Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Những ngày không quên" ở nơi tâm dịch

Thứ tư, 14:43 20/10/2021 | Y tế

GiadinhNet - Với những nhân viên y tế Thừa Thiên Huế vừa hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch COVID-19 trở về, 1 tháng vừa qua là quãng thời gian cực kỳ đáng nhớ, thực sự khó quên đối với họ.

"Mệnh lệnh" từ trái tim

Ngày 9/9, đoàn cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 41 người xuất quân, lên đường vào hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại bệnh viện dã chiến của Tổng công ty Becamex IDC Bình Dương (tỉnh Bình Dương).

41 cán bộ, nhân viên y tế và tình nguyện viên lên đường với mệnh lệnh xuất phát từ trái tim người thầy thuốc. Họ tạm xa gia đình, người thân, quê hương tình nguyện viết đơn vào nơi tâm dịch để làm nhiệm vụ cao cả. Trong những cán bộ, nhân viên y tế này có cả những tu sĩ khoác áo blouse, những bác sĩ đã "cởi áo blouse" tiếp tục quay trở lại khoác áo để vào nơi tâm dịch.

"Những ngày không quên" ở nơi tâm dịch - Ảnh 1.

Đại đức ThS.BS Thích Tâm Quang những ngày ở nơi tâm dịch Bình Dương.

Vừa hoàn thành sứ mệnh lịch sử ở tâm dịch Bình Dương trở về, Đại đức, ThS.BS Thích Tâm Quang, Phó Giám đốc Phòng khám Đa khoa từ thiện Tuệ tĩnh đường Hải Đức (Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế) dường như vẫn còn quen với guồng quay của những ngày làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế), Đại đức Thích Tâm Quang cho biết, đoàn nhân viên y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khi vào tới Bình Dương được chia làm các nhóm nhỏ, thực hiện các công việc gồm lấy mẫu test, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID ở các tầng và làm công việc hành chính.

Lịch làm việc được chia làm 3 ca gồm trực đêm, trực ngày và làm hành chính. Trực đêm bắt đầu lúc 6h30 tối và kết thúc vào 8h sáng hôm sau. Trực ngày bắt đầu từ 6h30 sáng đến 8h tối. Làm hành chính là đi từ lúc 6h30 sáng đến 6h tối về. Trong nhóm trực tùy tình hình thực tế mà các thành viên thay phiên nhau ăn trưa và nghỉ để đảm bảo sức khỏe cho ca trực.

"Đối với người tu hành như tôi thì công việc cũng bình thường như bao nhân viên y tế khác, không có trở ngại gì cả. Nhưng vì đặc thù ăn chay, nên cũng hơi khó khăn trong ăn uống một tí", Đại đức Thích Tâm Quang nói.

"Những ngày không quên" ở nơi tâm dịch - Ảnh 2.

Những ngày tham gia chống dịch ở tâm dịch Bình Dương với nhiều nhân viên y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đó thực sự là "những ngày không quên".

Đại đức Thích Tâm Quang chia sẻ, làm việc ở môi trường có nguy cơ lây nhiễm rất cao vì phải tiếp xúc với hàng nghìn bệnh nhân COVID, nên mọi người phải tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng hộ do Bộ Y tế hướng dẫn.

Ngoài ra, đoàn cũng xây dựng thêm một vài tiêu chuẩn phụ bắt buộc tất cả các thành viên phải tuân thủ như ngoài khử khuẩn thường xuyên tại bệnh viện, khi về chỗ ở, mọi người khử khuẩn lại và tắm rửa, thay áo quần mới trước khi vào phòng nghỉ. Hạn chế tiếp xúc với các đoàn khác và những người ngoài công việc.

"Bệnh nhân vào đó không có người nhà bên cạnh nên ngoài các nhân viên y tế và đội ngũ chăm sóc hỗ trợ thì chính người bệnh họ cũng chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau. Nếu mỗi nhân viên y tế cố gắng gần gũi, chia sẻ động viên họ một tí sẽ tạo được cho họ cảm giác gần gũi, thân thương để an tâm điều trị"
Đại đức, ThS.BS Thích Tâm Quang.

