Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị tâm thần vì cha mẹ “ép” du học

Thứ tư, 11:17 23/07/2014 | Gia đình

GiadinhNet - “Du học không phải là thiên đường như nhiều cha mẹ nghĩ. Thực tế có rất nhiều em sau một thời gian du học đã phải nhập viện vì bị trầm cảm, tâm thần. Nhiều cha mẹ phải lặn lội sang tận nơi mang con về chữa bệnh”, BSCKII La Đức Cương – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết.

Bị tâm thần vì cha mẹ “ép” du học 1

Cha mẹ nên chú ý đến mong muốn, thực lực để chọn môi trường học tập thích hợp cho con. Ảnh minh họa

 
Cho con đi du học  để chữa bệnh “hư”

BSCKII La Đức Cương cho hay,  bệnh viện tiếp nhận một số bệnh nhân bị trầm cảm, rối loạn thích ứng, loạn thần vì du học. “Nguyên nhân là do cha mẹ vẽ ra một tương lai huy hoàng cho con nhưng khả năng học của con lại không đáp ứng được. Nhiều du học sinh sang đấy không học được vì trình độ ngoại ngữ kém nhưng sợ cha mẹ mắng nên không về nước ngay. Các em ở lại sinh chán nản, nghiện game, bỏ đi làm… Nhiều em không vượt qua được áp lực tâm lý như nhớ nhà, phải giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau dẫn đến bất ổn tâm lý. Không ít em khi vừa sang du học đã bắt đầu có hiện tượng mất ngủ, uống thuốc an thần thường xuyên, không thích giao tiếp, lúc nào cũng buồn rầu, thậm chí là có ý định tự tử. Gia đình phải sang đón về. Có gia đình cho con về nước rồi nhưng lại sợ mang tiếng tiếp tục “đẩy” con đi du học khiến bệnh tình càng nặng hơn”, BSCKII La Đức Cương chia sẻ.

Gần đây nhất, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân N.T.H là con gái một gia đình giàu có ở Hà Nội. Tốt nghiệp cấp 3, N.T.H được bố mẹ lo cho đi du học tự túc ở Nga. Sang đó em cảm thấy hụt hẫng khi bên mình không có ai giúp đỡ, không biết bám víu vào ai để sắp xếp sinh hoạt của mình. Những học trình với tài liệu khó khiến em không theo kịp, thường xuyên bị căng thẳng, ức chế. Trong khi bố mẹ gọi điện sang hỏi thăm thì chỉ hỏi chuyện học hành, điểm số càng khiến em lo lắng, áp lực hơn. Tâm lý không ổn định khiến N.T.H không thể tập trung học, thi trượt nhiều môn. Thất vọng về bản thân khiến em rơi vào trạng thái trầm uất, lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…

Biết chuyện, gia đình hốt hoảng bay sang để đưa em về nước. Tuy nhiên, khi đưa con về Việt Nam, sợ “mang tiếng” nên gia đình không đưa đi bệnh viện chữa bệnh mà để em ở nhà với hi vọng sau một thời gian em sẽ ổn. Một tháng sau thấy con khá hơn, bố mẹ N.T.H lại đưa em sang du học trở lại. Nhưng chỉ được tuần, gia đình lại vật vã sang đón con về vì em có ý định tự tử mấy lần song không thành. Về nước, đưa em đến khám ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương, gia đình mới biết em bị rối loạn tâm thần từ lâu.

Hay trường hợp em N.T.Đ một du học sinh Pháp được đưa về nhà trong trạng thái ngơ ngơ, ngẩn ngẩn. Ở nhà N.T.Đ vốn là học sinh giỏi nhưng nghe theo bạn rủ rê, N.T.Đ sinh ra nghiện ngập. Bố mẹ N.T.Đ quyết tâm chạy cho con đi du học để chữa bệnh “hư”. Khi đó, bố mẹ N.T.Đ chẳng quan tâm tới con sẽ được học ngành gì, trường gì, nước nào, bao nhiêu tiền mà chọn đại cho em một trường cốt đưa em sang đó cách ly đám bạn xấu.

