Hà Nội
23°C / 22-25°C

NS Phú Quang: Nỗi buồn của tôi đầy tính chiến đấu

Thứ tư, 17:20 13/12/2006 | Giải trí

Trái ngược hẳn với cái gã nghệ sĩ cô đơn, lang thang hoài trên phố, không nhớ nổi một con đường trong tình khúc, Phú Quang của mùa thu này trông thật trẻ trung, phong độ, quần bò áo phông đậm chất bụi bặm.

Trở về sau chuyến đi diễn ở Ucraina, anh mời tôi một ly cafe tại nhà hàng mới khai trương của mình, rồi phá lên cười: "Này, già rồi, cho mình vào tờ Bô lão mới đúng chứ!" Ước vọng muốn được dông dài cùng nhạc sĩ chuyện đời, chuyện nghề thật khó! Và đây là phút tranh thủ của anh dành cho phóng viên bản báo.

Thật lòng thích văn chương hơn nhạc!

- Anh cảm thấy thế nào khi được đánh giá là nhạc sĩ có biệt tài phổ thơ? Hầu hết, những ca khúc trữ tình nổi tiếng nhất của anh đều là nhạc phẩm phổ thơ!

- Thật lòng mà nói, hồi trẻ và bây giờ vẫn thế, tôi thích văn chương hơn âm nhạc. Việc có rất nhiều bài hát phổ thơ cũng là lẽ tự nhiên. Những bài hát giữ nguyên tác hoàn toàn rất ít, chỉ chiếm 2%. Còn lại, tôi thường chỉnh sửa, cải biên khá nhiều, bởi thơ và ca từ là hoàn toàn khác nhau.

Chẳng hạn, Doãn Thanh Tùng viết "Hà Nội ơi, tôi giữ lời quyết liệt, như máu chảy dưới làn da kia". Nhưng với tôi, lại là "Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ. Tôi vội vã trở về, lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen..."

Tất nhiên nếu không có câu "Vội vã trở về, vội vã ra đi" và bốn chữ "vai gầy áo mẹ" của ông, tôi sẽ không thể có được bài "Hà Nội ngày trở về". Dù chỉ dùng một câu hay vài chữ của người ta thôi, tôi vẫn luồn đề rõ trong tác phẩm rằng lời phổ thơ họ, để tỏ lòng tôn kính đối với người ta gợi cảm hứng sáng tác cho mình.

- Dấu ấn về Phú Quang còn là những tuyệt tác văn chương, câu ca đầy hình tượng và ý tứ thì sâu xa! Những bài hát anh tự viết lời cũng tựa như một bài thơ vậy. Phải chăng, đó là điều khiến cho các tác phẩm của anh luôn có sức sống mạnh mẽ trong lòng người?

- Những người sáng tác khi có kiến thức về văn học, thì tính văn chương trong âm nhạc sẽ hay hơn, có kiến thức về hội hoạ thì màu sắc trong âm nhạc cũng đẹp hơn. Tôi thích đọc sách, xem tranh và phim, thực lòng muốn viết văn hơn là sáng tác nhạc. Nhưng tài mọn, không làm được. Đành đem niềm yêu thích đó vào nhạc vậy. Với tôi, ca từ quan trọng không kém gì nhạc. Nó có vai trò bình đẳng như âm nhạc.

Ca từ ngây ngô, lẽ tất yếu của thời loạn

- Là người coi trọng ca từ như vậy, anh nghĩ gì về hiện tượng sáng tác tràn lan hiện nay với những bài hát nhạc trẻ mà phần lời không thể hiểu nổi?

- Một số người trẻ viết nhạc có lời lẽ ngây ngô cũng chả có gì lạ! Điều đó có từ rất lâu trong âm nhạc Việt Nam rồi. Ví dụ, một bài rất nổi tiếng có câu "Em bên anh, ta bước đi, trong lòng nghĩ suy gì?" Hay bài có câu "Lợn yêu em bằng cả tấm lòng"! Đó là lỗi lầm của các nhạc sĩ khinh thường chữ nghĩa. Không tin tôi, cứ thử không hát mà chỉ đọc thôi, sẽ thấy 1 tỷ lỗi lầm như thế.

