Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người không có Tết ở "lá chắn COVID-19 cuối cùng" của Hà Nội: Chỉ mong con đợi ba về rồi hãy chào đời!

Thứ năm, 11:32 03/02/2022 | Y tế

2 năm qua, từ khi bắt đầu lao vào cuộc chiến giành giật sự sống cho F0, anh bác sĩ trẻ Lê Văn Thiệu (SN 1989, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) chưa dám nghĩ sẽ được về ăn Tết trọn vẹn 1 ngày với gia đình. Đôi lúc anh nói vui rằng mong ước của anh là được "thất nghiệp".

Những ngày cận Tết Nguyên đán với các y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có chút gì đó khá buồn, vì những năm chưa có dịch, những bác sĩ ở lại trực Tết sẽ được lãnh đạo bệnh viện đi khắp các phòng chúc Tết và lì xì, ngoài ra còn được đón Tết cũng bệnh nhân tại đây. Nhưng 2 năm nay thì khác.

Ở nơi không có khái niệm Tết

2 năm qua Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương luôn trong tình trạng "đầy ắp" bệnh nhân. Đặc biệt những tháng gần đây, Hà Nội ghi nhận mỗi ngày hàng nghìn ca bệnh. Các y, bác sĩ tại đây lúc nào cũng phải luôn tay, luôn chân theo dõi bệnh nhân, có nhiều lúc các bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ vội vàng qua cấp cứu.

Tại "lá chắn" cuối cùng ở Hà Nội này có những nhân viên y tế tình nguyện "bỏ Tết" tham gia chống dịch, có người chẳng có khái niệm Tết. 2 năm, ngoài căng thẳng với những bệnh nhân F0 bất chợt trở nặng, các anh chị em y bác sĩ không được hưởng không khí Tết vì khoa phòng nào sẽ biết khoa phòng đó do sợ nhiễm COVID-19.

Tết năm nay đối với bác sĩ trẻ Lê Văn Thiệu (SN 1989, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) anh chắc như đinh đóng cột là "sẽ đón Tết trong bệnh viện".

"Mỗi bác sĩ trung bình mỗi ngày nhận 20-30 ca bệnh nhân COVID-19, đặc biệt trong đợt này cơ cấu bệnh nhân thay đổi, bệnh viện chỉ nhận những ca F0 nặng, còn nhẹ thì đã được điều trị tại nhà. Chính vì thế, áp lực cho các bác sĩ cũng nặng nề hơn", bác sĩ Thiệu cho hay.

Áp lực nhất chắc phải kể đến hơn 1 tháng anh Thiệu vào nam chống dịch. Anh kể, ngày 9/9/2021, anh cùng 4 bác sĩ và 8 điều dưỡng của bệnh viện xung phong lên đường vào chi viện cho TPHCM. Cả đoàn làm việc tại Khoa cấp cứu bệnh nhân nặng và khu chăm sóc và điều trị COVID-19 lầu 3, Bệnh viện 30/4, nơi có khoảng 150 bệnh nhân COVID-19.

Câu chuyện mà anh nhớ nhất đó là ngày 10/9 (sau khi vào TP.HCM tiếp nhận việc một ngày) thì anh tiếp nhận bệnh nhân N.V.T và ba của anh T. - cụ N.V.L vào đúng thời điểm mưa gió lớn.

Khi ấy, anh T. có triệu chứng ho khan, còn ông L. sốt nhẹ, mất khứu giác. Hai ba con được sắp xếp nằm cùng buồng bệnh. Khoảng 5 ngày thì tình trạng phổi của người cha xấu đi, cần can thiệp thở oxy, chuyển sang phòng cấp cứu.

Đến ngày 20/9, người con đủ thời gian không xuất hiện triệu chứng bệnh, 2 lần liên tiếp xét nghiệm âm tính; trong khi người cha vẫn dương tính, chưa cai được oxy. Tôi có thông báo anh T. sẽ được xuất viện vào hôm sau. Tuy nhiên, anh T. tha thiết xin ở lại.

Hỏi ra mới biết, anh T. trước đó vẫn cố gắng đi làm và không may mắc bệnh, sau đó lây cho cả gia đình. Các thành viên khác không có triệu chứng nên điều trị tại nhà, còn anh và người cha phải nhập viện. 

