc bãi ước này sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đăng ký bãi ước.

2. Mỗi nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này và trong vòng một năm sau khi Công ước có hiệu lực được 10 năm như nêu ở đoạn trên mà không thực hiện quyền bãi ước nêu tại điều này thì sẽ chịu ràng buộc thêm một giai đoạn 10 năm nữa và sau đó có thể tuyên bố bãi ước sau mỗi giai đoạn theo như quy định trong điều khoản này.

Điều 12

1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động Quốc tế sẽ thông báo cho tất cả các nước thành viên của tổ chức lao động quốc tế về tất cả các đăng ký phê chuẩn và đăng ký bãi ước của các nước thành viên.

2. Khi thông báo cho các nước thành viên về việc đăng ký phê chuẩn của nước thứ hai, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các thành viên về ngày mà công ước sẽ có hiệu lực.

Điều 13

Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc để đăng ký theo Điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc, toàn bộ đặc điểm của tất cả đăng ký phê chuẩn và đăng ký bãi ước gửi tới Tổng giám đốc theo quy định của các điều khoản trên.

Điều 14

Khi cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng lao động quốc tế sẽ trình lên Hội nghị toàn thể một bản báo cáo về hoạt động của Công ước này và sẽ xem xét sự cần thiết đưa vấn đề sửa đổi toàn bộ hoặc một phần của Công ước vào chương trình nghị sự của Hội nghị.

Điều 15

1. Nếu Hội nghị Thông qua một công ước mới sửa đổi toàn bộ hay một phần của Công ước này, khi đó trừ khi Công ước mới có những quy định khác.

a) Việc phê chuẩn công ước mới sửa đổi của một nước thành viên cũng có nghĩa là nước đó huỷ bỏ việc tham gia Công ước này ngay khi đó, mặc dù có những quy định ở Điều 11 nói trên, nếu và khi công ước mới có hiệu lực.

b) Kể từ ngày công ước mới sửa đổi có hiệu lực, Công ước này sẽ không mở cho các nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong bất kỳ trường hợp nào, Công ước này vẫn có hiệu lực cả về hình thức và nội dung thực tại của nó đối với những nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này nhưng chưa phê chuẩn công ước sửa đổi.

Điều 16

Cả hai bản Tiếng Anh và tiếng Pháp của công ước này có giá trị như nhau.

Trên đây là văn bản xác thực của Công ước được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế nhất trí thông qua trong khoá họp lần thứ tám mươi bảy được tổ chức tại Giơnevơ và tuyên bố bế mạc ngày 17 tháng 6 năm 1999.

Để xác nhận điều này, chúng tôi đã ký tên vào ngày 18 tháng 6 năm 1999. 

[Download bản tiếng Việt]   [Download bản tiếng Anh]

xahoi
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 3 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn có được một căn nhà ổn định để sinh sống...

Một phó hiệu trưởng bị chém xuất phát từ ghen tuông

Một phó hiệu trưởng bị chém xuất phát từ ghen tuông

Pháp luật - 8 giờ trước

Sau khi được các giáo viên can ngăn, Trần Duy Tâm đến công an đầu thú và khai nhận hành vi cố ý gây thương tích xuất phát từ việc ghen tuông.

Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người

Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người

Pháp luật - 9 giờ trước

Đó là thông tin mới nhất liên quan vụ nổ lò hơi ở huyện Vĩnh Cửu làm 6 người chết, 5 người bị thương được thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thông tin tại hội nghị giao ban kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Đồng Nai vào sáng 4-5.

Khởi tố vụ án trộm két sắt nhà phó bí thư thị trấn

Khởi tố vụ án trộm két sắt nhà phó bí thư thị trấn

Pháp luật - 9 giờ trước

Nguyễn Chí Thiện cùng Danh Nhỏ đã đột nhập vào nhà phó bí thư thị trấn trộm két sắt rồi lấy tiền mua xe và điện thoại.

Thông tin mới nhất vụ phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao nước

Thông tin mới nhất vụ phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao nước

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Theo cơ quan công an, quá trình khám nghiệm tử thi không phát hiện có dấu vết do ngoại lực tác động. Kết quả giải phẫu xác định nguyên nhân chết nghi do ngạt nước.

Bắc Giang: Màn kịch giả danh 'lãnh đạo' của nhóm người lừa chạy án

Bắc Giang: Màn kịch giả danh 'lãnh đạo' của nhóm người lừa chạy án

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Chỉ là những người "bình thường" nhưng các đối tượng đã "nổ" là cựu lãnh đạo, có nhiều mối quan hệ với các "sếp lớn" nhằm tạo niềm tin để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của bị hại.

Bắc Giang: Phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao

Bắc Giang: Phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Công an thị xã Việt Yên (Bắc Giang) đang điều tra, làm rõ vụ phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao thuộc tổ dân phố My Điền 1, phường Nếnh.

Hai anh em ruột trộm xe của shipper ở TPHCM, vứt bỏ 81 đơn hàng

Hai anh em ruột trộm xe của shipper ở TPHCM, vứt bỏ 81 đơn hàng

Pháp luật - 16 giờ trước

Trộm xe máy cùng 81 đơn hàng của một shipper ở TP Thủ Đức, Huy cùng em ruột đem xe máy đi bán được 6 triệu đồng, còn đơn hàng vứt bỏ khắp nơi.

Top