- Dường như bây giờ ai cũng có thể làm nhạc sĩ được?

- Có lẽ, theo tôi đó là xu hướng chung. Có ông chẳng học ngày nào, nhưng cũng có ngày làm lãnh đạo, 10 ngày sau có bằng tiến sĩ. Ông viết được hai câu thơ con cóc gọi là thi sĩ. Ông viết được một bài hát gọi là nhạc sĩ. Cô hát ông ổng dăm bài, gọi là ca sĩ. Chúng ta đang lạm dụng từ "sĩ", nên không có gì đáng trách. Đó là tất yếu của một thời kỳ "loạn sĩ". Thế nên mới có chuyện một ông nói sự thật thì được phong làm anh hùng. Vì sự thật đó ai cũng biết, mà không nói. Đất nước mình thật sự có nhiều lạ lùng!

Hình ảnh về một con người cô đơn thầm lặng với những nỗi buồn sâu kín da diết hay những khát khao dữ dội, cháy bỏng, mà không sao thoả nguyện được ám ảnh trong tôi, mỗi khi những giai điệu đầy chất tự sự của những ca khúc trữ tình bất hủ này vang lên: Em ơi Hà Nội phố, Đâu phải bởi mùa thu, Hà Nội ngày trở về, Nỗi nhớ, Biển nỗi nhớ và em, Mơ về nơi xa lắm, Lãng đãng chiều đông Hà Nội... Càng nghe nhiều, càng cảm thấy day dứt, xót xa, vì dường như cái khoảng trống trong lòng người nghệ sĩ muốn đời chẳng thể lấp đầy! Thở than nhưng không hề bi luỵ, muộn phiền nhưng không hề gục gã, bởi những điều cay đắng ấy đã là quy luật rồi, là phải biết chấp nhận để vươn lên, để sống đầy tin yêu: "Hội ngộ rồi chia ly cuộc đời vẫn thế, Dẫu là mặt trời nồng nàn khát khao, Hay đêm mịt mù lấp lánh ngàn sao" - (Điều giản dị); "Thôi đừng hát ru, thôi đừng day dứt, Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu" - (Đâu phải bởi mùa thu); "Tình yêu rồi sẽ qua, Với những chiều băng giá, Lòng anh chợt xót xa, Trái tim thành viên đá, muốn hoà tan tất cả, Trong ly cafe đen, Muốn hoàn tan tất cả, Trong ly cafe em" - (Từng giọt cafe).

Nỗi buồn của những khát khao lớn

- Tại sao các bài hát của anh buồn đến vậy?

- Tôi vẫn thường đùa rằng, nỗi buồn của tôi đầy tính chiến đấu. Đó là nỗi buồn của khát khao lớn mà không đạt được. Nghe xong nỗi buồn ấy, người ta muốn phấn đấu vươn lên, chứ không phải gục xuống.

- Nỗi buồn ấy có từ ca khúc đầu tiên?

- Tác phẩm đầu tiên, viết năm 17 tuổi, bản nhạc không lời mang tên Niềm tin, sáng tác sau một lần... bị mất niềm tin! Lần đầu tiên trong đời, tôi gặp một cú sốc về lòng tin, và tôi nhận ra một điều, cuộc đời này có cả điều đẹp đẽ, cả điều xấu xa. Nhưng tôi tin điều đẹp đẽ sẽ chiến thắng dù có lúc, nó bị vùi dập.

- Thanh Lam, Hồng Nhung, Quang Lý, Lê Dung, Ngọc Tân, Quang Thọ, Trọng Tấn, Ngọc Anh... anh thích ca sĩ nào nhất và tâm đắc điều gì ở họ?

