Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nới lỏng giãn cách, Hà Nội cần làm gì để bảo vệ thành quả chống dịch COVID-19, khi thành phố vẫn có thể phát hiện những chùm ca bệnh mới?

GiadinhNet - Chuyên gia Trần Đắc Phu đánh giá Hà Nội là "vùng trũng" của dịch nên luôn đối mặt nguy cơ cao, cần tập trung cao độ các biện pháp phòng chống dịch, nhất là sau khi nới lỏng giãn cách từ ngày 21/9.

Tới đây, Hà Nội vẫn có thể phát hiện những chùm ca bệnh mới

Vài ngày gần đây, các ca bệnh mới được phát hiện, nhất là các ca cộng đồng trên địa bàn thành phố có chiều hướng giảm. PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, đánh giá Hà Nội đã thành công khi khống chế không để dịch bùng phát. Các chùm ca bệnh cũng đã được khoanh vùng trong diện hẹp.

Nới lỏng giãn cách, Hà Nội cần làm gì để bảo vệ thành quả chống dịch COVID-19, khi thành phố vẫn có thể phát hiện những chùm ca bệnh mới? - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Đắc Phu

PGS Phu cho rằng trước diễn biến tình hình dịch như hiện nay, rất khó để khống chế được triệt để 100% F0 ra khỏi cộng đồng hay đưa số ca mắc mỗi ngày về con số 0 được (zero COVID). Ổ dịch ở phường Việt Hưng là một ví dụ.

Với dịch bệnh, Hà Nội xác định không thể nói trước được điều gì, vì thành phố vẫn còn nguy cơ. Vẫn còn F0 ngoài cộng đồng, do xét nghiệm 2-3 ngày/lần phát hiện ra. Chúng ta phải chung sống một cách chủ động, an toàn với COVID-19”, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong nói tại cuộc họp báo vài giờ trước khi Hà Nội nới lỏng giãn cách.

Hơn nữa, dù Hà Nội đã bố trí các chốt kiểm soát, cách ly tập trung những trường hợp đi từ nơi có dịch về nhưng cũng không thể bảo đảm kiểm soát hết 100%. Do đó, dịch bệnh vẫn có thể xảy ra. "Trong thời gian tới, thành phố vẫn có thể phát hiện những chùm ca bệnh mới" - PGS Phu nhận định.

Cẩn trọng cao độ, bảo vệ từng "vùng xanh" nhỏ nhất

Để giữ vững thành quả đã đạt được, khi Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, PGS Phu cho rằng càng phải cẩn trọng cao độ. Nếu chúng ta chủ quan, đặc biệt là không kiểm soát tốt người đi từ vùng dịch về, nguy cơ dịch sẽ tái diễn.

Nới lỏng giãn cách, Hà Nội cần làm gì để bảo vệ thành quả chống dịch COVID-19, khi thành phố vẫn có thể phát hiện những chùm ca bệnh mới? - Ảnh 2.

Hà Nội cần thực hiện xét nghiệm, tầm soát tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao để kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Các địa phương cần tiếp tục tập trung bảo vệ khu vực an toàn, tăng cường giám sát và tiến hành xét nghiệm toàn bộ người ho, sốt hay có biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh… Các đối tượng có nguy cơ cao như: Lái xe, người tham gia vào chuỗi cung ứng, người tiếp xúc nhiều… cần tiếp tục phải xét nghiệm.

"Nếu phát hiện ổ dịch cần truy vết mạnh, nhanh rồi tiến hành xét nghiệm và đánh giá nguy cơ, phong toả ở mức hẹp nhất, chặt nhất để không ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội", PGS.TS Trần Đắc Phu đưa ra các giải pháp phòng, chống dịch đối với Thủ đô trong thời gian tới.

Bảo vệ và giữ chặt "vùng xanh" từ phạm vi hẹp nhất (từng gia đình, từng ngõ, từng tổ dân phố...), PGS.TS Trần Đắc Phu cũng cho rằng, mỗi ngành, mỗi cơ quan, doanh nghiệp cần phải xây dựng phương án rất cụ thể để bảo đảm an toàn, phòng chống dịch bùng phát.

Tiêm đủ 2 mũi vaccine vaccine "ý thức" của người dân, tổ chức

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội bày tỏ lo ngại người dân sau thời gian dài phải ở nhà giãn cách sẽ như chiếc "lò xo nén", khi nới lỏng dễ chủ quan, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trong khi kết quả chống dịch có bền vững hay không phụ thuộc vào ý thức chấp hành của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Đến nay, hơn 94% người trên 18 tuổi ở Hà Nội đã được tiêm 1 mũi vaccine, tuy nhiên, thành phố vẫn chưa thể về bình thường mới vì mũi 2 mới đạt tỷ lệ 12%, theo Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong.

Theo chuyên gia Trần Đắc Phu, mục tiêu sớm bao phủ mũi 2 cho người dân đủ điều kiện ở Hà Nội rất quan trọng, cần phải làm. "Nếu không tiêm chủng tốt, việc nới lỏng giãn cách không thể bền vững được. Ngoài ra, người dân phải thực hiện tốt "5K", vừa bảo vệ cho bản thân, gia đình vừa cắt đứt chuỗi lây nhiễm" - ông nói.

Mỗi người dân phải tự ý thức và phải tự cảnh giác cao độ với dịch bệnh. "Bên cạnh những người có ý thức tốt sẽ có những người có ý thức không tốt, lơ là, chủ quan với các biện pháp phòng dịch. Những người có ý thức không tốt khi trở thành F0 thì có thể lây ra cộng đồng", PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh nếu không kiểm soát được lại phải giãn cách lại từ đầu.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà một lần nữa đưa ra khuyến cáo người dân, kể cả những người đã tiêm vaccine, tiếp tục thực hiện 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc.

Khi có biểu hiện, triệu chứng nghi nhiễm bệnh, người dân cần chủ động khai báo y tế để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Cùng với đó, khi phát hiện những hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch, cần báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, tránh lây lan trong cộng đồng.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 10 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 4 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top