Sang bên đó, N.T.Đ không khỏi lạ lẫm khi vào một lớp học toàn sinh viên nước ngoài với những tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh. Không bắt kịp lời giảng viên, cũng không đủ vốn từ giao tiếp với bạn bè, thầy cô, N.T.Đ rơi vào trạng thái ít nói, ngơ ngẩn, thường xuyên lo lắng chuyện học hành đến mất ăn, mất ngủ triền miên. Nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở N.T.Đ, thầy cô đã báo cho gia đình. Lúc này gia đình đưa N.T.Đ về nước và được các bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn tâm thần. Thay vì đáp ứng kỳ vọng của bố mẹ, N.T.Đ đã phải điều trị thời gian khá dài ở bệnh viện tâm thần mới có thể hồi phục.
 
Nên đánh giá đúng thực lực của con

BSCKII La Đức Cương cho hay, việc cho con đi du học là một kế hoạch lý tưởng cho tương lai nhưng cha mẹ không nên ép con quá sức. Năng lực, sở trường, khả năng của con đến đâu thì hãy đáp ứng đến đấy, đừng bắt con làm quá sức. Áp lực sẽ khiến các em không ăn, không ngủ, rồi khi va chạm với cuộc sống bên ngoài sẽ trở thành cú sốc, không điều chỉnh mình được nữa thì sẽ rất dễ bị bệnh tâm thần. Có rất nhiều lựa chọn, không phải cứ đi du học mới thành đạt. Thực tế nhiều người học đại học ra trường cũng không làm đúng ngành mình học.

“Triệu chứng rối loạn tâm thần thường âm ỉ. Ban đầu có thể là không ngủ được, lo lắng, khó tập trung học, buồn phiền nhưng vẫn cố gắng không để gia đình biết. Sau một thời gian triệu chứng bệnh nặng hơn với các biểu hiện hoảng sợ, khả năng học tập giảm sút nghiêm trọng, mặc cảm tự ti, không tiếp xúc được với bạn bè. Nhiều em còn biểu hiện bỏ ăn uống, không làm chủ được bản thân, nói năng lung tung, mất kiểm soát về mặt cảm xúc và hành vi, khóc cười vô cớ, la hét... Trầm trọng hơn là có ý nghĩ muốn tự tử”, BSCKII La Đức Cương cho biết.

Theo BSCKII La Đức Cương, việc gia đình đẩy con em mình vào một môi trường giao tiếp, học tập hoàn toàn bằng một ngôn ngữ mới khi trình độ ngoại ngữ còn hạn chế sẽ làm các em chới với. Mặt khác, phần lớn các em đi du học đều là những “cậu ấm, cô chiêu” thiếu các kỹ năng tự chăm sóc bản thân do được cưng chiều. Khi chuyển sang một môi trường mới, các em phải tự thân vận động trong học tập, sinh hoạt không thích ứng nổi nên bị stress, sang chấn.

Chính vì vậy, trước khi cho con du học, phụ huynh nên chuẩn bị cho con tâm lý kỹ càng, vốn ngoại ngữ đầy đủ, đặc biệt là những kỹ năng sống độc lập để con có thể tự xoay xở trước khó khăn mà không có những người thân bên cạnh. Quan trọng nhất, cần chú ý đến mong muốn của con, xem con thích chọn ngành nghề gì, du học ở nước nào. Cha mẹ nên đánh giá đúng thực lực của con để chọn trường lớp, môi trường học tập thích hợp cho con, đừng “vẽ” cho con một thiên đường ở nơi du học.
 
“Không nên bắt con đi học theo phong trào và cố ép con đi. Cũng không nên cho con đi du học tự túc. Ít nhất con bạn phải có cơ sở nhất định, chẳng hạn giành được một phần học bổng nào đó. Một biện pháp tốt là có thể cho con sang đó học ngoại ngữ trước một thời gian, nếu thấy con có khả năng đảm bảo thì hãy cho con sang học. Trong thời gian đầu các em xa gia đình, cha mẹ cần liên lạc thường xuyên, trao đổi, lắng nghe, động viên con và nhận biết sớm những thay đổi khác thường của con để có can thiệp kịp thời”.

BSCKII La Đức Cương
 
 Phương Thuận
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Được thừa kế toàn bộ tài sản, sau khi nghe 1 câu nói, tôi gửi mẹ vào viện dưỡng lão: Mẹ không oán trách, còn cảm ơn vợ chồng tôi

Được thừa kế toàn bộ tài sản, sau khi nghe 1 câu nói, tôi gửi mẹ vào viện dưỡng lão: Mẹ không oán trách, còn cảm ơn vợ chồng tôi

Gia đình - 3 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc dù lo ngại người ngoài chê "bất hiếu" nhưng vẫn lựa chọn môi trường viện dưỡng lão để mẹ hạnh phúc hơn.

