Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những thực phẩm phụ nữ tuổi mãn kinh nên ăn để ngừa táo bón

Thứ ba, 09:22 28/06/2022 | Dân số và phát triển

Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan bao gồm: cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

1. Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị táo bón?

Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, quá trình chuyển đổi thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến mỗi phụ nữ khác nhau. Trong giai đoạn này, việc sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone suy giảm. Sự suy giảm của estrogen và progesterone sẽ gây ra những thay đổi, bao gồm cả táo bón.

Một vai trò của estrogen trong cơ thể là giúp điều chỉnh cortisol, một loại hormone gây căng thẳng. Khi estrogen giảm, nồng độ cortisol tăng lên. Nồng độ cortisol trong cơ thể tăng lên làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm chuyển động trong ruột kết, dẫn đến táo bón.

Giảm estrogen có thể gây ra giảm trương lực cơ, bao gồm cả cơ ở sàn chậu. Sàn chậu suy yếu có thể khiến việc đi tiêu phân trở nên khó khăn hơn. Vấn đề này có thể trở nên tồi tệ hơn khi kết hợp với căng thẳng mạn tính làm suy yếu thêm các cơ sàn chậu.

Nồng độ progesterone giảm có thể khiến phân lưu lại trong ruột kết lâu hơn. Phân ở trong đại tràng càng lâu, chúng càng khô đi dẫn đến phân nhỏ và khô cứng, khó đi ngoài.

Một số phụ nữ sẽ bị đau nhiều hơn ở các khớp và lưng, điều này có thể hạn chế khả năng vận động của phụ nữ và cản trở việc vận động thường xuyên. Tập thể dục giúp điều hòa tiêu hóa nên sự gián đoạn này cũng có thể góp phần gây ra táo bón.

Cách khắc phục chứng táo bón ở phụ nữ tuổi mãn kinh - Ảnh 2.

Táo bón là một trong những biểu hiện hay gặp ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh.

2. Làm gì để cải thiện tình trạng táo bón trong giai đoạn mãn kinh?

2.1. Thay đổi chế độ ăn

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp cơ thể hình thành và loại bỏ phân tốt hơn. Chất xơ hòa tan sẽ hòa tan và tạo gel hút nước, giúp phân mềm hơn để dễ dàng đi ngoài.

Thực phẩm chứa chất xơ hòa tan bao gồm: cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, các loại đậu và một số loại trái cây và rau quả.

Chất xơ không hòa tan không bị hòa tan trong nước, thay vào đó sẽ tạo thêm khối lượng lớn vào phân để chúng được hình thành tốt hơn và dễ dàng loại bỏ hoàn toàn.

Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan bao gồm: cám lúa mì, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Lưu ý: Khi ăn nhiều chất xơ, cần phải uống nhiều nước.

2.2. Uống đủ nước

Uống đủ nước là cách quan trọng giúp phòng ngừa và điều trị táo bón. Nước làm cho nhu động ruột mềm hơn và dễ dàng đi ngoài hơn.

Một người trưởng thành bình thường cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày bằng các loại nước như: nước lọc, nước canh, nước trái cây…

2.3. Tập thể dục

Tập thể dục là biện pháp hiệu quả để thúc đẩy nhu động ruột. Tập thể dục kích thích sự co bóp của cơ ruột, đẩy nhanh quá trình di chuyển của phân.

Phụ nữ tuổi mãn kinh nên duy trì các hình thức tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe ít nhất 30 phút mỗi ngày như: đi bộ, tập yoga, bơi lội… Tập luyện đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, kiểm soát căng thẳng và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

3. Những loại thực phẩm tốt nhất nên ăn khi bị táo bón

Cách khắc phục chứng táo bón ở phụ nữ tuổi mãn kinh - Ảnh 5.

Rau và trái cây rất tốt cho người bị táo bón.

- Rau: Người bị táo bón nên ăn các loại rau giàu chất xơ như: bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, khoai tây, bí đỏ…

- Trái cây: Quả mọng, đào, mơ, mận, nho khô… là một số loại trái cây giàu chất xơ tốt nhất. Để tận dụng chất xơ, bạn nên ăn cả vỏ.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin. Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, lúa mì nguyên cám, hạt quinoa… Nên hạn chế bột mì trắng và gạo trắng.

- Các loại hạt: Quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia…

- Các loại đậu: Các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan… rất giàu chất xơ tốt cho người bị táo bón. Tuy nhiên, các loại đậu là thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Đối với người bị hội chứng ruột kích thích nên sử dụng nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như: Yến mạch, quả bơ, cam, chuối, khoai tây, cà tím, khoai lang…


Kim Ngân (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top