Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu sẽ gây ngộ độc, tử vong?

Thứ ba, 12:09 22/08/2023 | Sống khỏe

Mỗi người có khả năng dung nạp rượu rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không có một con số cụ thể có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Và, uống rượu luôn luôn không được khuyến khích bởi những tác hại của nó mang lại.

Bởi, nếu uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn làm tăng nồng độ cồn trong máu có thể gây nguy hiểm tính mạng.

1. Ngưỡng nồng độ cồn trong máu có thể gây nguy hiểm, chết người

Nồng độ cồn là lượng cồn (hay còn gọi là ethanol ) có trong máu. Đây là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của cồn đối với cơ thể. Nồng độ cồn trong máu càng cao, tác động của cồn càng mạnh, có thể dẫn đến tình trạng bất ổn, thay đổi ý thức, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông hoặc thực hiện các hoạt động đòi hỏi tập trung và phản xạ.

Khi nồng độ cồn trong máu tăng cao hơn mức tối đa cho phép, có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng của ngộ độc rượu bao gồm mất phương hướng, khó thở, giảm thân nhiệt hoặc thậm chí có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tử vong.

Nồng độ cồn trong máu, bao nhiêu có thể gây ngộ độc chết người - Ảnh 1.

Nồng độ cồn là lượng cồn (hay còn gọi là ethanol) có trong máu.

Nồng độ cồn trong máu thường được đo bằng đơn vị là BAC (Blood Alcohol Concentration) là số gam cồn nguyên chất trên một lít máu (hoặc miligam trên 100 ml máu). Nồng độ cồn trong máu cũng được đo bằng miligam cồn trên một lít khí thở ra. Một gam cồn nguyên chất trên một lít máu tương đương với nửa miligam trên một lít khí thở ra.

Ví dụ: Ngưỡng nồng độ cồn trong máu BAC là 0,05% có nghĩa là trong 100 mililit máu, có 50 miligram cồn, tương đương 0,25 mg mỗi lít khí thở ra (khi được đo bằng máy phân tích hơi thở).

Mức BAC càng cao, càng tăng nguy cơ xảy gây nguy hiểm, cụ thể:

BAC là 0%, đây là trạng thái tỉnh táo. BAC 0,08% bắt đầu ngưỡng say rượu. Khi đạt đến 0,14%, tác dụng ức chế của rượu bắt đầu có hiệu lực, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc bồn chồn. Việc đi, đứng trở nên khó khăn, loạng choạng và bắt đầu buồn nôn .

BAC là 0,2% sẽ gây mất phương hướng, buồn nôn, nôn, và có khả năng gây ra hiện tượng choáng váng. Ở mức 0,25% nhiều người bất tỉnh. Ở 0,3% có nguy cơ ngộ độc rượu và tử vong cao. Khi đạt đến 0,35% BAC trở lên, tim và phổi sẽ hoạt động chậm lại và có thể rơi vào trạng thái hôn mê . Đối với hầu hết mọi người, nồng độ cồn trong máu là 0,45% sẽ gây tử vong.

Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu gây nguy hiểm có thể khác nhau đối với từng người tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao và cân nặng, giới tính sinh học, tuổi tác, tốc độ tiêu thụ… Vì vậy, đừng dại dột, mà thử thách ngưỡng chịu đựng của cơ thể.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu

Mỗi cá nhân có khả năng chịu đựng rượu khác nhau. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể và biết khi nào nên dừng lại.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cồn trong máu, bao gồm:

- Trọng lượng : Nếu hai người tiêu thụ cùng một lượng rượu, thì người nặng cân hơn thường có nồng độ cồn trong máu thấp hơn.

- Giới tính : Do sự khác biệt về cấu tạo cơ thể, đàn ông thường chuyển hóa rượu với tốc độ nhanh hơn phụ nữ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có ít enzym dùng để chuyển hóa rượu hơn. Với cân nặng ngang nhau, phụ nữ phản ứng mạnh hơn với rượu, đặc biệt là vì họ có nhiều mô mỡ hơn, nên rượu khuếch tán nhanh hơn.

Ước tính, phụ nữ uống trung bình một ly tương đương với nam giới uống một ly rưỡi. Ngoài ra, khả năng chuyển hóa rượu của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh nguyệt do nồng độ estrogen cao hơn. Tất cả những yếu tố này góp phần làm tăng nồng độ cồn trong cơ thể của phụ nữ ngay cả khi uống cùng một lượng như nam giới.

- Thuốc : Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu bằng cách ức chế hoạt động của các enzyme liên quan đến việc chuyển hóa cồn trong cơ thể. Ví dụ, có một số loại thuốc chữa bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường có khả năng tương tác với enzyme chuyển hóa cồn, khiến cho việc loại bỏ cồn khỏi cơ thể trở nên chậm hơn, dẫn đến tăng nồng độ cồn trong máu.

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây tác động đến gan và làm giảm khả năng gan chuyển hóa cồn, như thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol dẫn đến tăng nồng độ cồn trong máu. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi kết hợp bất kỳ loại thuốc nào với rượu, vì tương tác có thể tạo ra phản ứng không mong muốn và gây hại đến sức khỏe.

- Tốc độ uống : Làm tăng đáng kể rủi ro khi uống rượu. Càng uống nhiều trong một khoảng thời gian ngắn, càng có nhiều khả năng cơ thể sẽ không thể chuyển hóa rượu.

- Thức ăn : Uống rượu khi bụng đói sẽ kích thích hệ tiêu hóa, khiến rượu hấp thụ nhanh hơn và dễ bị say. Ước tính khi bụng đói, nồng độ cồn trong máu đạt tối đa 30 phút sau khi uống.

Do mỗi cá nhân là duy nhất và phản ứng khác nhau với rượu, điều bắt buộc là phải nhận thức được những rủi ro mà rượu gây ra. Luôn luôn tuân thủ luật pháp và hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có cồn để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.

DS. Vũ Thuỳ Dương
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Imexpharm vinh dự nhận danh hiệu "Ngôi Sao Thuốc Việt' lần thứ 2, khẳng định vị thế về chất lượng EU-GMP

Sống khỏe - 4 giờ trước

Hôm nay, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm đã vinh dự nhận danh hiệu Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ 2. Đây là giải thưởng được Bộ Y tế trao tặng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã có đóng góp quan trọng vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

U50 'cạn trứng' đi tìm thiên chức làm mẹ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Lớn tuổi, suy buồng trứng sớm, dự trữ buồng trứng gần như đã cạn kiệt, nhờ phác đồ điều trị cá nhân hóa cùng với sự đồng hành sát sao của bác sĩ Trung tâm IVF Phương Đông, vợ chồng anh Khóa - chị Hương (Hà Nội) đã thành công đón con đầu lòng sau 21 năm mong mỏi.

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Bị rối loạn tiêu hóa do rượu bia - Đừng chủ quan!

Sống khỏe - 6 giờ trước

Bên cạnh những tác động tiêu cực đến gan, rối loạn tiêu hóa cũng là vấn đề hay gặp phải ở người sử dụng nhiều rượu bia. Vậy cụ thể mức độ ảnh hưởng của rượu bia với hệ tiêu hóa như thế nào và làm sao để cải thiện?

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 16 giờ trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Danh sách thực phẩm có hại với người viêm tuyến giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh viêm tuyến giáp. Để ngăn ngừa suy giáp, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm gây viêm trong cơ thể.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Top