Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phải làm gì nếu virus Zika tái xuất ở Việt Nam?

Thứ sáu, 09:01 09/09/2016 | Y tế

GiadinhNet – Phụ nữ mang thai đi du lịch đến những nơi virus Zika bùng phát nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng cần siêu âm, xét nghiệm nước ối để kiểm soát những thay đổi về kích thước đầu của trẻ.

Virus Zika đang trở thành mối lo lắng của rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả khu vực Đông Nam á và Việt Nam. Trong đó, tại Singapore, chỉ trong 1 tuần, số ca mắc virus Zika đã lên tới 258 người, trong đó có cả phụ nữ mang thai.

Tại Việt Nam, từ tháng 4 đến nay đã phát hiện 3 ca dương tính với virus này. Hiện không có thêm trường hợp nào nhưng nguy cơ tái xuất ca mắc virus Zika ở nước ta là rất lớn.

Báo Gia đình & Xã hội xin giới thiệu bài viết của BSCKII Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương về virus Zika và những vấn đề thai phụ cần quan tâm.


BS Nguyễn Anh Tuấn siêu âm định kỳ cho thai phụ. Ảnh minh họa.

BS Nguyễn Anh Tuấn siêu âm định kỳ cho thai phụ. Ảnh minh họa.

Hiểu đúng về Zika

Virus Zika (ZIKV) là một virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Tên của virus lấy tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đã tìm thấy đầu tiên vào năm 1947.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Zika là căn bệnh truyền nhiễm, gây nên bởi muỗi Aedes aegypti, cắn người bị bệnh sau đó truyền sang cho người khỏe mạnh, giống như bệnh sốt rét hay sốt Dengue (sốt xuất huyết), nhưng cũng có thể lây lan qua nhiễm trùng tử cung hoặc đường tình dục.

Cơ chế gây bệnh của virus Zika

Các nhà khoa học phát hiện thấy virus Zika chọn lọc gây nhiễm các tế bào hình thành vỏ não của thai nhi, hoặc lớp bên ngoài vỏ não. Làm cho các tế bào này chết thay vì phân chia bình thường để tạo ra các tế bào não mới.

Tế bào gốc đa năng cảm ứng được tạo ra bằng cách tái lập trình tế bào trưởng thành, và có thể tạo ra mọi loại tế bào nào trong cơ thể, kể cả tế bào tiền thân thần kinh vỏ não. Còn các tế bào tiền thân thần kinh vỏ não lại có nhiệm vụ làm tăng số lượng tế bào thần kinh chưa trưởng thành.

Sau khi tiếp xúc với virus, 90% các tế bào tiền thân thần kinh vỏ não bị nhiễm bệnh, và bị “thâm nhập” để tạo ra những bản sao mới của virus, bên cạnh đó các gen cần thiết để kháng lại virus cũng không được kích hoạt, Điều này dẫn đến sự phát triển nhanh của virus đồng thời giải thích những biến chứng nặng nề của thai nhi.

Trong đa số trường hợp, các tế bào bị nhiễm virus đã tử vong, một số còn lại bị gián đoạn hoạt động của gen kiểm soát phân chia tế bào, điều này làm cho các tế bào mới không được sản sinh một cách hiệu quả. Hậu quả là thai của bà mẹ mắc Zika không phát triển được tổ chức não dẫn đến teo não, đến lượt cấu tạo xương vòm sọ do tổ chức não bị teo nên cũng không phát triển được tạo ra tật đầu nhỏ.

Nguy cơ gì cho thai phụ khi mắc Zika?

Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khẳng định virus Zika chính là thủ phạm khiến hàng ngàn trẻ em mắc chứng teo não.

Gần đây, có một số báo cáo gợi ý rằng có thể có mối liên quan giữa virus Zika và các bất thường về thần kinh như: viêm tủy sống, bất thường về não…

Loại virus này cũng có thể có liên quan tới thai chết lưu và tổn thương mô ngoài não. Nó cũng có thể dẫn tới phù thai – tình trạng tích dịch bất thường trong ngăn bào thai – gây mất hoàn toàn mô não và chết thai lưu.

Xử lý với Zika như thế nào? Làm sao để biết bạn mắc Zika?

Trong hầu hết các trường hợp, Zika không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đa số các triệu chứng thường nhẹ, kéo dài vài ngày đến một tuần, người bệnh tự khỏi. Trường hợp bệnh nặng cần nhập viện không nhiều, nên hầu hết những người bị nhiễm virus Zika không biết mình đang mắc bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của Zika là sốt, phát ban, đau khớp, hoặc viêm kết mạc. Những triệu chứng khác bao gồm đau cơ và đau đầu.

Virus Zika thường vẫn còn trong máu của người bệnh khoảng một tuần hoặc hơn sau khi hết bệnh, cho nên vẫn có thể lây cho người khác.