"Những ngày không quên"

Từng có thời gian công tác trong ngành y tế tại một đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khi nhận thấy tình hình dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam đang diễn biến phức tạp, BS Y học cổ truyền Nguyễn Ngọc Lộc đã viết đơn tình nguyện để xin tham gia cùng đoàn cán bộ y tế tỉnh Thừa Thiên Huế lên đường chống dịch.

"Những ngày không quên" ở nơi tâm dịch - Ảnh 4.

BS Nguyễn Ngọc Lộc (bên phải) những ngày tham gia chống dịch ở tỉnh Bình Dương.

"Tôi hiểu được những khó khăn vất vả của các y, bác sĩ trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay. Do đó, tôi đã viết đơn tình nguyện gửi Sở Y tế và được cho phép tham gia đoàn công tác để đóng góp 1 phần công sức nhỏ của mình", BS Lộc chia sẻ.

Theo BS Lộc, vì là bác sĩ nên công việc của anh những ngày ở tâm dịch Bình Dương chủ yếu là tham gia công tác điều trị tại các khu A và B, nơi có nhiều bệnh nhân nặng. Đối với anh, những ngày ở tâm dịch là những ngày không quên, khi được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc vui, buồn.

"Với tôi, niềm vui lớn nhất những ngày ở tâm dịch đó là được chứng kiến các bệnh nhân nặng được điều trị khỏi, xuất viện. Còn điều buồn nhất đó là khi các bệnh nhân mắc COVID-19 không thể vượt qua được cửa tử. Khi họ ra đi nhưng không có người thân bên cạnh", BS Lộc tâm sự.

"Làm việc ở đây cũng có rất nhiều nhân viên y tế của các tỉnh bạn vào hỗ trợ Bình Dương. Chúng tôi hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công việc. Đó không chỉ là tình đồng chí, đồng nghiệp mà giống như anh em một nhà vậy. Tất cả đều có một quyết tâm đó là giúp bệnh nhân nhanh khỏe", BS Lộc chia sẻ.

BS Lộc nói: "Xa vợ con đi làm nhiệm vụ cao cả, có chút nhớ chút thương nhưng nghĩ lại đã là bác sĩ thì sức khỏe người bệnh là hàng đầu. Đã công tác trong ngành y, mình chẳng e sợ gì cả, chỉ khi tổ quốc, nhân dân cần thì mình sẵn sàng lên đường".

Cũng là thành viên trong đoàn cán bộ, nhân viên y tế Thừa Thiên Huế vừa trở về từ Bình Dương, Y sĩ Đoàn Xuân Thìn, nhân viên y tế Bệnh viện Y học học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chia sẻ về những ngày không quên khi tham gia chống dịch.

"Những ngày không quên" ở nơi tâm dịch - Ảnh 6.

Đoàn 41 cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Thừa Thiên Huế chụp ảnh lưu niệm trước lúc trở về Huế sau 1 tháng hỗ trợ tỉnh Bình Dương chống dịch.

Y sĩ Đoàn Xuân Thìn cho biết, trong tuần đầu tiên vào làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến, anh được phân công đến các khu điều trị để lấy mẫu xét nghiệm PCR. Sau đó, do phân bố được nhân lực, nên anh được chuyển về làm công tác cho bệnh nhân xuất viện.

"Tôi tình nguyện vào Bình Dương chống dịch theo tình thần, nhiệt huyết của một thanh niên. Luôn đem một tinh thần hết mình, tận tâm trong khả năng để phục vụ người bệnh", Y sĩ Đoàn Xuân Thìn nói.

"Khi nhìn thấy những ánh mắt hồn nhiên, ngây thơ của những đứa trẻ mắc bệnh là con của những bố mẹ bị bệnh, nhưng những cô, cậu bé đó vẫn vui tươi chạy nhảy, mà mình cũng cảm thấy vui, được tiếp thêm động lực để hoàn thành nhiệm vụ".
Y sĩ Đoàn Xuân Thìn


Hoàng Dũng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top