Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những ngôi làng “5 không” bên kia đỉnh N’Nheng

Thứ tư, 07:00 06/06/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngôi làng của người đồng bào Bahnar bên kia đỉnh núi N’Nheng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang đứng trước khó khăn bởi cái đói, cái nghèo. Ở nơi đây không có điện, đường, trường, trạm, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh...


Không được đến trường các em nhỏ phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà.     Ảnh: Đức Huy

Không được đến trường các em nhỏ phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà. Ảnh: Đức Huy

Cuộc di cư qua bên kia đỉnh núi

Cách TP Pleiku 50km về hướng Đông Nam, làng Heg 2 (xã Chư A Thai) như một lòng chảo nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. 100% dân số ở làng này là đồng bào Bahnar. Do sống biệt lập với thế giới bên ngoài, nên điện, đường, trường, trạm dường như là điều quá xa lạ đối với những người dân ở đây.

Chúng tôi hỏi thăm người dân nhưng rất ít người biết đến sự hiện diện của ngôi làng này, bởi lẽ Heg 2 là một làng xa tít tắp và cũng bởi con đường dẫn vào làng vòng vèo, nhiều ngã rẽ. Cuối cùng sau rất nhiều nỗ lực, chúng tôi cũng tìm được đường đi. Con đường độc đạo đầy những sỏi đá nhấp nhô dẫn vào làng như càng làm cho nơi này thêm xa xôi, hẻo lánh. Vào đến giữa làng, trước mắt chúng tôi là hơn hai chục nóc nhà sàn, vách gỗ dột nát, xập xệ. Từ lâu, cái nghèo đã len lỏi trong từng ngóc ngách, từng nóc nhà của ngôi làng này.

Giữa cái nắng như cháy da cháy thịt, làng Heg 2 vắng tanh, chỉ có vài bé gái vừa đi hái xoài rừng về, lê lết chơi đùa dưới bóng cây Kơ Nia. Một vài nhóm trẻ khác, với đôi chân trần các em bước vội trên con đường nóng bỏng để ra nương phụ giúp bố mẹ nhặt phân bò. Những người già không đi đâu được đành lặng lẽ ngồi tựa bậu cửa nhìn ra khoảng trời nắng cháy.

Buổi trưa, những người lớn bắt đầu đi làm về, chúng tôi ghé vào căn nhà sàn rộng chừng 18m2 của bà Đinh Bê ở đầu làng. Trong nhà chẳng có gì đáng giá ngoài 5 bao phân bò khô, già Bê đang khâu túm tụm lại để đem đi bán lấy tiền đong gạo. Già Bê chẳng biết đến cái tuổi của mình. Già bảo: “Mình không đi học, không biết được tuổi đâu. Ngày xưa ông cha mình ở đây. Sau nhà nước đưa ra vùng tái định cư nhưng do ít đất sản xuất nên cả làng quay về. Giờ cả làng chỉ trồng lúa vào mùa mưa thôi, mùa này không trồng được vì thiếu nước tưới”.

Nhà chị Đinh H’Loanh (37 tuổi) là một trong những hộ hiếm hoi buôn bán hàng hoá ở làng Heg 2. Buổi trưa nắng, chủ nhà uể oải dọn lại mấy thứ hàng treo trên sợi dây vắt qua cửa nhà. Chị kể: “Mình ở làng khác dọn về đây buôn bán hàng hóa cho bà con được 2 năm rồi. Ở đây không có điện đâu, trẻ em không được đi học, không được tiêm vắc-xin. Các bé lúc sinh ra cũng không làm giấy khai sinh, bên cạnh đó cả làng chẳng gia đình nào có sổ hộ khẩu”.

Tài sản lớn nhất của người dân làng Heg 2 có lẽ là đàn trâu bò, nhưng không ai dám bán lấy tiền tiêu. Những con trâu bò của các gia đình để dành phòng lúc ốm đau, bất trắc.

Những người già của làng Heg2 kể lại, từ rất lâu rồi, cha ông họ đã đi khai hoang mở đất ở làng Heg 2 hiện tại. Cuộc sống của họ cứ lay lắt như cây trên rừng. Đến năm 1994, khi đập thủy điện Ayun Hạ được khởi công xây dựng, cư dân ở đây được di dời về khu tái định cư ở bên kia đỉnh núi Cheng Leng. Tuy nhiên khi về khu tái định cư chưa được bao lâu, cũng vì thiếu đất sản xuất, nhiều người nhớ làng cũ đã quay trở lại.

Người làng Heg 2 ngoài thiếu cái ăn cái mặc, ngày ngày còn phải đối mặt với nỗi lo thiên tai, hạn hán. Cả làng luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nơi đây là một vùng đất cằn khô, khắc nghiệt. Giữa lòng chảo này người dân không thể trồng được bất cứ loại cây gì ngoài lúa một vụ và củ mì cao sản. Chính vì nằm khá biệt lập, trở ngại trong việc di chuyển nên mỗi khi trong làng có người ốm đau, bệnh tật, việc đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gặp rất nhiều khó khăn.

