Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người nên đi xét nghiệm tiểu đường

Thứ năm, 09:07 28/03/2013 | Sống khỏe

Tại Việt Nam, số người mắc bệnh tiểu đường hiện có gần 5 triệu người, trong đó có tới 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh.

Với tỉ lệ tăng từ 8-10% mỗi năm, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường nhanh nhất thế giới. Việc kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện bệnh là điều cần thiết đối với mỗi người.

Những người nên đi xét nghiệm tiểu đường 1
Tiểu đường thường không hề thể hiện triệu chứng ra bên ngoài

Đường trong máu được coi như một chất độc hại cho cơ thể nhưng hầu như không ai có thể cảm nhận được nó tăng lên như thế nào. Có những người mắc tiểu đường loại 2, khi lượng đường máu chạm tới ngưỡng nguy hiểm, sẽ gặp phải những biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, sụt cân, mắt mờ. Khi lượng đường máu tăng quá cao, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người mắc bệnh mà không có bất kì triệu chứng nào. Vậy nên, phòng còn hơn chống, tốt nhất là đừng để thấy cơ thể có vấn đề rồi mới đi kiểm tra sức khỏe.

Kiểm tra tiểu đường rất đơn giản

Có rất nhiều cách để kiểm tra xem bạn có mắc tiểu đường hay không, phần lớn những cách này chỉ yêu cầu thử máu đơn giản.

Phát hiện bệnh sớm có thể tạo ra sự khác biệt lớn

Những người có biểu hiện tiền tiểu đường có thể trì hoãn hoặc phòng ngừa mắc bệnh bằng cách thay đổi thói quen sống. Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao (tới mức có thể gây hại cho cơ thể) tuy nhiên chưa cao đến mức để được kết luận mắc tiểu đường loại 2. Loại bệnh này rất phổ biến, cứ 3 nam giới là có 1 người mắc bệnh. Tuy nguy hiểm nhưng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, vận động nhiều hơn là có thể giảm nguy cơ tiền tiểu đường biến chứng thành tiểu đường.

Có rất nhiều cách để giữ gìn sức khỏe

Sau khi kiểm tra, nếu phát hiện bị nhiễm tiểu đường loại 2, đừng quá hoảng loạn. Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại thuốc mới cũng như khoa học đã nghiên cứu không ít các cách có thể giúp bệnh nhân tiểu đường giảm được lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường thường có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc và tập thói quen sống lành mạnh. Với những người nhiễm tiểu đường loại 1, cần dùng insulin liên tục, tiểu đường loại 2 thì không cần như vậy. Bằng các chế độ ăn uống hợp lý, tập thể thao và dùng thuốc, chỉ cần kiểm soát được lượng đường trong máu là có thể giảm nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường.

Theo Dinh dưỡng

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 2 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 3 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 3 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 4 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 19 giờ trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Top