Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ sinh nhiễm chất độc da cam viết thư gửi Tổng thống Obama

Thứ hai, 17:42 20/04/2009 | Xã hội

Lấy mình làm minh chứng sống về ảnh hưởng của chất độc dioxin trong chiến tranh, Trần Thị Hoan, 23 tuổi, với 2 chân cụt tới gối và một tay trái không có bàn tay, từ TP HCM đã gửi thư đến Tổng thống Barack Obama.

Sáng 20/4, tròn một tháng sau khi bức thư vừa được gửi sang Mỹ, cô sinh viên năm thứ hai, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP HCM (Huflit) cho biết, cô quyết định viết thư cho Tổng thống Obama sau khi nghe tin Tòa án tối cao Mỹ một lần nữa bác đơn kiện dân sự đòi công lý của Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam gửi hồi tháng 10/2008.
 

Trần Thị Hoan và góc nhỏ của mình tại làng Hòa Bình.

 
"Buồn lắm vì một lần nữa, tiếng nói của những người Việt Nam cả đời không lành lặn vì chất độc lại bị bỏ qua. Ban đầu em cũng không định viết, nhưng khi vô tình đọc được nội dung một bức thư mà ông Obama gửi cho hai con gái trên Internet với nội dung "mong muốn mọi trẻ em trên thế giới được hạnh phúc", nghĩ ông ấy là người có tình cảm, em đã quyết định viết thư", Hoan tâm sự.
 
Hoan cho biết, tháng 9/2008, cô cùng bà Đặng Hồng Nhựt - Chánh văn phòng Hội nạn nhân chất độc da cam TP HCM lên đường sang Mỹ. Qua nhiều buổi tiếp xúc với luật sư, cựu binh và trí thức Mỹ, lòng Hoan dâng lên một niềm tin rằng, cô và những nạn nhân chất độc da cam vẫn còn được nhiều giới tại đất nước này quan tâm, trân trọng. "Khi đó tất cả hy vọng được gửi trọn vào lá đơn của Hội gửi Tòa án tối cao Mỹ, để rồi cuối cùng lại bị từ chối", Hoan nói.
 

Bà Đặng Hồng Nhựt - Chánh văn phòng Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP HCM, cho biết, lá thư của Hoan đã được Hội Cứu trợ và trách nhiệm nạn nhân chất độc da cam (Mỹ) dịch sát nghĩa và chuyển đến cho Tổng thống.

Bản thân cũng là nạn nhân chất độc da cam, bà Nhựt chưa dám hy vọng nhiều từ bức thư, tuy nhiên theo bà, lá thư sẽ cung cấp thêm thông tin rất thực về nạn nhân chất độc màu da cam tại Việt Nam, để Tổng thống Mỹ biết nạn nhân Việt Nam hiện sống như thế nào và mong đợi gì.

Tại Làng Hòa Bình, Hoan cùng với một em nữa đã được xét nghiệm là những nạn nhân chất độc da cam.

Thất vọng nhưng không tuyệt vọng, Hoan cho biết, lá thư lần này là nỗi lòng của cô. "Chỉ mong sao Tổng thống Barack Obama dành chút thời gian đọc và suy nghĩ về những bức xúc của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam", Hoan nói.

Đang thổ lộ những tâm tình gửi gắm trong thư, ánh mắt Hoan chợt xa xăm khi từ ô cửa nhỏ trong căn phòng Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), nơi cô được cưu mang từ năm 6 tuổi bởi những tật nguyền, lất phất những hạt mưa.

"Lại mưa nữa rồi, em sợ nhất mùa mưa vì mỗi lần mưa là mỗi lần em nhớ bố mẹ. Nó làm em nhớ cái xã nghèo hạ nguồn sông Là Ngà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Nơi đó, bố mẹ vẫn dõi theo em từng ngày. Nơi đó cạnh nhà em vẫn còn nhiều trẻ tật nguyền nghi ngờ do bị nhiễm độc. Tất cả đều vô vọng đợi chờ. Tiền đâu mà xét nghiệm, kinh phí đâu mà chữa trị. Bởi thế, em luôn hy vọng vào bức thư gửi Tổng thống về một tương lai sáng sủa hơn cho người VN nhiễm độc da cam", giọng Hoan trùng hẳn.

Hoan kể, cả xóm quê em ở đều là người nhập cư từ huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái. Gia đình Hoan có 7 người, bố mẹ và năm anh chị em nhưng chỉ mình em bị tật. Gia đình vốn làm ruộng.