Virus có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Virus này không được xếp vào dạng nguy hiểm với người trưởng thành. Do đó, người trưởng thành khi mắc bệnh sẽ có các triệu chứng tương tự như khi mắc sốt xuất huyết Dengue như sốt, xuất huyết dưới mọi hình thức (dưới da, nội tạng), đau mỏi cơ, khớp, đau mắt… nhưng với mức độ nhẹ hơn.

Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất có thể xác định chính xác đó là bệnh do virus Zika.

Để chẩn đoán đúng, cần tiến hành 2 phương pháp: đó là chẩn đoán huyết thanh học (tìm kháng thể trong máu người bệnh hoặc nghi mắc bệnh) và chẩn đoán sinh học phân tử, trong đó chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử là chính xác nhất.

Phân biệt với những bệnh khác

Các bệnh nhân mắc bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết, sốt siêu vi thường có triệu chứng tương tự nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Bệnh nhân mắc virus Zika thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn, đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao hơn và sốt từng cơn, nổi hạch cũng như đau nhức cơ nhiều hơn, đặc biệt là có biểu hiện xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu mũi).

Tật đầu nhỏ cũng có thể do nguyên nhân di truyền, chủng tộc không do zika, trường hợp này không có những triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm do virus.

Nên giữ hay bỏ thai khi mắc Zika?

Khi đã xác định bị mắc Zika, thai phụ hãy tới bệnh viện khám thông báo về tình trạng của mình và khám thai định kỳ theo chỉ định để sàng lọc, chẩn đoán xem thai nhi có bị đầu nhỏ hay không, trước khi quyết định bỏ hay giữ thai.

Việc sàng lọc và chẩn đoán để xem trẻ có bị hội chứng đầu nhỏ không có thể thực hiện hiệu quả và dễ dàng qua siêu âm, đo kích thước đầu thai nhi và sự phát triển của vòng đầu.

Khi tiến hành đo, bác sĩ sẽ theo dõi và so sánh chỉ số vòng đầu của đứa trẻ có mẹ bị nhiễm virus Zika theo chuẩn tuổi thai, để phát hiện tình trạng bất thường.

Người mẹ mang thai nhiễm virus Zika, không có nghĩa là sẽ phải phá bỏ thai hay đình chỉ thai nghén ngay lập tức.

Trong trường hợp phát hiện đứa trẻ bị hội chứng đầu nhỏ thì việc đình chỉ thai nghén là cần thiết. Vì những di chứng của hội chứng đầu nhỏ rất nặng nề về với trẻ. Khi chào đời trẻ có thể bị ảnh hưởng tới thần kinh, vận động, sự phát triển. Tuy nhiên quyết định còn tùy thuộc theo tuổi thai, nếu phát hiện trước 22 tuần thai thì việc quyết định ngừng thai nghén rất dễ, nhưng nếu muộn hơn 32 tuần thì việc ngừng là khó khăn, phức tạp.

Theo dõi thai phụ như thế nào?

Theo khuyến cáo của CDC, phụ nữ cần tuân thủ nghiêm túc các quy định kiểm soát sinh đẻ, khi mang thai nên tránh đi du lịch tới các quốc gia và vùng lãnh thổ đang có dịch Zika.

Phụ nữ mang thai đã đi du lịch đến các vùng có dịch Zika trở về, trong vòng hai tuần cần phải xét nghiệm nhiễm virus Zika. Nếu dương tính nên siêu âm để kiểm tra kích thước đầu thai nhi hoặc kiểm tra hàm lượng lắng đọng canxi trong não. Đây là hai tiêu chí thể hiện nguy cơ mắc bệnh đầu nhỏ.

Ngoài ra, cũng nên xét nghiệm nước ối, hay thủ thuật chọc ối để xác nhận sự hiện diện virus Zika.

Phụ nữ mang thai đi du lịch đến những nơi Zika bùng phát nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng cần siêu âm, xét nghiệm nước ối để kiểm soát những thay đổi về kích thước đầu của trẻ.

Phụ nữ mang thai được xác định là có virus Zika cần được siêu âm 2 - 4 tuần/lần để theo dõi giải phẫu hoặc tăng trưởng của thai nhi.

CDC khuyến cáo, những phụ nữ mang thai cần thận trọng khi dùng thuốc, nhất thiết phải tư vấn bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, gây dị tật bẩm sinh.

Trong khi chưa có phương pháp điều trị cho tật đầu nhỏ, việc phát hiện sớm có thể giúp phụ nữ giải quyết những điều không mong muốn, nhất là ngừng mang thai hoặc có những giải pháp chăm sóc tốt hơn.

Không phải tất cả các thai phụ khi mắc Zika đều dẫn đến thai bị tật đầu nhỏ. Việc đình chỉ thai hay không còn tùy từng trường hợp mà có chỉ định khác nhau.

Do đó, hãy bình tĩnh khi ứng phó với Zika.

BSCKII Nguyễn Anh Tuấn

(Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top