- Mỗi người đều có tài hay riêng. Nhưng với ca sĩ, sự nghiệp thường ngắn. Phải cho họ chấp nhận một điều là đổi thay và lạnh lùng. Như với Trịnh Công Sơn, có một Khánh Ly là rất may mắn. Nhưng tôi lại không cho là vậy. Tôi muốn bài hát của mình phải được nhiều người hát.

Nghệ sĩ là "thằng dở hơi"

- Trong giới âm nhạc, cũng có nhiều mối tính giữa nhạc sĩ - ca sĩ, như một sự thường tình. Với Phú Quang thì sao?

- Nếu để nghĩ tôi yêu một ca sĩ là điều rất khó. Vì trong công việc, tôi rất khó tính. Khi làm việc với bất cứ ca sĩ nào, tôi luôn "mổ xẻ" đến cùng. Tình yêu phải có gì đó bí mật. Mổ tung ra rồi, còn gì nữa để yêu?

- Về Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, anh nghĩ sao?

- Riêng trường hợp này, họ chỉ yêu nhau ở khía cạnh âm nhạc mà thôi. Nếu họ trở thành vợ chồng, thì tôi nghĩ sẽ chả còn gì để nói được nhiều như thế. Bởi tình yêu tinh thần mới là dai dẳng, bền bỉ.

- Còn tình yêu nam nữ đích thực, phải là gì?

- Cô gái của Trịnh Công Sơn tồn tại trong tiềm thức, với tóc em dài bay trong gió, đôi vai gầy nhỏ... Tôi đã nói đùa ông là bài hát rất hay nhưng đó không phải là tình ca. Đâu thể cứ vuốt tóc, sờ vai mãi được. Đến ngày nào đó, nó phải đi quá bờ vai chứ... Thực ra, đó mới là tình yêu đẹp.

Trịnh Công Sơn nói, người đàn bà giống như trái nho nhựa, nếu bạn chỉ nhìn ngắm thì thấy tuyệt vời, chứ nếu chạm vào, sẽ thấy thất vọng. Nếu giả sử đúng như vậy, 50 năm nữa, trái đất này sẽ chỉ còn một lũ già nua, thèm khát một điều không thể xảy ra là có con. Tình yêu không thể chỉ ngắm nhìn. Tình yêu đẹp phải đi đến tận cùng.

- Anh có hình dung về người phụ nữ lý tưởng chứ?

- Tôi thích một người phụ nữ dịu dàng, vị tha, và biết thông cảm. Vì nghệ sĩ là một lũ dở hơi ấy mà! Nhưng vẫn phải có khoảng cách. Em thử tưởng tượng xem, sáng dậy, người chồng nhìn thấy hình ảnh người vợ xinh đẹp tối qua nay đầu tóc bù xù, mắt nhắm mắt mở, thì buồn biết bao nhiêu. Tình yêu cần có khoảng cách để thấy nhau đẹp hơn.

- Tại sao nghệ sĩ, chuyện duyên tình lại hay trúc trắc vậy nhỉ?

- Chả phải riêng nghệ sĩ, mà duyên tình của tất cả các đôi lứa đều trúc trắc. Chỉ có điều, một cặp bác sĩ bỏ nhau, chỉ có bệnh viện đó biết. Còn một cặp nghệ sĩ bỏ nhau thì 80 triệu dân biết.

- Anh mong muốn hạnh phúc là gì?

- Hạnh phúc là điều gì khiến mình thoả mãn. Nguyễn Công Trứ có câu rất hay, biết đủ tức là đủ. Nếu không biết đủ, thì chả biết bao nhiêu là đủ. Một người biết đủ, đó là hạnh phúc.

- Anh thấy cuộc sống của mình hạnh phúc chứ?

- Tôi tự tìm cách hài lòng với những gì mình có. Nhưng cuộc đời này phải có những vật vã, ghê gớm. Đến một ngày mình hiểu, niềm vui phải được chấp nhận như là một khái niệm tương đối.

- Trong ca khúc của anh, mùa đông, thu rất nhiều. Mùa xuân có thoáng xuất hiện nhưng cũng "vì anh mà vương buồn?" Sao chẳng thấy mùa hè sôi động đâu?

