Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những loại đồ ăn, thức uống không nên ăn khi đói: Vị trí số 1 hầu như ai cũng mắc phải

Thứ sáu, 15:00 14/12/2018 | Sống khỏe

Khi đói, nhiều người thường ăn ngay thức ăn có ở xung quanh mà không hề do dự. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm, đồ uống ăn lúc đói sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các loại đồ uống không nên uống khi đói

1. Sữa

Nhiều người thường uống sữa hay sữa đậu nành khi đói nhưng thực tế đây là một hành động sai lầm.

Sữa rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều protein, thế nhưng khi uống vào lúc đói, cơ thể sẽ không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng đó, gây ra sự lãng phí về dinh dưỡng thực phẩm. Cách chính xác nhất để uống sữa là uống khi ăn bánh mỳ, bánh quy hay các thực phẩm khác.

2. Rượu

Uống rượu đã có hại nhưng uống rượu khi bụng rỗng còn nguy hiểm hơn rất nhiều.

Uống rượu khi bụng rộng thường xuyên sẽ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và sau đó sẽ gây ra một loạt vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như viêm loét dạ dày, chứng hạ đường huyết càng thêm trầm trọng.

3. Trà

Trà rất giàu caffeine và catechin, có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà khi đói sẽ khiến dịch vị dạ dày bị pha loãng, gây cản trở tiêu hóa và thậm chí gây ra hiện tượng "say trà" với các biểu hiện như đánh trống ngực, chóng mặt, đau đầu.

Các thực phẩm không nên ăn khi đói

1. Thực phẩm lạnh

Thực phẩm lạnh bao gồm các loại đồ uống lạnh, kem hay các loại thực phẩm để lạnh khác thông thường đã gây kích thích lên niêm mạc đường tiêu hóa và chúng sẽ tác động mạnh hơn nếu ăn lúc dạ dày rỗng.

Trong khi đó, niêm mạc đường tiêu hóa bị kích thích có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như đau dạ dày, tiêu chảy,…

2. Khoai lang

Khoai lang rất giàu chất xơ, carbohydrate và đây là loại thực phẩm thường được nhiều người chọn lựa khi đói bụng. Tuy nhiên, ăn khoai lang lúc đói lại là một sai lầm.

Nguyên nhân là do trong khoai lang có chứa nhiều chất nhựa và axit tanic. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác khó chịu như ợ nóng, cồn cào và thậm chí là đau dạ dày.

3. Kẹo, thực phẩm nhiều đường

Khi đói, chúng ta rất dễ bị hạ đường huyết nên nhiều người thường ăn bánh kẹo ngọt vào lúc này, nhưng trên thực tế loại thực phẩm này không thích hợp để ăn vào lúc đói. Mặc dù kẹo ngọt hay thực phẩm chứa nhiều đường có thể tạm thời làm tăng lượng đường trong máu nhưng tác dụng không đáng kể.

Trong khi đó, tiêu thụ quá mức thực phẩm chứa nhiều đường khi đói sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, dễ gây ra các triệu chứng có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều kẹo ngọt khi đói cũng rất dễ bị hỏng men răng.

Các loại trái cây không nên ăn khi đói

1. Qủa hồng

Qủa hồng có chứa khá nhiều chất nhựa và axit tanic. Các chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ dễ dàng tạo thành các cục nhỏ khó hòa tan, dẫn đến chứng khó tiêu.

Những cục này nếu có kích thước nhỏ có thể được thải ra đường phân, nhưng nếu lớn thì nó có thể đóng thành sỏi, gây loét dạ dày và thậm chí là thủng dạ dày.

2. Cam, quýt

Trong cam, quýt có chứa nhiều vitamin, đường và các axit hữu cơ rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, ăn cam, quýt vào lúc đói sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày do trong loại quả này có chứa nhiều axit citric, axit folic,… và từ đó lượng axit trong dạ dày sẽ tăng lên, gây tổn thương dạ dày. Ngoài ra, ăn cam, quýt khi đói còn gây ra một số triệu chứng khác như đầy hơi, trào ngược axit dạ dày.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vấp phải dây điện hở, bé 9 tuổi nguy kịch

Vấp phải dây điện hở, bé 9 tuổi nguy kịch

Y tế - 41 phút trước

Bé trai 9 tuổi (quê Tuyên Quang) chơi đá bóng tại nhà, không may vấp phải dây điện máy bơm bị hở, thời điểm người nhà phát hiện ra, trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê.

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa hè nắng nóng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh so với thời tiết bình thường, điều này sẽ làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Sống khỏe - 3 giờ trước

Ung thư hạ họng không có triệu chứng rõ rệt nên chỉ 4% số ca được phát hiện sớm. Từ 60 tới 80% số trường hợp phát hiện bệnh khi đã có di căn hạch cổ.

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Y tế - 5 giờ trước

Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng ở chó mèo, thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Ghi nhận thực tế có bệnh nhân tiêu chảy, ngứa 10 năm không biết mình nhiễm giun đũa chó, mèo. Vậy chẩn đoán căn bệnh này thế nào?

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Một cô gái 33 tuổi đã tử vong sau khi thực hiện thủ thuật đặt bóng hơi vào dạ dày để giảm cân trước ngày cưới.

Những người nên hạn chế ăn bún

Những người nên hạn chế ăn bún

Sống khỏe - 8 giờ trước

Bún rất phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Bởi vậy, bạn phải lưu ý cách chọn bún để đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe.

8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung ngay

8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung ngay

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thiếu sắt là một trong những tình trạng phổ biến nhất trên thế giới, nhưng nhiều người không nhận ra rằng lượng sắt của họ thấp. Thiếu sắt có thể gây ra một loạt vấn đề cho sức khỏe…

Làm gì để tránh tổn thương gan do thuốc gây ra?

Làm gì để tránh tổn thương gan do thuốc gây ra?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Gan là cơ quan chính chuyển hóa thuốc trong cơ thể nhưng nhiều loại thuốc có thể gây tổn thương gan ở các mức độ khác nhau.

Kiểm soát dịch COVID-19 tốt nên Bộ Y tế không sử dụng tới nguồn 46 nghìn tỷ đồng

Kiểm soát dịch COVID-19 tốt nên Bộ Y tế không sử dụng tới nguồn 46 nghìn tỷ đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo, việc kiểm soát dịch bệnh tốt và huy động các nguồn viện trợ, tài trợ vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 dẫn đến không phải sử dụng nguồn vốn này.

5 thực phẩm bổ sung có tác dụng chống lão hóa

5 thực phẩm bổ sung có tác dụng chống lão hóa

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mong muốn duy trì sự trẻ khỏe là mục đích nhắm đến của mỗi con người. Mặc dù di truyền đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, nhưng việc bổ sung một số chất trong thói quen hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa...

Top