Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực cứu bệnh nhân nặng và giảm tỷ lệ tử vong tại các Trung tâm hồi sức COVID-19 của Bệnh viện tuyến Trung ương

Thứ ba, 09:56 31/08/2021 | Y tế

GiadinhNet - Với sự nỗ lực và quyết tâm, các Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) COVID-19 của Bệnh viện tuyến Trung ương đã cứu sống nhiều ca bệnh nguy kịch, ở lằn ranh "sinh -tử".

Nỗ lực cứu bệnh nhân nặng và giảm tỷ lệ tử vong tại các Trung tâm hồi sức COVID-19 của Bệnh viện tuyến Trung ương - Ảnh 1.

Các Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) COVID-19 của Bệnh viện tuyến Trung ương đã cứu sống nhiều ca bệnh nguy kịch

Chưa bao giờ, ngành Y tế Việt Nam huy động một lực lượng cán bộ, nhân viên y tế đông đảo đến như vậy dũng cảm đương đầu với dịch bệnh trong cuộc chiến chống dịch khốc liệt nhất của lịch sử cận đại. Trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của bệnh nhân, từ ngày 19/7/2021 đến nay đã ghi nhận 343.686 ca mắc COVID-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 29/7/2021 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ban hành quyết định số 3616/QĐ-BYT về việc thiết lập 12 Trung tâm Hồi sức tích cực trên toàn quốc. Mục tiêu thành lập những Trung tâm này là nâng cao năng lực điều trị COVID-19, nhất là các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch, giảm tối đa số ca tử vong.

Tại TPHCM, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đặt tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM cơ sở 2 có quy mô 1000 giường do Bệnh viện Chợ Rẫy trực tiếp quản lý và điều hành đi vào hoạt động sớm nhất. Sau đó Bộ Y tế đã quyết định mở thêm 4 trung tâm Hồi sức tích cực, mỗi trung tâm có quy mô 500 giường; 1 trung tâm có quy mô 200 giường và giao cho 5 bệnh viện tuyến trung ương quản lý.

Đó là Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 đặt tại Bệnh viện Dã chiến 16 do Bệnh viện Bạch Mai quản lý và điều hành; Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 đặt tại Bệnh viện Dã chiến 13 do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức quản lý và điều hành; Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 đặt tại Bệnh viện Dã chiến 14 do Bệnh viện Trung ương Huế quản lý và điều hành; Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 đặt tại Bệnh viện Quốc tế City do Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM quản lý và điều hành; Trung tâm Hồi sức người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Dã chiến đa tầng quận Tân Bình do Bệnh viện Thống Nhất quản lý và điều hành.

Với cơ chế quản lý được áp từ thiết chế của các bệnh viện tuyến trung ương, được sự phối hợp của TP Hồ Chí Minh trong việc cung cấp mặt bằng, hậu cần, nhân sự trợ giúp, oxy; với sự hỗ trợ trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, vật tư y tế, thuốc men từ Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến trung ương đã thần tốc triển khai các trung tâm hồi sức trong thời gian ngắn kỷ lục, đồng thời chuyển nhân sự tinh nhuệ cùng máy móc trang thiết bị sẵn có của bệnh viện mình tới TPHCM để vận hành các Trung tâm Hồi sức này.

Vượt lên chính mình, các thầy thuốc đã lên đường chống dịch COVID-19 ở miền Nam với tinh thần khẩn trương, kịp thời nhất. Nhiều y bác sĩ đã tham gia chống dịch đến lần thứ 4. Họ đã làm việc quên thời gian, tranh thủ từng phút, từng giây để cứu sinh mạng của người bệnh. Họ phải nỗ lực gấp hai gấp ba so với bình thường. Khác với điều trị các bệnh nhân thông thường, các y bác sĩ tại các Trung tâm Hồi sức tích cực phải cập nhật kiến thức, kỹ năng điều trị loại bệnh mới và cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ. Từ việc thực hiện phác đồ điều trị, hội chẩn và làm các thủ thuật đấu tranh giành giật sinh mạng từ cửa tử, đến việc chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, ổn định tinh thần, vệ sinh cho bệnh nhân.

Tại tất cả các Trung tâm Hồi sức Tích cực người bệnh COVID-19, các y bác sĩ phải làm việc với chế độ 3 ca, 4 kíp phủ kín 24h trong ngày. Với số lượng ca bệnh nặng liên tục được chuyển vào bất cứ thời điểm nào, nhiều ngày họ đã phải thức trắng đêm. Các y bác sĩ trong các Trung tâm Hồi sức Tích cực không còn khái niệm ngày tháng, giờ giấc. Đối với họ điều quan trọng nhất là các chỉ số sinh tồn của các bệnh nhân.