"Mẹ kể, ngày sinh em ra, bố và mẹ đã mất không biết bao nhiêu nước mắt. Nỗi mừng vui vì gương mặt con xinh giống mẹ chưa kịp dâng lên thành nụ cười đã vội vo tròn thành giọt đắng nghẹn vào trong khi 2 chân và 1 tay con gái cụt ngủn khác thường", nói đến đây, nước mắt Hoan lăn tròn trên má.

Ngoài giờ học, Hoan giúp các cô đút cơm cho các em bé bệnh tật khác.

Không có tay chân, sinh năm 1986, cô bé cứ bất chấp tật nguyền lớn lên từng ngày. Nhà không đủ ăn. Cả gia đình buồn. Con gái bệnh tật. Cha mẹ đã buồn càng não lòng hơn khi Hoan đến tuổi tới trường nhưng không nơi nào nhận. May mắn, một người quen đã giới thiệu em đến với mái ấm Làng Hòa Bình của Bệnh viện Từ Dũ.

Hoan nhớ lại, năm ấy khăn gói theo mẹ về Sài Gòn, lúc đó mẹ chỉ bảo đi chơi nên em vui lắm, vì trong xóm nghèo này có đứa lành lặn nào biết mặt thành phố. Chỉ đến khi mẹ bảo "con ở lại với các cô", em mới chợt khóc òa rồi lê gối chạy theo. Gối quen cát đất, giờ được bước trên nền gạch láng mịn nên em chạy nhanh lắm. Mẹ khóc nhiều. Mấy chú bảo vệ bế vào, em la lối khuấy động cả bệnh viện. "Giờ đây, sau giờ học, em tranh thủ phụ các cô chăm sóc các em khác tại mái ấm, cũng bệnh tật như mình ", Hoan bày tỏ.

Mở máy tính lấy tấm ảnh chụp hồi sang Mỹ, cô sinh viên ngành Công nghệ thông tin thẹn thùng dùng chiếc cùi tay nhỏ xíu, teo quắt, che vội bức ảnh mình chụp với người bạn trai hiển thị trên màn hình như thể có điều gì ái ngại.

Ở Làng Hòa Bình, có hàng chục em bé tật nguyền vì là nạn nhân chất độc màu da cam, những thế hệ thứ 2, 3 và cả thứ 4. Từ trong những thân thể không lành lặn vì chất độc da cam, những bàn chân teo, những đôi tay không đủ ngón hay những gương mặt biến dạng, miệng đầy đờm nhớt, trái tim họ vẫn đập, đập mạnh hơn bao giờ hết. Thế nên, tự hào mình may mắn và lành lặn hơn bao số phận khác, Hoan vẫn mong lá thư bé nhỏ của mình đến được tận tay ông Obama.
 
Dưới đây là nguyên vănbức thư của nữ sinh Trần Thị Hoan gửi Tổng tống Obama. Bức thư này đã được Tổ chức cứu trợ và trách nhiệm cho nạn nhân chất độc da cam (Mỹ) dịch ra tiếng Anh trước khi gửi đến ngài Tổng thống Mỹ.
 

Trần Thị Hoan (ngồi xe lăn) và phái đoàn Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, trong chuyến sang Mỹ gửi đơn cho Tòa án tối cao Mỹ hồi tháng 9/2008.

 
Kính gửi Tổng thống Obama!

Thưa Tổng thống, tôi tên là Trần Thị Hoan, 23 tuổi, quê ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận của Việt Nam, là nạn nhân thế hệ thứ hai của chất độc da cam, và cũng là một trong số các thành viên đã thay mặt hàng triệu nạn nhân da cam khác có gửi đơn kiện 2 công ty hóa chất của Mỹ Down và Monsanto về việc tạo ra chất dioxin chết người trong thời kỳ chiến tranh; chất độc ấy không chỉ giết chết những người tham gia trong thời kỳ chiến tranh mà còn đang dần dần giết chết các thế hệ trẻ như tôi, và sẽ còn tiếp tục giết cả những thế hệ tới, làm tổn hại nặng nề cho đất nước tôi và nhiều đất nước cũng từng bị rải chất độc này.

Tôi có đọc được những dòng thư ông viết cho 2 cô con gái yêu quý của mình, ông đã viết: "Có những điều cha rất mong muốn cho các con - được lớn lên trong thế giới không có giới hạn cho những ước mơ của các con, không có thành tựu gì nằm ngoài tầm với, được trở thành những người phụ nữ đầy lòng thương yêu và tận tụy để giúp xây dựng thế giới này. Cha cũng mong muốn mọi đứa trẻ khác có cùng cơ hội được học, được mơ, được lớn lên và phát triển như những gì các con đang có. Đó là lý do cha đưa gia đình ta bước vào hành trình lớn này", và tôi thật sự xúc động trước tình yêu mà ông dành cho con gái mình cũng như những mong ước mà ông muốn mang lại cho nhiều trẻ em ở các đất nước khác, trong đó chắc chắn có đất nước Việt Nam của chúng tôi.

