Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những kiến thức cơ bản về ung thư bạn cần biết

Thứ ba, 17:04 27/10/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Vừa qua, tại hội trường Học Viện Quân y (số 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội) đã diễn chương trình tọa đàm: “Ung thư không phải là dấu chấm hết”, nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày hội sức khỏe lần thứ nhất do Hội Nội Khoa Việt Nam tổ chức.

 

 

Tham dự sự kiện có sự góp mặt của các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành GS.TS Nguyễn Bá Đức - Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, GS.TS Đào Văn Phan - Nguyên Trưởng khoa Dược lý, Đại học Y Hà Nội, các cơ quan thông tấn báo chí, cùng gần 200 bệnh nhân ung thư, người nhà bệnh nhân trên cả nước.

GS.TS Nguyễn Bá Đức - Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam (thứ 3, trái sang), GS.TS Đào Văn Phan - Nguyên Trưởng khoa Dược lý, Đại học Y Hà Nội (thứ 2) tại tọa đàm về ung thư.

Tại sự kiện, các chuyên gia đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của bệnh nhân ung thư xoay quanh các vấn đề như: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, hỗ trợ điều trị, phương pháp giải độc tính hóa trị, cách chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng…v…v…cho bệnh nhân ung thư.

GS.TS Nguyễn Bá Đức nhấn mạnh: “Hiện nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có nhiều phương pháp chữa bệnh ung thư có hiệu quả, đem lại cơ hội chữa lành cho nhiều bệnh nhân.

Quan trọng là, khi bị ung thư cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Để tránh mắc và chống lại căn bệnh ung thư, người dân cần am hiểu những kiến thức cơ bản về ung thư cũng như các phương pháp điều trị và phòng tránh. Từ đó, có lối sống lành mạnh và khoa học”. GS cũng chỉ ra những quan niệm sai lầm về bệnh như : Ung thư do chất độc hóa học Dioxin, ung thư không được quan hệ vợ chồng, ung thư không được đi đám tang,…v…v…

Đặc biệt hơn, tọa đàm còn đề cập tới một chủ đề thiết thực, hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân và gia đình người bệnh: Làm thế nào để nâng cao thể trạng, giảm bớt tác dụng phụ của hóa xạ trị?

 

Đây chính là nội dung trọng tâm trong phần trao đổi của GS. TS Đào Văn Phan (Nguyên Trưởng khoa Dược lý, Đại học Dược Hà Nội) cập nhật những nghiên cứu khoa học về vai trò của Nano Curcumin trong hỗ trợ điều trị ung thư, giúp nhanh chóng phục hồi thể trạng của bệnh nhân ung thư và nâng cao hiệu quả của các phương pháp trị liệu truyền thống.

GS Đào Văn Phan cho biết: “Trước đây, khoa học chưa phát triển, dân ta uống nghệ nhưng cơ thể không hấp thu. Ăn vào, nó ra lại ra.

Giờ, các nhà khoa học tìm ra cách mới để curcumin trong nghệ được hấp thu dễ dàng với nano nghệ là các phân tử rất nhỏ. Nano curcumin tan trong nước dễ, hấp thu vào được máu, vào được cơ thể. Trước dù uống 4 kg nghệ nó không vào được cơ thể. Nay, nano nghệ vào máu, sẽ diệt ‘anh’  tế bào ung thư, phục hồi được việc tế bào lành.

Việc sản xuất thành công Nano Curcumin và chuyển giao thành viên mang mềm CumarGold, thực sự là một bước đột phá của các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khi ứng dụng được công nghệ nano để nâng tầm giá trị thảo dược truyền thống, đánh thức tiềm năng của cây nghệ vàng.

Ngay từ năm 2005, khi bằng sáng chế đầu tiên được cấp, Nano Curcumin trở thành tâm điểm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới với 254 bằng phát minh sáng chế của các quốc gia có nền y tế kĩ thuật phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Hàn Quốc…

 

 

Trong đó bằng phát minh có liên quan đến ứng dụng Nano Curcumin trong hỗ trợ điều trị ung thư chiếm tỉ lệ lớn nhất (24%). Phân tích riêng về 24% các bằng liên quan đến ung thư thì thấy trong đó, 16% là ung thư vú, 10% là u hắc tố, 10% là ung thư tuyến tiền liệt, 10% là ung thư phổi, 9% là ung thư máu …”.