Tiếp nhận bệnh nhân nặng sớm nhất là Bệnh viện Hồi sức COVID-19 do Bệnh viện Chợ Rẫy quản lý và điều hành tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM cơ sở 2. Tại đây tập trung đội ngũ y bác sĩ từ nhiều bệnh viện trong cả nước. Họ lập nên những êkip điều trị "liên hợp quốc" để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Đồng thời Bệnh viện này áp dụng cơ chế "đánh chặn từ xa" nhằm phát hiện sớm các ca chuyển nặng ở bệnh viện tuyến dưới để tiếp nhận và kịp thời xử lý không để bệnh nhân nặng thêm.

Sau hơn một tháng hoạt động, gần một nửa số bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh hoặc chuyển xuống điều trị ở tuyến dưới.

Khó khăn lớn nhất với các y bác sĩ ở đây chính là điều trị những bệnh nhân có nhiều bệnh nền, thừa cân, béo phì, mang thai thậm chí mang song thai. Lần đầu tiên các y bác sĩ bắt gặp tình huống cả nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh. Chính các y bác sĩ cũng phải vượt qua cú sốc tâm lý để trấn an bệnh nhân yên tâm điều trị.

Sau những nỗ lực không mệt mỏi lắp đặt, vận hành và bắt tay vào điều trị, Trung tâm Hồi sức Tích cực của Bệnh viện Việt Đức đã có bệnh nhân nặng đầu tiên xuất viện. Cô gái đã gửi thư tới các y bác sĩ đã tận tình cứu sống mình với một câu: "Em không biết nói gì ngoài từ "cảm ơn".

Tất cả 6 trung tâm hồi sức tích cực của Bộ Y tế ở TPHCM đã có những tín hiệu vui khi hàng trăm bệnh nhân đã hồi phục và chuyển nhẹ. Các Bệnh viện Trung ương tiếp tục chuẩn bị phương án mở rộng công suất giường của các Trung tâm trong trường hợp cần thiết, đồng thời giúp đỡ các bệnh viện ở tầng dưới đào tạo và thực hành điều trị để hạn chế số ca trở nặng, giảm áp lực cho tuyến trên.

Các Trung tâm HSTC cũng nhanh chóng được thiết lập tại Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Cần Thơ với sự vào cuộc đầy trách nhiệm của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ… để kịp thời điều trị bệnh nhân tại các điểm nóng của dịch COVID-19.

Hơn 16 nghìn y bác sĩ của tất cả các bệnh viện tuyến trung ương và 35 tỉnh, thành phố đã được Bộ Y tế huy động chi viện cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam. Họ bỏ lại đằng sau gia đình, những kế hoạch chung và riêng, nhiều thầy thuốc nam đã húi trọc, nhiều y bác sĩ nữ đã cắt phăng mái tóc dài để lên đường thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc.

Chỉ 10 ngày làm việc tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, BS Trần Thanh Linh – Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy đã bạc trắng đầu. Những gương mặt mệt mỏi các y bác sĩ hằn sâu vết khẩu trang, đôi bàn tay họ bợt bạt nhăn nheo sau gần chục tiếng đồng hồ phải đeo găng tay cao su. Nhưng khi thiếu máu truyền cho bệnh nhân trong bối cảnh giãn cách xã hội, thì chính các y bác sĩ, nhân viên tại các Trung tâm Hồi sức lại tình nguyện hiến dòng máu của mình để cứu sống người bệnh.

Mặc dù đội ngũ y bác sĩ phải nỗ lực với 200-300% sức lực, vẫn có những giây phút họ phải lặng người bất lực trước sự ra đi của các bệnh nhân. Đa số là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền. Không những thế một số y bác sĩ đã phơi nhiễm SARS-CoV-2, hoặc trải qua những mất mát riêng trong gia đình, khi phải lập bàn thờ bái vọng người thân nơi làm nhiệm vụ. Tất cả đều đã nén đau thương, vượt qua áp lực để tiếp tục cống hiến hoàn thành sứ mệnh được Tổ quốc giao phó.

Vụ TT và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế và Team Báo Sức khỏe & Đời sống thực hiện

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 5 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top