- Đó là lẽ tự nhiên. Tôi cũng thích viết những bài nhảy tung tăng lên, nhưng khả năng có hạn, chỉ làm được đến thế thôi.

- Theo các ca khúc, Phú Quang lúc nào cũng yêu, cũng nhớ Hà Nội. Vậy sao anh sống tới 20 năm ở TP.HCM? Chuyện trở về Hà Nội này có phải "vội vã trở về" rồi sẽ "vội vã ra đi" không?

- Chẳng biết được. Nghệ sĩ là thằng dở hơi mà.

- Xin chân thành cảm ơn!

Trịnh Công Sơn, tôi quý ông nhưng không hay đến với ông.

Hồi trẻ, có lần thử phân tích tất cả tác phẩm của Trịnh Công Sơn, tôi cảm thấy dường như ông có một nỗi thèm khát triền miên, không bao giờ dứt. Mãi sau này, khi biết về cuộc đời ông, mới hiểu đó là nỗi khát khao muôn thuở của một người luôn tưởng tượng về tình yêu, khát khao không bao giờ được thoả mãn.

Ông ấy là một người tài năng, viết những bản nhạc tài năng. Tôi rất yêu quý ông ấy, nhưng không hay đến với ông. Vì xung quanh ông có quá nhiều người, và tôi lại không thích xuất hiện ở đám đông vây quanh một con người.

Lê Dung - câu hát của tôi đã vận vào cô ấy!

Tôi nhớ một kỷ niệm rất buồn. Lê Dung khi thu bài cuối cùng của tôi, là một bài phổ thờ Giáng Vân, rất buồn, có mấy câu sau: "Em ra biển lớn, biển đã cạn. Em vào rừng sâu, rừng chỉ còn lá rụng. Em về với anh để nghe lời giã biệt... Rồi mai em chết, còn gì trên đời". Cô ấy bảo tôi là bài này em rất thích, nhưng em thấy sợ. Em sợ nó vận vào em. Anh sửa giúp em. Tôi bèn sửa thành "Rồi mai ai biết, còn gì trên đời", nhưng ý nghĩa thì vẫn vậy. Thế rồi, chỉ hai tháng sau, cô ấy mất thật.

Trinh Hương: tôi không bế con vào đời

Tôi là một người bạn lớn của các con tôi. Chỉ đi cạnh chúng nó, chứ tôi không bế nó đi vào cuộc đời. Nếu thấy nó chao đảo, thì mình với tay ra đỡ thôi. Giờ lớn, chúng nó thích đi với bố, đùa nhau như bạn. Mọi người hỏi cái Hương trên truyền hình rằng, có mê nhạc bố nó không, nó bảo nghe ít thôi. Tôi thấy như thế mới tự nhiên. Ghét nhất là các cặp vợ chồng, cha còn, bạn bè, tình nhân lăng xê nhau trên phương tiện truyền thông.

 Theo Đẹp

giaitri
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ký ức những ngày 30/4 không bao giờ quên của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Ký ức những ngày 30/4 không bao giờ quên của đạo diễn Đặng Nhật Minh

Giải trí - 51 phút trước

GĐXH - "Thôi, vĩnh biệt những đêm dài lo âu thao thức trong ánh đèn mù. Thôi, từ nay giấc ngủ con cái chúng ta sẽ không còn bị khuấy động bởi tiếng bom đạn gầm rú," đạo diễn Đặng Nhật Minh đọc lời bình trong phim tài liệu "Tháng Năm – Những gương mặt".

Cận gương mặt tuổi 48 trẻ đẹp ngỡ ngàng của Trương Ngọc Ánh

Cận gương mặt tuổi 48 trẻ đẹp ngỡ ngàng của Trương Ngọc Ánh

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Trương Ngọc Ánh mới đây đã ngồi "ghế nóng" trong một cuộc thi. Điều khiến khán giả chú ý chính là gương mặt tuổi 48 trẻ trung gây ngỡ ngàng của nữ diễn viên này.