Đặc biệt trong buổi tọa đàm lần này, khách mời đã được lắng nghe câu chuyện cảm động của hai bệnh nhân ung thư nổi tiếng: nghệ sỹ Hán Văn Tình, cô gái ung thư máu có nghị lực sống phi thường Hoàng Diệu Thuần, những minh chứng sống động, những tấm gương sáng đầy lạc quan và niềm tin vào cuộc sống, tiếp thêm sức mạnh cho những bệnh nhân ung thư trên cuộc hành trình dài đầy gian nan chiến đấu với bệnh tật.

Nghệ sĩ Hán Văn Tình chia sẻ: “Tôi đã từng rất sốc và tuyệt vọng khi biết tin mình mắc bệnh. Tôi từng nghĩ rất nhiều đến ung thư và cái chết. Nhưng khi chứng kiến những người thân của mình khóc hết nước mắt, tôi nghĩ, chính bản thân mình phải là người cứng rắn nhất. Số tôi may vì có quý nhân phù trợ. Bạn bè, đồng nghiệp, khán giả, các chuyên gia đã giúp tôi vượt qua bệnh tật. Với tôi bây giờ ung thư không còn đáng sợ nữa. Nếu phát hiện sớm, dùng thuốc đúng chỉ định, tinh thần lạc quan thì ung thư sẽ sợ mà chạy”.

 

 

Cô gái “Như hoa hướng dương” Hoàng Thị Diệu Thuần lại khiến cả hội trường, đặc biệt là GS.TS Nguyễn Bá Đức không khỏi khâm phục và xúc động trước nghị lực sống, niềm đam mê với công việc mãnh liệt. Cô nhắn gửi tới các bệnh nhân ung thư khác một thông điệp: “Các bạn không đơn độc trong cuộc chiến cam go với ung thư, hãy sống như những chiến binh khi đối đầu với bạo bệnh và tin vào những tiến bộ của y học hiện đại. Chúng ta hoàn toàn có niềm tin và cơ hội”.

Hoàng Thị Diệu Thuần tâm sự: Do chịu tác dụng phụ của thuốc nên em bị lở loét miệng, chán ăn, da dẻ khô lại và cháy đen, chân tay co quắp, mọi hoạt động phải nhờ người giúp đỡ. Em đã uống thuốc theo chỉ dẫn  của bác sỹ và dùng thêm CumarGold nên cân năng tăng từ 34 kg lên 40 kg, sức khỏe được cải thiện rất nhiều.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Loại ngô rất giàu vitamin và chất chống oxy hoá, tốt cho người bị tiểu đường

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Ngô bao tử hay còn gọi là ngô non (bắp non), không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn là một viên "ngọc dinh dưỡng",

12 dấu hiệu cơ thể thiếu protein bạn không thể bỏ qua

12 dấu hiệu cơ thể thiếu protein bạn không thể bỏ qua

Sống khỏe - 12 giờ trước

Những người không đáp ứng được nhu cầu protein hàng ngày sẽ phải đối mặt với một loạt các triệu chứng thiếu protein. Đọc bài viết để biết thêm về các dấu hiệu thiếu hụt protein không nên bỏ qua.

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Thực phẩm 2 xanh 1 đen tốt nhất để 'dọn dẹp' độc tố, bồi bổ cho gan

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Gan là cơ quan đào thải độc tố quan trọng bậc nhất của cơ thể. Nhưng bản thân nó cũng cần được thải độc thường xuyên để hoạt động trơn tru.

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, biết sớm bạn có thể tự phòng ngừa

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

6 thực phẩm lành mạnh giúp 'chữa lành' tâm trạng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Khi cảm thấy chán nản, ăn uống có thể vực dậy tinh thần. Nhưng xu hướng phổ biến mọi người thường tìm đến những món có đường, nhiều calo, điều này không cải thiện được tâm trạng mà còn gây tăng cân, béo phì. Vậy loại thực phẩm lành mạnh nào cải thiện tâm trạng?

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 19 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Top