Tôi biết rằng khi tranh cử làm Tổng thống, cũng như khi viết những dòng thư trên cho con gái của mình, hẳn là ông cũng đã ít nhiều biết đến chất độc da cam, biết đến những tác hại ghê gớm của nó gây ra, vậy tôi xin được phép hỏi ông: khi ông nói: "Cha cũng mong muốn mọi đứa trẻ khác có cùng cơ hội được học, được mơ, được lớn lên và phát triển như những gì các con đang có", vậy trong cụm từ "mọi đứa trẻ khác", ông có nghĩ đến những đứa trẻ vô tội đang chết dần bởi dioxin không, và cuộc sống, việc học tập của những đứa trẻ đó liệu có được như 2 con gái của ông không, và sẽ như thế nào nếu chúng đang sống trong một đất nước còn gặp nhiều khó khăn? Và ông có những dự định gì để giúp cho "mọi đứa trẻ khác" cũng được học tập, ước mơ, lớn lên và phát triển như con gái của mình?

Xin nói riêng về bản thân tôi: thời đi học phổ thông, tôi từng mơ ước sẽ trở thành bác sĩ để về giúp bà con quê tôi vì quê tôi còn nghèo, nhưng tôi đã không thể thực hiện ước mơ ấy vì chất độc da cam đã cướp đi đôi chân và bàn tay trái của tôi, khiến cha mẹ tôi phải rơi bao giọt nước mắt vì xót xa trước hình hài của tôi; và ông nghĩ như thế nào nếu đến thế hệ con của tôi cũng bị như tôi, cũng bị cái thứ chất độc chết người ấy cướp đi hình hài nguyên vẹn, và biết đâu sẽ cướp luôn cả tính mạng của nó (nếu tôi lập gia đình)? Điều này tôi chỉ nói riêng về tôi, nhưng chắc cũng đủ để ông hình dung ra được những nỗi đau của bao bậc cha mẹ khác. Ông đã là cha của 2 cô con gái xinh đẹp, hẳn ông rất hiểu tình yêu thương của các bậc cha mẹ dành cho con mình.

Như tôi được biết: các vị cựu chiến binh Mỹ đã được bồi thường, nhưng thế hệ con cháu của họ vẫn chưa nhận được gì từ Chính phủ, vậy làm sao con cháu của họ có được cuộc sống tốt như các con của ông? Còn với riêng đất nước của chúng tôi: từ các cựu chiến binh đến các thế hệ trẻ chúng tôi đều không nhận được một tiếng nói công lý nào từ tòa án Mỹ, mặc dù chúng tôi đã nhiều lần đưa đơn kiện, nhưng các vị thẩm phán của tòa vẫn bác đơn kiện không một lý do và cũng không một lần xem qua tờ đơn! Ít ra khi các vị thẩm phán bác bỏ đơn, các vị cũng nên cho chúng tôi một lý do chính đáng nào chứ? Vậy cho phép tôi được hỏi ông thêm: khi các vị thẩm phán bác bỏ đơn kiện, vậy mong ước của ông "mang lại cuộc sống tốt cho mọi trẻ em khác" liệu có trọn vẹn không? Ông nghĩ như thế nào nếu tương lai của thế giới chiếm 2/3 là nạn nhân chất độc da cam và nếu tòa án vẫn tiếp tục bác đơn kiện không xem xét?

Khi qua Mỹ, tôi thấy rất nhiều người dân Mỹ quan tâm đến vấn đề chất độc da cam, thậm chí là cả các vị luật sư, vậy tại sao tòa án Mỹ lại hờ hững như thế? Tôi biết rằng ông đang rất bận rộn với bao dự án cấp bách, song tôi nghĩ vấn đề chất độc da cam và cuộc sống của các nạn nhân cũng là một vấn đề cấp bách mà ông cũng nên xem xét vì vấn đề này liên quan đến tính mạng con người và tương lai của toàn thế giới trong tương lai.

Mong ông - niềm kỳ vọng không chỉ của riêng nước Mỹ mà còn là của toàn thế giới, một người cha rất mực yêu thương con và có tấm lòng nhân đạo, mong ông dành chút thời gian nhỏ để xem xét vấn đề cho chúng tôi!

Trân trọng kính chào Ông!

TP HCM ngày 19 tháng 3 năm 2009

Ký tên: Trần Thị Hoan.

 
 
Theo VnExpress
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 53 phút trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 1 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 2 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 4 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 4 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 5 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top