Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những mũi tiêm quan trọng, khi mang thai nhất định mẹ bầu không nên bỏ qua

Thứ bảy, 14:00 15/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong quá trình mang thai được các bác sĩ phổ biến cụ thể. Các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn đến lịch tiêm phòng để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Khi lên kế hoạch sinh con, bên cạnh việc chuẩn bị tài chính, tâm lý, sắp xếp công việc… phụ nữ cần có một sức khỏe tốt nhằm tạo tiền đề cho 9 tháng mang thai khỏe mạnh. Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý thì việc tiêm ngừa đầy đủ mũi vaccine được khuyến cáo cho phụ nữ trước khi mang thai có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và em bé trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Khi tiêm phòng, các mẹ bầu nên thực hiện tại các cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm phòng, và nên đi theo đợt tiêm. Trước khi đi tiêm phòng vắc-xin các mẹ nên tìm hiểu kỹ về loại vắc xin tiêm phòng và nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Trước và trong quá trình mang thai, cần chú ý các mũi tiêm sau:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiêm phòng Rubella

Con số thống kê 90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ không phải bỗng dưng mà có. Nếu chẳng may bị vi-rút này tấn công nguy cơ gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai là rất cao. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.

Tiêm phòng sởi

Sởi có thể bùng phát thành dịch bất kỳ thởi điểm nào. Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch suy giảm, nếu bị sởi khả năng gây dị dạng thai nhi cũng rất cao. Sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu cũng có thể kể đến.

Quai bị

Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Thủy đậu

Mẹ cần biết rằng dù đã từng bị thủy đậu hoặc may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường.

Viêm gan B

Viêm gan B là bệnh mạn tính, có thể gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho bé trong quá trình sinh nở. Vì vậy trước khi mang thai, mẹ cần tầm soát viêm gan B để được tiêm phòng bổ sung hoặc nếu mẹ đã nhiễm virus viêm gan B thì cần có hướng giải quyết để dự phòng nguy cơ truyền virus sang cho con.

Tiêm phòng uốn ván

Trong quá trình sinh con sản phụ có thể nhiễm vi trùng uốn ván trong ca sinh, vi trùng vào theo đường can thiệp sản khoa. Với trẻ sơ sinh vi trùng vào qua nơi cắt và thắt ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh.

Cách phòng ngừa tốt nhất mà WHO khuyên chính là tiêm phòng uốn ván. Vắc-xin ngừa uốn ván hiện có 3 loại: Vắc-xin uốn ván hấp thụ, Vắc-xin uốn ván Tetanus toxoid vaccine adsorbed và Vắc-xin uốn ván Tetavax.

Những loại vắc xin tiêm trước khi mang thai được miễn dịch bao nhiêu năm?

– Vắc xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm.

– Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella (Trimovax) chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Tiêm nhắc lại nếu bùng phát dịch hoặc thuộc các đối tượng có nguy cơ cao như làm việc trong các cơ sở y tế, vùng thông báo có dịch, trong trường học hoặc quân đội…

– Vắc xin viêm gan B: bạn chỉ cần tiêm hết một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau một năm, bạn sẽ nhận được miễn dịch gần như suốt đời.

Lưu ý: Cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vắc – xin đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 6 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top