Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ nhạc sĩ Trần Kim Ngọc: Để đầu trọc chỉ vì thích

Thứ hai, 15:59 12/03/2007 | Giải trí

GĐ&XH - Tôi biết Trần Kim Ngọc từ mười năm trước. Hồi đó, Ngọc cạo trọc đầu. Đĩa CD mà chị yêu thích nhất, tôi tìm thấy trong bộ sưu tập ở nhà, là sáng tác của một cô gái bị điếc. Cô gái ấy “nghe” nhạc bằng da. Mười năm sau gặp lại, sau khi đã bôn ba nhiều nước để thẩm thấu âm nhạc đương đại, Ngọc vẫn xuất hiện với một... cái đầu trọc.

 Bây giờ khi bình minh, cô “ăn sáng” 5 phút từ giai điệu lưu trong computer bản hoà tấu hoàn toàn bằng bộ gõ. Ngọc sống và làm nhạc cho chính bản thân mình, cô đơn trong một thế giới riêng ít người lưu tâm tới trong cái thời buổi vội vàng này. Ngọc, như tôi thấy, một “sư nữ” trong thánh địa các giai điệu và tiết tấu của riêng cô ấy.

Tôi đã từng đi theo chị về Bắc Ninh để đến một ngôi làng Việt cổ, nơi lưu giữ những bản cổ về nhạc hiếu. Diễn tấu những bài bản đám ma ấy vui chứ không hề  buồn. Tôi lại từng biết chị thích một nhạc sĩ điếc, cô gái ấy nghe nhạc qua da. Tôi tưởng, chị là một nhạc sĩ thấm đẫm tính cổ điển...

- Vâng, anh đã nhớ đến một số chi tiết trong các hoạt động nghề nghiệp của tôi thời gian đó. Từ khoảng đầu những năm 1990, sau cuộc gặp gỡ với nhạc sĩ Việt kiều Tôn Thất Tiết và một vài nhạc sĩ đến từ các quốc gia phát triển, cho đến khi du học tại Đức vào năm 2001 tôi đã tiến hành nghiên cứu tư liệu âm nhạc sống tại vùng đồng bằng Bắc bộ - thứ mà tôi không được học tại nhạc viện Hà Nội, thứ mà ông cha tôi đã làm ra và đã hưởng thụ trong quá khứ. Đó là thời điểm mà tôi bắt đầu quan tâm đến cội nguồn thực sự của mình, và nhận thấy mình được sinh ra từ chủ nghĩa cổ điển lãng mạn châu Âu, nhưng sâu xa hơn nữa tôi được sinh ra từ cha mẹ mình. Mà cha mẹ tôi thì nghĩa là một tầng văn hoá đã được hình thành và tiếp biến tại Việt Nam trước chiến tranh, trước khi một số loại hình âm nhạc dân gian, truyền thống tại Việt Nam biến mất như loài khủng long bỗng nhiên tuyệt chủng.

Bước chân vào nghề nhạc, chị sáng tác giao hưởng, sau đó lại thấy ca khúc, và bây giờ, nói đến chị là nói đến những cụm từ như improvisation music (âm nhạc ngẫu hứng), experimental music (nhạc thể nghiệm), digital music (nhạc số), computer music (nhạc máy tính) hoặc một cụm từ hiện đại nào đó. Liệu con đường đi của chị có thật sự rõ ràng?

- Phải nói luôn thế này, ca khúc pop (nhạc đại chúng) chưa bao giờ là nghề của tôi. Nhưng nếu không có chuyến du học tại một trong những trung tâm âm nhạc đương đại quan trọng hàng đầu của thế giới, đại học âm nhạc thành phố Cologne thì có lẽ bây giờ tôi vẫn đang viết ca khúc như phần lớn bạn bè từng học tại Nhạc viện Hà Nội với tôi hiện nay. Tại Việt Nam hiện nay, đất để phát triển cho nhạc giao hưởng thính phòng hầu như không có nên phần lớn các nhạc sĩ được đào tạo để viết giao hưởng rẽ ngang sang thị trường nhạc đại chúng, rồi tự nâng cấp kỹ năng và thông tin tại lĩnh vực này để trở thành các chuyên gia hoặc các ngôi sao.