"Anh T. lúc đấy rất ân hận và lo lắng cho ba nên muốn được ngày ngày theo dõi, chăm sóc ông. Sau đó, tôi giải thích kỹ cho bệnh nhân T. về tình trạng của người cha. Sau khoảng 15 phút trò chuyện, anh T. mới bình tĩnh và yên tâm.

Bệnh viện luôn

1 tháng chống dịch trong TP HCM hay điều trị bệnh nhân F0 tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, áp lực lớn nhất là khi bác sĩ, nhân viên y tế trở thành F0, bị loại khỏi cuộc chiến, để lại gánh nặng cho đồng đội. Vì chúng tôi là một ê-kíp. Thiếu bất kỳ ai cũng tạo ra khoảng trống chuyên môn.

Với tôi, hình ảnh một nhân viên y tế, đồng nghiệp nửa đêm nhận được tin trở thành F0 bê đồ vào khu bệnh nhân trở thành bệnh nhân là hình ảnh khiến tôi cảm nhận rõ sự khốc liệt của trận chiến này", anh Thiệu nhớ lại.

Còn vài ngày nữa là đến Tết, nhưng với tình hình hiện tại hoặc tùy theo diễn biến của dịch các y bác sĩ sẽ có lịch nghỉ Tết. Tuy nhiên, khả năng cao họ sẽ không được nghỉ Tết, các bác sĩ được huy động hết trong bệnh viện mà không về nhà.

Tôi chỉ ước em bé đợi ba về hãy chào đời

Giữa tháng 10/2021, anh cùng đồng đội được lệnh rút khỏi TP HCM về lại bắc chống dịch, đúng như mong ước của anh là được "thất nghiệp" trở về nhà. 

"Tôi chỉ ước em bé đợi ba về hẵng chào đời vì khi đó vợ tôi bầu em bé thứ 2 đã 35 tuần tuổi. Thật may, sau 2 tuần cách ly trở về nhà được 1 ngày, vợ tôi chuyển dạ và sinh vào tối 30/10. Em bé nghe được tâm tư của tôi thì phải.

Đây cũng là ngày sinh nhật của tôi, cảm xúc vui không thể tả nổi, 2 ba con trùng ngày sinh nhật với nhau", anh Thiệu cười.

Bệnh viện luôn

Sau khi vợ sinh, mãi nửa tháng sau anh mới xin nghỉ phép thai sản được 3 ngày về quê cùng vợ. Sau đó lại tiếp tục lao vào cuộc chiến giành giật sự sống cho F0 từ đó đến giờ. Những ngày sau đó, anh tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân F0, đến ngày 17/12 thì chuyển về khoa sản, vì lượng bệnh nhân F0 tăng lên, nhưng các bác sĩ ở khoa thì không có nhiều chuyên môn điều trị COVID-19.

"Cũng may vợ làm cùng nghề nên rất hiểu, như hồi quyết định xung phong vào nam chống dịch là tôi giấu vợ vì sợ vợ lo lắng. Nhưng công tác trong ngành y 5 năm rồi, nên gia đình rất hiểu. Tôi cũng rất cảm ơn vì điều đó", anh Thiệu nói.

Kể từ khi được gặp con mới chào đời, đã gần 3 tháng bác sĩ Thiệu chưa được gặp con và vợ. Cảm giác nhớ nhung nhưng không được ở gần với anh bác sĩ trẻ khá khó chịu. 

Bệnh viện luôn

"Bình thường tôi sẽ dành 5-10 phút mỗi ngày để gọi điện về nhà rồi lại bắt tay vào việc chăm sóc bệnh nhân F0. Cứ như vậy, mỗi ngày tôi và vợ vẫn thường xuyên gọi điện cho nhau. Nhưng cũng có nhiều hôm tôi bận, hoặc vợ bận chăm con cả 2 quên mất không gọi cho nhau, thì ngày hôm sau phải gọi sớm để hỏi thăm.

Năm nay chắc sẽ là cái Tết buồn nhất, gần như không còn Tết nữa vì người bệnh không khỏe được vào những ngày này, và bệnh viện vẫn phải tiếp nhận những ca bệnh mới nhập viện vào những ngày đầu năm mới.

Sang năm tới chúng ta tưởng tượng chỉ toàn COVID là COVID, vì hiện tại lượng người mắc khá là nhiều, từ đó cũng có thể sinh ra những biến thể mới và chúng ta không thể biết được mức độ nguy hiểm từ nó như thế nào", bác sĩ Thiệu chia sẻ.

 

Gia Đoàn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 5 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top