Cha mẹ rèn luyện 9 điều này từ nhỏ, con lớn lên dễ thành công và không bao giờ đầu hàng trước khó khăn

Cha mẹ rèn luyện 9 điều này từ nhỏ, con lớn lên dễ thành công và không bao giờ đầu hàng trước khó khăn

Nuôi dạy con - 3 giờ trước

GĐXH - Michele Borba, chuyên gia nuôi dạy con và tác giả của những đầu sách nổi tiếng nước Mỹ, nhận thấy kiên trì là kỹ năng hàng đầu trong việc giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống.

8 hành động 'xát muối' vào lòng con dâu của mẹ chồng  chứng tỏ bà không ưa gì bạn

8 hành động 'xát muối' vào lòng con dâu của mẹ chồng chứng tỏ bà không ưa gì bạn

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu thường hay xảy ra trong các gia đình. Với một mẹ chồng không ưa nàng dâu, bà thường có những biểu hiện dưới đây.

Cựu giám đốc U70 được cháu đón về chăm sóc nhưng đành rời đi sau 1 tháng, sau tất cả nhận bài học tình thân

Cựu giám đốc U70 được cháu đón về chăm sóc nhưng đành rời đi sau 1 tháng, sau tất cả nhận bài học tình thân

Gia đình - 15 giờ trước

Sau khi tới sống chung với cháu họ, cuộc sống của 1 người đàn ông Trung Quốc có nhiều sự thay đổi khó thích nghi.

Nửa cuối tháng 5, hạnh phúc, may mắn sẽ tự tìm đến 4 con giáp này giúp cuộc sống gia đình viên mãn

Nửa cuối tháng 5, hạnh phúc, may mắn sẽ tự tìm đến 4 con giáp này giúp cuộc sống gia đình viên mãn

Gia đình - 15 giờ trước

GĐXH - Niềm vui này của các con giáp sẽ không ngừng lan tỏa cho đến tận cuối năm.

Vợ đi họp lớp cấp 3 nhưng bức ảnh tập thể thiếu mất 1 người đã tiết lộ bí mật lớn: Chồng gào khóc khi biết điều đã ập đến

Vợ đi họp lớp cấp 3 nhưng bức ảnh tập thể thiếu mất 1 người đã tiết lộ bí mật lớn: Chồng gào khóc khi biết điều đã ập đến

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Đến tận hôm nay, tôi vẫn như nhìn thấy hình ảnh vợ trang điểm xinh đẹp, tươi cười bước ra khỏi nhà trong ngày hôm đó.

U80 lương hưu vỏn vẹn vài đồng, con trai từ chối chăm sóc, tôi dạy con bằng bài học sâu sắc để được an hưởng tuổi già

U80 lương hưu vỏn vẹn vài đồng, con trai từ chối chăm sóc, tôi dạy con bằng bài học sâu sắc để được an hưởng tuổi già

Gia đình - 20 giờ trước

Nhiều người về hưu nghĩ có thể sống khỏe sống vui ở cái tuổi đó dù không có con cái săn sóc. Nhưng, thực tế điều đó dường như chỉ phù hợp với những người có kinh tế dư dả, sức khỏe tràn trề.

4 cung hoàng đạo là bậc thầy chi tiêu, tiết kiệm từng đồng các chàng nên lưu ý khi chọn vợ

4 cung hoàng đạo là bậc thầy chi tiêu, tiết kiệm từng đồng các chàng nên lưu ý khi chọn vợ

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Làm sao để chi tiêu một cách hợp lí, không lãng phí và có một khoản dư nhất định là vấn đề nan giải không của riêng bất kì ai.

U70 âm thầm gom đồ ăn thừa sau buổi họp lớp, thấy bạn học cười nhạo, lúc thanh toán nói một câu khiến tất cả 'cúi đầu'

U70 âm thầm gom đồ ăn thừa sau buổi họp lớp, thấy bạn học cười nhạo, lúc thanh toán nói một câu khiến tất cả 'cúi đầu'

Gia đình - 23 giờ trước

Phía sau hành động gom đồ ăn thừa của ông lão U70 là một sự thật khiến mọi người phải bất ngờ.

Top