Tôi bây giờ đang làm cái nghề mà tôi được đào tạo. Thời gian học và làm việc tại Đức giúp tôi nâng cao kỹ năng viết giao hưởng thính phòng, đồng thời “học” nốt phần còn lại của lịch sử âm nhạc kinh điển châu Âu thế kỷ 20, trong đó experimental music, electronic music, computer music hay digital music là những bộ phận quan trọng của nửa cuối thế kỷ 20. Vậy anh thấy đó, tôi chỉ có một con đường thôi: làm nghề. Còn việc anh thấy các cụm từ  “digital” hay “experimental”, “improvisational”... là hiện đại hơn từ “giao hưởng” thì là một nhầm lẫn đáng tiếc. Bởi theo tôi các giao hưởng từ những năm 1994, 1995 của mình còn experimental hơn cả các biểu diễn ngẫu hứng gần đây với vật dụng hàng ngày. Tôi chưa từng viết một giao hưởng cổ điển nào. Đây là lý do vì sao sau khi học xong 4 năm liền tôi vẫn không được phép tốt nghiệp.

Nhạc sĩ Trần Kim Ngọc bên chiếc dương cầm

10 năm qua chị bước có đều chân không?

- Tôi vẫn làm việc, ngày càng tập trung hơn.

Cuối tháng 11/2004, chị và Nguyễn Xuân Sơn thực hiện hoà nhạc ngẫu hứng tại Goethe Institute kết hợp giữa bộ gõ chèo, laptop và giọng hát. Trên tinh thần trầm, chậm và chìm của phần nhạc người ta thấy vang lên âm thanh lanh lảnh của giọng hát không lời, chỉ sử dụng âm thanh (voice). Tác phẩm được mang tên I (Information). Có người than, rất khó nghe... Khi đã mang thông tin mà số đông khó nghe, liệu có ngược đời, và như vậy làm sao chuyển tải thông tin được? Chúng ta đang nói về chuyện cách tiếp thu thông điệp của vỏ não...

- Chính bởi vậy mà chúng tôi đặt tên I cho buổi biểu diễn. I là một ẩn số. Nó có thể là information, có thể là improvisation, có thể là inter hay insist... Nếu là information, anh (hoặc chị) nghĩ gì về các thông tin mà với mình còn xa lạ? Ứng xử thế nào với một tín hiệu lạ thể hiện bản lĩnh văn hoá cuả anh? Đối với chúng tôi, những người đưa ra một tín hiệu (thông tin) tuyệt đối quan trọng với bản thân mình nhưng lại xa lạ với phần lớn khán giả đương nhiên là một thử thách và là một thử thách lớn. Đó lại cũng chính là tinh thần và là cốt lõi của cái Thể Nghiệm (Experimentation).

Khi đạo diễn Manfred Eichl làm phóng sự “Hotspot Hà Nội” (điểm nóng Hà Nội) phát trên kênh ZDF năm 2002, chị là một nhân vật xuất hiện trong đó. Phải chăng chị là mẫu người luôn lôi kéo sự chú ý của mọi người về phía mình, một điểm nóng, một cách chọn lọc và có chủ định?

- Tôi đã lôi kéo được chưa? Tinh thần thể nghiệm cần lôi kéo được thêm sự chú ý, tò mò tại Việt Nam. Để một “cơ thể” văn hoá phát triển khoẻ khoắn cần một tinh thần thể nghiệm mạnh mẽ.

Trong nhạc của chị bây giờ lẫn lộn rất nhiều thanh âm: piano, tiếng xe máy nổ, tiếng còi, tiếng trống chèo... Thanh âm nào chị thích nghe nhất trong cuộc sống?

- Sống ở Việt Nam đôi khi tôi không thấy mình có quyền nghe cái gì, không nghe cái gì. Mọi âm thanh hỗn độn tràn đến, xâm lấn cuộc sống của tôi từ mọi phía. Con người thì nháo nhác sống, chỉ vừa đủ thời gian cho kiếm sống và những thư giãn sinh học. Cái mà làm nên chất lượng sống ở đây, hơn bao giờ hết lại chính là sự im lặng. Đây không phải là một phát hiện mới nhưng tôi đang thực sự trải nghiệm giá trị của nó.

Về cái đầu trọc của chị, người ta từng suy luận đủ điều: Ngọc là người tu hành; có vấn đề về tâm thần; làm khác người đi để nổi tiếng. Còn chị, chị giải thích đơn giản là chị thích mà thôi. Thế là đã quá đủ sao?

- Rất đầy đủ. Nhưng cũng giống như những người khác anh thấy không thể thỏa mãn với câu trả lời đó. Vậy tôi thêm một vế thế này: ...đó là một ý thích có thể nhất thời. Có khá hơn không?

Chị sang Đức một thời gian để học. Nghe nói, chị làm việc trong một xưởng cưa?

- Đây thì là một tin đồn thất thiệt.

Âm nhạc làm cuộc sống của chị thay đổi hay chị dùng cuộc sống để thay đổi âm nhạc?

