Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi thống khổ của những phụ nữ với gánh nặng “phải đẻ được con trai”

GiadinhNet - Dù muốn hay không, trước áp lực của gia đình, dòng họ, bản thân nhiều người phụ nữ đã phải tìm mọi cách để cố “nặn” cho bằng được một đứa con trai để yên cửa yên nhà. Từ đó, không ít người đã rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm thậm chí mất mạng chỉ vì nỗi khổ mang tên “không biết đẻ”.

Thu Thủy (đã đổi tên) quê Hải Dương vốn là một người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi. Thế nhưng, từ sau khi lấy chồng, cô dần trở thành một con người khác. Thủy đã bị stress nặng dẫn đến trầm cảm phải điều trị bằng thuốc vì làm dâu một gia đình có "tiếng" gia trưởng, thích con trai. Thế nên, ngay sau khi kết hôn, chồng và gia đình nhà chồng của người phụ nữ này đã đặt ra "chỉ tiêu" con đầu lòng nhất định phải là con trai để cho… chắc ăn.

Tuy nhiên, lần mang thai đầu tiên của cô, thai nhi là gái. Từ ngày biết tin, bố mẹ chồng và ngay cả chồng cô cũng tỏ thái độ không hài lòng ra mặt. Trong suốt thời kỳ thai nghén, cô hầu như không nhận được sự quan tâm, chăm sóc nào từ phía nhà chồng. Đứa trẻ khi sinh ra cũng phải chịu sự ghẻ lạnh của gia đình bên nội. Khi ấy, cô chỉ biết ôm con khóc vì tủi thân.

Nỗi thống khổ của những phụ nữ với gánh nặng “phải đẻ được con trai” - Ảnh 1.

Nhiều người phụ nữ bị chồng đánh đập, mắng nhiếc thậm chí đuổi ra khỏi nhà vì không đẻ được con trai. Ảnh minh họa


Đến đứa thứ hai, áp lực phải đẻ con trai càng nặng nề hơn. Do đó, cô bắt đầu lần mò lên mạng để tìm hiểu làm thế nào để sinh con trai và áp dụng theo. Nào là tính ngày rụng trứng, uống các bài thuốc lá để dễ sinh con trai… Thế nhưng, sau khi đi siêu âm và biết thai nhi vẫn là con gái, cô bắt đầu thấy hoang mang.

Cô lo sợ, đứa trẻ lần này lại giống như chị của nó, bị hắt hủi chỉ vì không phải con trai như mọi người mong muốn. Vì thế, cô đã âm thầm đến một phòng khám sản tư nhân để "xử lý" đứa bé. Ngay sau đó, nỗi ám ảnh tội lỗi luôn đè nặng trong cô, đêm nào cô cũng gặp ác mộng và bị stress nặng. Cuối cùng, cô phải nhập viện điều trị vì chứng trầm cảm.

Thực tế, đây chỉ là một trong số rất nhiều những hệ lụy đau lòng về tư tưởng "trọng nam khinh nữ" dẫn đến áp lực đè nặng lên những người phụ nữ trong việc phải cố sinh cho bằng được một đứa con trai để nối dõi tông đường.

Trước đó, dư luận chắc hẳn vẫn chưa quên một clip được chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại những tâm sự xé lòng của một người phụ nữ sống tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ của nước ta khi phải phá thai đến…18 lần cũng chỉ với một mục đích duy nhất là để "nặn" ra một thằng cu "hương khói" cho nhà chồng.

Rốt cuộc, sau bao nhiêu hi sinh, chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, cuối cùng người phụ nữ ấy cũng phải nhận "trái đắng" khi bị chồng và gia đình nhà chồng nhẫn tâm ruồng bỏ vì ba từ "không biết đẻ".

Theo các chuyên gia, hiện nay, ở nhiều địa phương, nhất là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng vẫn còn tồn tại quan niệm "một trăm đứa khóc như ri không bằng một đứa nó đi giật lùi". Điều này còn in đậm trong nhiều nếp nhà, nếp nghĩ của người dân.

Họ cho rằng, con trai mới là người chăm sóc cha mẹ khi về già, do đó, nhiều người cố tìm mọi cách để đẻ cho bằng được thằng cu để nối dõi tông đường. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi trước và trong khi mang thai và là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay.

Theo số liệu thống kê hàng năm, trên 50% số tỉnh, thành phố có tỷ số giới tính khi sinh của năm sau cao hơn năm trước. Đáng chú ý, tỷ số giới tính khi sinh cao ngay trong lần sinh đầu tiên và đặc biệt tăng cao trong lần sinh thứ 3. Các nhà nhân khẩu học nhận định, nếu tỷ số giới tính khi sinh không được cải thiện trong thời gian tới, hệ lụy xã hội sẽ rất lớn khi thừa nam thiếu nữ, nhất là thiếu ở độ tuổi kết hôn, nam giới sẽ khó lấy vợ, hoặc không kết hôn.

Từ đó dẫn tới thay đổi cấu trúc dân số, tan vỡ cấu trúc gia đình, tỉ lệ ly hôn, tái hôn của phụ nữ tăng cao, kéo theo hệ lụy về an ninh trật tự khi làm tăng tệ nạn mại dâm, HIV/AIDS, buôn bán phụ nữ, trẻ em, tăng bạo hành gia đình, tăng bất bình đẳng giới…

Vì vậy, để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cần nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ giúp cho phụ nữ nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, định kiến, giúp họ nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, cân đối giữa con người xã hội và con người gia đình, phê phán ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử với nữ giới.

Mặt khác, đối với nam giới cũng cần học tập, nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, thay đổi quan niệm định kiến, dần dần xóa bỏ tư tưởng "trọng nam khinh nữ", tiến tới xã hội bình đẳng hơn.

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 12 phút trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 14 phút trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top