Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lầm tưởng phổ biến về tiêu chảy do kháng sinh và cách điều trị

Thứ ba, 08:00 19/06/2018 | Sống khỏe

Sử dụng nhiều kháng sinh không thể tránh khỏi tác dụng phụ, trong đó thường gặp nhất là tiêu chảy. Cụ thể, trung bình có đến 20% người lạm dụng kháng sinh gặp vấn đề này. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh lý này. Cùng giải mã những lầm tưởng tai hại liên quan đến tiêu chảy do lạm dụng kháng sinh và tìm ra hướng điều trị hiệu quả.

Nhầm tưởng 1: Kháng sinh không liên quan đến tiêu chảy

Sự thật là kháng sinh hoàn toàn có thể gây ra chứng tiêu chảy. Trong hệ tiêu hóa tồn tại hệ vi sinh đường ruột, bao gồm cả hại khuẩn và lợi khuẩn. Việc dùng kháng sinh kéo dài sẽ tác động xấu đến các lợi khuẩn, vốn hỗ trợ và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Ngược lại, các hại khuẩn thường có tính kháng kháng sinh cao ít bị ảnh hưởng. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, gây ra hiện tượng loạn khuẩn. Điều này tạo đà thúc đẩy các chủng hại khuẩn phát triển dẫn đến tiêu chảy.

Nhầm tưởng 2: Tiêu chảy do kháng sinh không nguy hiểm và hoàn toàn khỏi khi ngưng dùng thuốc.

Phần lớn tiêu chảy ở mức độ nhẹ có thể khỏi sau thời gian ngừng dùng kháng sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng hơn khi niêm mạc ruột bị tổn thương, bệnh lý sẽ diễn biến phức tạp hơn thành viêm đại tràng. Những trường hợp này cần có sự thăm khám của bác sĩ chuyên ngành để có hướng điều trị phù hợp.

Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tình trạng tiêu chảy
Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tình trạng tiêu chảy

Nhầm tưởng 3: Tiêu chảy do kháng sinh chỉ xuất hiện ở trẻ em do sức khỏe đường ruột còn non yếu.

Theo thống kê, có khoảng từ 6 - 80% trẻ em bị tiêu chảy do kháng sinh, còn ở người lớn tỷ lệ này dao động từ 7- 33% bệnh nhân nằm viện. Như vậy, tiêu chảy do kháng sinh có thể xảy ra với mọi đối tượng trải qua điều trị bằng kháng sinh. Đặc biệt đối với những người sử dụng nhiều loại kháng sinh cùng lúc, sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hay những người có tiền sử tiêu chảy liên quan đến dùng thuốc kháng sinh, nguy cơ mắc phải triệu chứng này cao hơn.

Nhầm tưởng 4: Men vi sinh Probiotics chỉ hỗ trợ tiêu hóa chứ không có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh

Mới đây, tại hội thảo khoa học “Probiotics: Ứng dụng vượt ngoài hiểu biết của chúng ta” do Hội Vi Sinh Lâm Sàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự phối hợp của Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam, những nghiên cứu mới nhất về hiệu quả của vi sinh có lợi Probiotics trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh đã được thảo luận sôi nổi với sự dẫn dắt của các chuyên gia đầu ngành.

Cụ thể, chủng Probiotics hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh được trình bày là Bacillus Clausii được nhấn mạnh với khả năng tác động hiệu quả đến hệ vi sinh ruột. Bào tử Bacillus Clausii có khả năng sống sót cao qua sự tấn công acid của dịch vị dạ dày và muối mật của ruột non, phát triển thành tế bào sinh dưỡng ở ruột và trở thành dạng hoạt động.

GS.TS.BS Francesco Franceschi – Bệnh viện Gemelli, ĐH Công Giáo Rome (Ý) đã chia sẻ nhiều thông tin mới về ứng dụng của bào tử Bacillus Clausii trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh
GS.TS.BS Francesco Franceschi – Bệnh viện Gemelli, ĐH Công Giáo Rome (Ý) đã chia sẻ nhiều thông tin mới về ứng dụng của bào tử Bacillus Clausii trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh

Vì kháng sinh gây ra những thương tổn của hệ vi khuẩn đường ruột nên cần Probiotics giúp phục hồi lại hệ vi khuẩn đường ruột. Khi đó, hệ vi khuẩn đường ruột sẽ có chức năng làm khoẻ mạnh hệ miễn dịch và chống được sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Mỗi chủng Probiotics đều có những tác dụng khác nhau. Việc chọn và sử dụng đúng chủng cần thiết như Bacillus Clausii sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe hệ vi sinh đường ruột.

Nhầm tưởng 5: Chỉ cần uống Probiotics trong thời gian đang bị tiêu chảy do kháng sinh là đủ

Hệ vi sinh đường ruột cần có thời gian để tái lập sự cân bằng và duy trì tình trạng cân bằng. Vì thế, để tăng cường sức khỏe cho hệ vi sinh đường ruột, Probiotics được khuyến cáo sử dụng vào 3 thời điểm chính sau theo chỉ định của bác sỹ:

• Trước khi sử dụng kháng sinh: củng cố sức khoẻ và sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy do kháng sinh.

• Trong khi đang mắc tiêu chảy do kháng sinh: củng cố sức khoẻ của hệ vi sinh đường ruột để điều trị tiêu chảy do kháng sinh.

• Sau khi mắc tiêu chảy: phục hồi sức khoẻ cho hệ vi sinh đường ruột, giúp cơ thể mau lành bệnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Hội thảo khoa học “Probiotics: Ứng dụng vượt ngoài hiểu biết của chúng ta” do Hội Vi Sinh Lâm Sàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với sự phối hợp của Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam và sự góp mặt của các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong nước và quốc tế. Với những kinh nghiệm và kiến thức nghiên cứu rất thực tiễn, các chuyên gia đã giới thiệu những thông tin khoa học, hướng nghiên cứu mới để khai mở tiềm năng mạnh mẽ của Probiotics và bào tử Bacillus Clausii đối với việc hỗ trợ điều trị tiêu chảy nói riêng và duy trì sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột nói chung.

Link số liệu thống kê:

http://suckhoedoisong.vn/tieu-chay-do-khang-sinh-va-cach-chua-tri-n82362.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4789985/

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 3 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 20 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

Top