Trong làng, ông Đinh Jăi là người duy nhất “có chữ” nên được bầu làm trưởng làng. Ông Jăi tâm sự: “Ở đây muốn đi chữa bệnh chỉ có cách đi 6km đến làng D’Lâm của huyện Chư Sê hoặc quay về làng Heg tái định cư cách 8km, xa hơn nữa là đi về xã Đăk Trôi của huyện Mang Yang cách đây 15km. Vì xa xôi như vậy nên trong làng cũng đã có trường hợp không thể đưa đến bệnh viện kịp và tử vong trên đường đi”.

Vận động người dân trở về làng tái định cư

Cách làng Heg 2 không xa, trên đỉnh núi Cheng Leng có khoảng 20 căn nhà của làng Cheng Leng, nhà ở lâu nhất khoảng 20 năm. Ban ngày, người lớn đi làm rẫy, trong làng chỉ còn lại những đứa trẻ chơi với nhau. Giống như làng Heg 2, những đứa trẻ ở Cheng Leng cũng không hề biết chữ, dù có đứa đã 15 tuổi. Nguyên nhân mà những người này rời bỏ làng cũ lên núi Cheng Leng sinh sống chủ yếu vì thiếu đất sản xuất.

Cuộc sống dựa vào những sản vật của núi rừng cũng không khiến cho họ có cuộc sống sung túc hơn. Họ cứ tiếp tục cuộc sống vật vờ nơi góc núi. Những đứa trẻ sinh ra không giấy tờ tùy thân hoặc có nhưng đã cũ, rách nát.

Anh Rmah T’rúi (trú tại làng Cheng Leng) cho biết, bà con thích ở đây vì ở trong làng cũ không có đất rẫy. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất ở ngôi làng mới này là nguồn nước.

Quá trình tìm hiểu của PV được biết, tại làng Cheng Leng có 9 gia đình với hơn 40 nhân khẩu có nguồn gốc từ làng Trớ (xã Chư A Thai). Họ kéo nhau lên núi định cư từ năm 2004. Số hộ gia đình khác là người từ các làng quanh vùng, chủ yếu từ huyện Chư Sê lên định cư hoặc làm nương rẫy rồi làm nhà, sinh sống tại đây. Do sống biệt lập tại vùng núi tiếp giáp giữa 2 huyện Chư Sê và Phú Thiện nên cuộc sống của bà con gặp nhiều khó khăn. Người dân sinh sống trong cảnh “nhiều không” ( điện, đường, trường, trạm, giấy tờ tùy thân, nguồn nước…).

Ông Phùng Trung Toàn - Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết, sau khi nhận được phản ánh, các cơ quan chức năng của xã Chư A Thai cũng như của huyện Phú Thiện đã trực tiếp đến các điểm làng trên núi để rà soát số hộ, số nhân khẩu, qua đó có phương án giải quyết tình trạng trên.

Theo ông Phùng Trung Toàn - Chủ tịch UBND xã Chư A Thai, mới đây UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo huyện Phú Thiện và xã Chư A Thai vận động nhân dân trở về làng tái định cư. Xã đã rà soát và dành quỹ đất riêng để cấp cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trong trường hợp thiếu đất sản xuất. Dù vậy, xã cũng xác định đây là nhiệm vụ khó khăn bởi tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số là sinh sống tại các khu vực đồi núi. Tuy nhiên, chính quyền xã sẽ quyết tâm vận động bà con trở về, để người dân, đặc biệt là trẻ em ở hai ngôi làng này được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách xã hội.

Đức Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 1 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 3 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Những tình huống gây ùn ứ trên cao tốc dịp nghỉ lễ

Xã hội - 4 giờ trước

Đôi khi ùn tắc trên cao tốc dịp nghỉ lễ không phải do tai nạn giao thông, lưu lượng phương tiện gia tăng mà lại từ nguyên nhân chủ quan của các tài xế.

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

TP.HCM yên bình, đẹp lạ thường dưới sắc cờ đỏ rực rỡ sáng 30/4

Xã hội - 6 giờ trước

Từ đường phố lớn đến các con hẻm nhỏ ở TPHCM, cờ đỏ sao vàng rực rỡ hòa vào không khí kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Nhà vắng chủ cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

Xã hội - 6 giờ trước

Sáng nay, một ngôi nhà cấp 4 nằm trong khu dân cư ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt.

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Video: Khoảnh khắc hai xe khách va chạm kinh hoàng trong đêm khiến nhiều người thương vong

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Hai xe khách di chuyển với tốc độ cao, dù đi qua nút giao nhưng không chú ý quan sát, không giảm tốc độ, hậu quả tai nạn thảm khốc đã xảy ra.

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Hoài niệm về 'ngày non sông thống nhất'

Xã hội - 7 giờ trước

Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.

Top