- Tôi không giỏi trong các định hướng thay đổi. Đương nhiên mọi sự đều tác động nhau, thay đổi nhau. Trong cuộc sống và công việc, tôi chấp nhận sự thay đổi như một quy luật và cố gắng sống cùng với sự thay đổi bằng một trách nhiệm cao nhất.

Con gái nhỏ của chị tên Mây, một cái tên Nôm?

- Vâng.

Thế giới đang trong một xu hướng hội nhập toàn cầu. Văn hoá có phải là điều bắt buộc trong dòng chảy đó không thưa chị - cụ thể là âm nhạc?

Trần Kim Ngọc SN 1974, là con gái của cố nhạc sĩ Trần Ngọc Xương, tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, đoạt giải Sáng tác âm nhạc đương đại Paris năm 1994, trở thành thành viên Hội Nữ nhạc sĩ Quốc tế năm 21 tuổi (năm 1995).

- Hội nhập ư? Khi chưa biết mình là ai thì chưa thể “nhập” vào đâu được. Văn hóa là bản ngã của một dân tộc, ép nó phải hội nhập cho “bằng bạn bằng bè” thì e không được văn minh lắm. Hãy ngưng lại đôi chút, tìm cách trả lời những câu hỏi khác tuyệt đối thiết yếu hơn chẳng hạn, “điều gì làm chúng ta hạnh phúc?”; “Chúng ta sẽ làm gì để giữ gìn nó với những phương tiện mà chúng ta đang có trong tay?...”, sự hội nhập tự nhiên sẽ xảy ra trước khi chúng ta suy nghĩ đến nó.  

Thưa chị, trong âm nhạc có phải dân ca là chất liệu duy nhất để hội nhập với âm nhạc thế giới? Có phải việc phát huy bản sắc bằng ngôn ngữ âm nhạc đương đại cũng là cách tiếp cận nhanh nhất không?

- Trong âm nhạc của tôi, cái gì cũng có thể là chất liệu, từ sự im lặng cho đến tiếng xe cộ trên đường phố, tôi chẳng thấy chất liệu nào dùng để hội nhập tốt hơn chất liệu nào, vì tôi không đặt ra “nhiệm vụ” hội nhập cho các tác phẩm của mình. Chất liệu nào bóc dậy trong tôi nhiều liên tưởng suy niệm thì khiến tôi sử dụng.

Cách tiếp cận nhanh nhất với âm nhạc thế giới là “tiếp cận” với âm nhạc của bản thân mình. Đừng có nói tôi làm nhạc Việt hay nhạc Mỹ, hãy tìm cách để có thể dũng cảm nói, tôi làm nhạc của tôi.

Theo nhìn nhận của tôi thì khán giả phương Tây đánh giá tác giả bằng tác phẩm và không bắt bất cứ ai phải đại diện cho ai ngoài bản thân anh ta.

Chị được đào tạo âm nhạc Hàn lâm nghiêm túc và cũng đã từng có những bung phá cá nhân. Hiện tại con đường đi của chị tương đối khác và mạnh mẽ hơn những khuôn khổ của trường Nhạc. Vậy, những sáng tạo cá nhân thời sinh viên như đổi chỗ dàn nhạc cổ điển... của chị có còn được chính chị coi là sáng tạo nữa hay không?

- Mỗi một sự thay đổi đều được tôi thực hiện với lao động nghiêm túc, khó khăn, gian nan chứ không dễ dàng, đồng thời vui sướng thì không thể nào quên. Trong khi công thức cho Sáng Tạo của tôi = lao động thể nghiệm vui thích. 

Theo chị, âm nhạc - văn học - mỹ thuật - sân khấu - điện ảnh, lĩnh vực nào nhiều cơ hội nhất cho sự hoà nhập?

- Anh vẫn nhất quyết “thao thức” với HÒA NHẬP, thì đây lời cuối cùng của tôi dành cho anh về sự hòa nhập: Nơi nào có nhiều cơ hội nhất cho tự do cá nhân thì nơi đó có nhiều cơ hội nhất cho sự hòa nhập.

Không hiểu sao tôi vẫn thích nhìn chị ngồi bên chiếc dương cầm. Và tóc dài ra một chút... Tôi có bị “cổ lỗ sĩ” so với suy nghĩ của chị không?

- Anh rất đương đại, và còn có thể là hậu đương đại - bởi tôi vẫn ngồi bên dương cầm hàng ngày và đang có ý định để tóc dài ra sau một biểu diễn cuối cùng với laptop và khung cửi. 

Trần Thế Vinh (thực hiện)

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao kênh TikTok của Thương Tín bất ngờ 'biến mất'?

Vì sao kênh TikTok của Thương Tín bất ngờ 'biến mất'?

