Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những phương pháp gọi sữa về sau sinh mẹ nào cũng cần biết

Chủ nhật, 19:00 16/08/2020 | Sống khỏe

Mẹ có biết cơ chế tiết sữa phụ thuộc vào hormon, không liên quan đến kích cỡ bầu ngực? Đặc biệt, việc giữ cho mình một tinh thần thoải mái đã là một phương pháp gọi sữa về sau sinh hiệu quả.

Không đủ sữa cho con bú là nỗi lo chung của hầu hết các mẹ sau sinh. Những vấn đề xoay quanh các câu hỏi như đâu là cách giúp mẹ nhiều sữa hay làm sao để gọi sữa về sau sinh luôn là đề tài được các mẹ quan tâm và săn đón trên các diễn đàn, mạng xã hội. Có vô số phương pháp giúp mẹ nhiều sữa từ Tây sang Đông, từ Âu sang Á được các mẹ truyền tai nhau.

Tuy nhiên, theo thống kê của các nhà khoa học, chỉ có khoảng 4% phụ nữ thật sự rơi vào hoàn cảnh mất sữa hoàn toàn. Việc tiết sữa, cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thuộc phạm trù tự nhiên và mang tính bản năng. Đa phần các mẹ sau sinh dù có hay không gặp vấn đề về sữa mẹ thì vẫn luôn chủ động kết hợp các phương pháp để luôn có đủ nguồn sữa mẹ nuôi con.

Cơ chế tạo sữa mẹ

Cấu trúc bầu vú gồm 3 mô chính: mô tuyến, mô mỡ và mô liên kết. Kích thước ngực của mẹ sẽ tùy thuộc vào thành phần mô mỡ và mô liên kết nhiều hay ít, còn số lượng mô tuyến thì hầu như tương đương nhau với khoảng 15 - 20 thuỳ.

Nhiều mẹ lầm tưởng rằng ngực nhỏ sẽ ít sữa nhưng thật sự lượng sữa mẹ nhiều hay ít là do tác động của hormon. Những hormon tác động trực tiếp đến bầu sữa mẹ gồm có estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin.

Những phương pháp gọi sữa về sau sinh mẹ nào cũng cần biết - Ảnh 1.

Bầu ngực của mọi bà mẹ đều có cấu tạo như nhau

Sự tiết sữa được điều khiển và duy trì chủ yếu bởi 2 nội tiết tố là prolactin và oxytocin. Trong đó, prolactin sẽ giúp các tế bào tiết sữa và oxytocin làm các tế bào cơ co thắt, giải phóng sữa khỏi bầu ngực. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, việc tiếp xúc da giữa mẹ và bé cùng hành động bú, mút và kéo núm vú của bé sẽ giúp cơ thể mẹ giải phóng oxytocin và tiết ra prolactin. Ngoài ra, nó còn làm co cơ tử cung giúp cơ quan này thu nhỏ lại về kích thước ban đầu, hạn chế xuất huyết sau sinh và tăng tình mẫu tử. Đây cũng chính là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyên mẹ cho bé bú ngay sau khi sinh và vào các khoảng thời gian đều đặn sau đó.

TS.BS.TTƯT. Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương chia sẻ: "Không chỉ tốt cho bé, cho con bú bằng sữa mẹ còn giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh và là sợi dây gắn kết tình mẫu tử. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu thiếu sữa, mẹ cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và giải quyết kịp thời". 

Phương pháp giúp mẹ nhiều sữa sau sinh

Mặc dù cơ thể sẽ tự biết cách điều chỉnh hàm lượng các hormone để giúp mẹ có sữa cho con bú. Nhưng để duy trì nguồn sữa, các bà mẹ sau khi sinh cần chú ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như cho trẻ bú đúng cách để không ảnh hưởng đến các yếu tố kích thích tuyến sữa.

Về chế độ ăn uống, thực đơn của mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các loại thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn, chứa caffein như trà, cà phê.

Khi cho con bú, mẹ cần lưu ý những điều sau kích hoạt các nội tiết tố thúc đẩy quá trình tạo sữa:

● Chỉ cho bé mặc mỗi tã quần, ôm bé sát vào người, mặt bé hướng vào ngực mẹ và cằm bé chạm vào bầu vú.

● Cho bé bú mỗi một tiếng một lần và bú đều cả hai ti, cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần

● Massage và bóp nhẹ bầu ngực cùng lúc giúp nặn bớt sữa trong bầu ngực ra, đồng thời nó cũng giúp kích thích ngực tạo ra dòng sữa mới

Về chế độ nghỉ ngơi, mẹ nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Đặc biệt, đối với những mẹ phải thức đêm chăm con hãy tranh thủ ngủ bù vào ban ngày. Tâm trạng thoải mái, vui vẻ, lạc quan cũng không kém phần quan trọng trong quá trình tạo sữa của mẹ.

Một mẹo nhỏ là mẹ hãy ở cạnh những người ủng hộ mình trong việc cho con bú và chấp nhận mọi đề nghị giúp đỡ từ người thân và bạn bè trong công việc nhà, chăm sóc em bé hay mua sắm để mẹ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn và cơ thể chuyên tâm vào việc tạo sữa.

Đặc biệt, mẹ không nên cho bé ngậm ti giả, bú bình nhiều hoặc ăn thức ăn ngoài trong 6 tháng đầu tiên. Ngoài ra, để tăng lượng sữa, mẹ có thể dùng một số thực phẩm hỗ trợ như Cốm lợi sữa Lactamom.

Những phương pháp gọi sữa về sau sinh mẹ nào cũng cần biết - Ảnh 2.

Hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời mẹ nhé!

TS. BS Lê Quang Thanh (Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ)​ ​chia sẻ: "Các thành phần thảo dược như cao hồi, cao thì là, mạch nha lúa mạch sẽ giúp hỗ trợ cung cấp nguồn sữa tự nhiên cho mẹ, đồng thời canxi từ bột rong biển còn tốt cho sự phát triển răng và xương bé".

Không chỉ vậy, TS.BS. Hồ Thị Thu Hằng - Phó Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long cũng cho biết: "Theo nghiên cứu, trẻ không được bú sữa mẹ sẽ dễ mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng, các bệnh hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và giảm sự phát triển nhận thức… Vì vậy, mẹ hãy cho con bú bằng chính dòng sữa ngọt của mình, đó chính là nguồn thức ăn bổ dưỡng nhất cho trẻ".

Những phương pháp gọi sữa về sau sinh mẹ nào cũng cần biết - Ảnh 3.

Cốm lợi sữa Lactamom hỗ trợ đắc lực cho quá trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Cốm lợi sữa Lactamom với thành phần từ thảo dược: Bột cao mạch nha lúa mạch, cao hồi, cao thì là có hoạt tính Estrogen kích thích sản xuất Prolactin tạo sữa mẹ, bên cạnh đó bột rong biển bổ sung calci và iod tốt cho sự phát triển răng và xương bé, giúp mẹ hạn chế tình trạng loãng xương sau sinh.

Điểm bán: Bệnh viện sản khoa, các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đặt hàng trực tiếp: Fanpage Cốm Lợi Sữa Lactamom và website: https://lactamom.com.vn

Hotline: 1900 64 68 99

Nhà phân phối:

CÔNG TY CỔ PHẦN GONSA

Địa chỉ : Lô F14-2-2 và F14-2-3, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP.HCM

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Huyền Phạm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 22 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top