Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những nơi chứa nhiều mầm bệnh mẹ cần tránh cho con

Thứ năm, 14:00 30/04/2015 | Sống khỏe

Có những nơi tưởng như an toàn với bé nhưng lại ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh. Mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với những nơi này.

Hộp cắm bàn chải đánh răng

Hộp cắm bàn chải đánh răng không phải lúc nào cũng sạch sẽ.

Hộp cắm bàn chải đánh răng đứng ở vị trí thứ ba trong những đồ vật có chứa nhiều mầm bệnh nhất trong gia đình. Khi giật nước nhà vệ sinh, những giọt nước bị ô nhiễm sẽ bắn lên, vi khuẩn sẽ bám vào hộp để bàn chải đánh răng để gần đó. Để làm sạch bàn chải của bé, hãy rửa chúng trong nước nóng hàng tuần sau đó  lau bằng nước khử trùng.

Vật nuôi

Vật nuôi và trẻ em là những người bạn thân tự nhiên. Nhưng vật nuôi có thể truyền vi khuẩn, virus, ký sinh trùng cho trẻ em thông qua các chất thải, nước bọt, hoặc lông. Đồ chơi vật nuôi và bát của chúng có thể chứa nhiều coliform - tập hợp các vi khuẩn bao gồm salmonella và E. coli gây tiêu chảy. Trẻ phải luôn rửa tay sau khi chạm vào vật nuôi hoặc đồ chơi hoặc thức ăn của vật nuôi. Đặc biệt cần tránh không để cho trẻ hôn thú cưng.

Sân đất

Các chuyên gia cho biết tiếp xúc với vi khuẩn trong đất là rất tốt cho trẻ em. Nhưng hãy cẩn thận với một số mầm bệnh nguy hiểm. Đừng để trẻ chơi trong sân có phân súc vật. Hãy chú ý tiêm vắc xin mới nhất để bảo vệ bé khỏi bệnh uốn ván khi vô tình bị xước tay chân.

Tủ lạnh

Gia vị để mở, bọc thịt bị hở, sữa hỏng, rất nhiều thứ trong tủ lạnh có vi khuẩn khiến bé có thể mắc bệnh. Những vi khuẩn thường thấy cả trong bếp như Salmonella, Campylobacter và norovirus có thể gây ra rối loạn dạ dày, tiêu chảy. Để tránh ô nhiễm, hãy bịt kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh. Rửa, khử trùng tủ lạnh và kệ bếp thường xuyên để tránh mầm bệnh lây lan.

Môi trường chăn nuôi

Vườn bách thú, trang trại giáo dục, những nơi trẻ có thể tiếp xúc gần gũi với động vật. Đây là môi trường tuyệt vời để bé có thể học tập nhưng cũng là nơi có rất nhiều vi khuẩn lây lan. Trẻ em đặc biệt có nguy cơ bị lây nhiễm cao. Không được để bé đem theo thức ăn hay đồ chơi vào khu vực chăn nuôi. Các bé nên rửa tay sau khi chạm vào động vật.

Sàn nhà

Thảm và sàn nhà là nơi lưu trữ vô cùng nhiều bụi, nấm mốc, các mẩu thức ăn rơi vãi, bụi bẩn bên ngoài, và thậm chí các bé có thể bị côn trùng đốt. Các bé có thể bị dị ứng và hen suyễn hoặc bị lở loét nếu tiếp xúc với môi trường nhiễm bẩn này.

 1

Việc ngoáy mũi, cắn móng tay... là nguyên nhân khiến bé dễ dàng bị lây truyền vi khuẩn.

Vũng nước đọng

Vũng nước đọng là nơi hấp dẫn để chơi nhưng cũng là một mảnh đất màu mỡ cho nấm mốc, vi khuẩn và côn trùng như muỗi, có thể truyền vi rút West Nile và các bệnh khác. Mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với những vũng nước đọng.

Khu vực để đồ

Trẻ em khi đi nhà trẻ thường hay bị lây chấy của các bạn trong lớp do ngủ chung giường hoặc đội chung mũ. Các trường học nay đều đã có biện pháp phòng ngừa bằng cách cho mỗi trẻ một tủ hoặc một móc treo riêng.

Trung tâm thương mại

Nghiên cứu cho thấy đường ray cầu thang, nút thang máy, bộ điều khiển trò chơi video và các máy ATM chứa rất nhiều mầm bệnh vì không được làm sạch thường xuyên. Rửa tay thường xuyên có thể giúp bé tránh được việc bị bệnh do những vi khuẩn này lây lan.

Khi trẻ chính là nguyên nhân lây truyền vi khuẩn

Một số hành động của trẻ như ngoáy mũi, cắn móng tay, hoặc lau nước mũi bằng tay là nguyên nhân khiến bé dễ dàng bị lây truyền vi khuẩn. Hầu hết các bé không rửa tay thường xuyên nên hay bị nhiễm các bệnh cảm cúm. Vì vậy, bố mẹ hãy thường xuyên nhắc nhở các bé rửa tay để giữ vệ sinh và tránh bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 52 phút trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 18 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top