Giải trí - 29 phút trước

GĐXH - Nhạc sĩ Tô Hiếu thừa nhận anh là người lập và quản lý kênh TikTok Thương Tín nhưng gần đây đã xóa hết video để tránh cho dư luận mắng chửi đàn anh ngay trên kênh.

Lý Hải tự đóng 6 vai trong "Lật mặt": Không là côn đồ thì cũng... vũ phu

Lý Hải tự đóng 6 vai trong "Lật mặt": Không là côn đồ thì cũng... vũ phu

Giải trí - 44 phút trước

Xuyên suốt 7 phần của loạt phim "Lật mặt", Lý Hải từng đóng nhiều loại vai khác nhau, trong đó, vai người chồng vũ phu trong "Lật mặt 7: Một điều ước" khiến khán giả ngỡ ngàng.

Nghệ sĩ Việt đình đám đi tấu hài bị khán giả ném đá, đuổi khỏi sân khấu

Nghệ sĩ Việt đình đám đi tấu hài bị khán giả ném đá, đuổi khỏi sân khấu

Giải trí - 4 giờ trước

Dù là những nghệ sĩ nổi tiếng nhưng cả Lý Hùng, Công Hậu, Sơn Hải đều gặp những tình huống dở khóc dở cười khi đi tấu hài.

Ảnh đẹp kỉ niệm 2 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân và chồng trẻ kém 11 tuổi

Ảnh đẹp kỉ niệm 2 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân và chồng trẻ kém 11 tuổi

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Ngô Thanh Vân mới đây đã khoe niềm hạnh phúc sau 2 năm gắn bó với chồng trẻ kém 11 tuổi Huy Trần. Cô mong muốn nhiều năm sau sẽ được sống trong cảm xúc tốt đẹp này.

Mối quan hệ lạnh nhạt của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh hậu ly hôn

Mối quan hệ lạnh nhạt của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh hậu ly hôn

Giải trí - 6 giờ trước

Sau hơn 2 năm ly hôn, Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh đều có cuộc sống riêng. Họ hầu như tránh mặt nhau tại các sự kiện và giữ khoảng cách rõ ràng trong công việc, đời sống riêng.

Tiến sĩ, NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia

Tiến sĩ, NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc quốc gia

Giải trí - 7 giờ trước

NSND Quốc Hưng - Phó giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (HVANQGVN) - trao quyết định bổ nhiệm số 591/QĐ-HVANQGVN cho tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn giữ chức Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện kể từ ngày 06/05/2024.

NSND Thu Quế - NSƯT Phạm Cường: Vợ mỹ nhân Hà thành, chồng nam thần màn ảnh nhỏ

NSND Thu Quế - NSƯT Phạm Cường: Vợ mỹ nhân Hà thành, chồng nam thần màn ảnh nhỏ

Giải trí - 8 giờ trước

NSND Thu Quế được ngưỡng mộ bởi nhan sắc đoan trang, nét đẹp Hà thành, còn NSƯT Phạm Cường được mệnh danh là nam thần màn ảnh nhỏ.

Sao nhí Ở Nhà Một Mình: Thành triệu phú năm 12 tuổi, trượt dài trong ma túy trước khi làm lại cuộc đời nhờ minh tinh H'Mông

Sao nhí Ở Nhà Một Mình: Thành triệu phú năm 12 tuổi, trượt dài trong ma túy trước khi làm lại cuộc đời nhờ minh tinh H'Mông

Giải trí - 17 giờ trước

Macaulay Culkin ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả nhờ siêu phẩm Ở Nhà Một Mình. Tuy nhiên anh từng có quãng thời gian nghiện ngập, trượt dài trước khi gặp được người bạn đời Brenda Song.

Phu nhân hào môn Phanh Lee tụ họp bên hội bạn mỹ nhân, sắc vóc mẹ 2 con chiếm spotlight

Phu nhân hào môn Phanh Lee tụ họp bên hội bạn mỹ nhân, sắc vóc mẹ 2 con chiếm spotlight

Giải trí - 17 giờ trước

Sau khi kết hôn, diễn viên Phanh Lee ngày càng thăng hạng nhan sắc, có cuộc sống hôn nhân viên mãn.

Loạt sao Việt xinh đẹp, kiếm tiền giỏi nhưng vẫn bị trai có vợ lừa tình

Loạt sao Việt xinh đẹp, kiếm tiền giỏi nhưng vẫn bị trai có vợ lừa tình

Giải trí - 21 giờ trước

Xinh đẹp, tài năng và kiếm được tiền nhưng loạt sao Việt này lại lận đận tình duyên, bị trai có vợ lừa tình.

Top