Hoa hậu Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa đồng loạt check-in địa điểm đặc biệt kỷ niệm 30/4

Hoa hậu Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa đồng loạt check-in địa điểm đặc biệt kỷ niệm 30/4

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Dàn Hoa - Á hậu: Tiểu Vy, Bùi Quỳnh Hoa, Bảo Ngọc,... đồng loạt khoe ảnh tại Dinh Độc Lập chào mừng lễ kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024).

Nữ NSND là tượng đài sắc đẹp, U60 nuột nà, đời thực viên mãn bên chồng, khác vẻ cay nghiệt ở phim

Nữ NSND là tượng đài sắc đẹp, U60 nuột nà, đời thực viên mãn bên chồng, khác vẻ cay nghiệt ở phim

Giải trí - 3 giờ trước

Ở ngoài đời, NSND Thu Hà có cuộc sống bình yên, viên mãn bên chồng con. Cô cũng được ngưỡng mộ vì sở hữu nhan sắc trẻ đẹp không tuổi.

Đời thực nhà cao cửa rộng cùng vợ đẹp con tài năng của nam danh ca nhạc đỏ - Trọng Tấn

Đời thực nhà cao cửa rộng cùng vợ đẹp con tài năng của nam danh ca nhạc đỏ - Trọng Tấn

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Trọng Tấn là giọng ca nổi bật trong làng nhạc đỏ Việt Nam. Ngoài sự nghiệp đỉnh cao, anh còn có một gia đình viên mãn và khối tài sản đáng ngưỡng mộ.

Con gái MC Quyền Linh đỗ vào trường đào tạo nghệ thuật top 2 thế giới

Con gái MC Quyền Linh đỗ vào trường đào tạo nghệ thuật top 2 thế giới

Giải trí - 5 giờ trước

Không chỉ xinh đẹp, Lọ Lem - con gái lớn của MC Quyền Linh còn sở hữu học lực đáng ngưỡng mộ.

Nàng dâu xinh đẹp của 'Lật mặt 7': Gốc Hà Nội lại phải học nói giọng Hà Nội

Nàng dâu xinh đẹp của 'Lật mặt 7': Gốc Hà Nội lại phải học nói giọng Hà Nội

Giải trí - 8 giờ trước

Góp mặt trong phim điện ảnh "Lật mặt 7: Một điều ước" của đạo diễn Lý Hải, diễn viên Minh Khuê được công chúng khen ngợi vì lối diễn xuất chân thật cùng nhan sắc thăng hạng theo thời gian.

Sao Việt rộn ràng nghỉ lễ: Hoa hậu Đỗ Hà lộ diện giữa thông tin cưới thiếu gia, dàn người đẹp diện bikini "cực nóng"

Sao Việt rộn ràng nghỉ lễ: Hoa hậu Đỗ Hà lộ diện giữa thông tin cưới thiếu gia, dàn người đẹp diện bikini "cực nóng"

Giải trí - 11 giờ trước

Dàn sao Việt đã bắt đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bằng những chuyến đi chơi xa.

Thanh Hằng: "Tôi và ông xã không đi theo những định kiến cũ"

Thanh Hằng: "Tôi và ông xã không đi theo những định kiến cũ"

Giải trí - 12 giờ trước

Mới đây, Thanh Hằng đã có những chia sẻ về hạnh phúc của cô trong công việc, trong cuộc sống, trong mối quan hệ với ông xã Trần Nhật Minh, thu hút sự chú ý.

Tuổi xế chiều của nữ NSND ly hôn chồng sau 32 năm gắn bó: Vẫn có người theo đuổi, sống vui vẻ, yêu đời

Tuổi xế chiều của nữ NSND ly hôn chồng sau 32 năm gắn bó: Vẫn có người theo đuổi, sống vui vẻ, yêu đời

Giải trí - 22 giờ trước

Sau những sóng gió đã qua, NSND Ngọc Huyền đang có cuộc sống bình yên, vui vẻ bên mẹ già và con cháu. U65 vẫn có người để ý...

Top