Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những giải pháp “chống độc” trong ứng xử trên mạng xã hội

Thứ ba, 06:30 05/11/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Mạng xã hội là một thành tựu khoa học kỹ thuật khiến con người đến gần với nhau hơn, nói lên suy nghĩ của mình nhiều hơn. Tuy nhiên, với sự tương tác mạnh mẽ, tự do trong thế giới ảo gần đây xuất hiện những câu chuyện không hay. Vì vậy, việc kêu gọi xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội đang trở nên hết sức cấp thiết.

Những giải pháp “chống độc” trong ứng xử trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: TL

Mạng xã hội - con dao hai lưỡi

Trong khuôn khổ bài viết, xin đề cập đến khía cạnh văn hóa trong thời đại khoa học công nghệ 4.0 trên lĩnh vực mạng xã hội. Mạng xã hội với đặc thù nhanh, cập nhật đa dạng, phong phú đã trở thành một công cụ truyền thông và giải trí được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là một tiến bộ của khoa học mang đến lợi ích to lớn về mặt tinh thần và văn hóa cho cộng đồng dân cư ở khắp thế giới. Bên cạnh những lợi ích vượt trội thì trên mạng xã hội nảy sinh nhiều vấn đề gây ra những tác động xấu khó lường như những biểu hiện lệch chuẩn mực đạo đức, ứng xử thiếu văn hóa, dùng mạng xã hội để lợi dụng vào những mục đích không lành mạnh… đòi hỏi cần được nhận thức một cách đầy đủ và khách quan để có giải pháp chấn chỉnh.

Theo Báo cáo nghiên cứu thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam, năm 2018 trung bình một ngày người Việt Nam dùng 1,12 giờ để truy cập mạng xã hội, riêng với Facebook là 3,55 giờ. Với phạm vi tiếp cận rộng rãi, tốc độ lan truyền nhanh và khó kiểm soát, mạng xã hội như con dao hai lưỡi, có thể giúp lan tỏa những điều tốt đẹp, những thông tin cập nhật, nhưng cũng dễ bị lợi dụng gây ra nhiều hệ lụy.

Từ thực tiễn của việc sử dụng mạng xã hội hiện nay, vấn đề văn hóa ứng xử trên mạng cần được cộng đồng mạng hết sức lưu ý. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội có liên quan đến hành vi ứng xử của cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, với xã hội.

Một cư dân trên mạng có thể thiết lập quan hệ bạn bè khắp thế giới, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, không phân biệt chủng tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, học vấn… Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội chủ yếu khá phong phú thông qua ngôn ngữ chữ viết hoặc ký hiệu (để biểu thị chính kiến, đồng tình, phẩn nộ, ngạc nhiên, vui buồn…).

Do ý thức tự do, nên trong quan hệ trên mạng xã hội trước một vấn đề cá nhân thường muốn chứng tỏ chính kiến của mình, muốn bảo vệ quan điểm của mình, muốn nhiều người đồng tình với mình. Điểm cần lưu ý là không phải lúc nào hành động ảo trên mạng xã hội cũng trùng khớp với hành động của con người đó ở đời thực. Lúc đó, ở một số người chính sự hưng phấn có khi không kiềm chế được hành vi mà dẫn đến dễ dãi trong suy nghĩ, trong lời nói; nhưng ở một số bộ phận khác lại cố ý nhận định, lên án lệch lạc, bóp méo thông tin với ý đồ truyền cảm hứng cho những đối tượng cùng quan tâm, gây nên phản ứng lan tỏa trong cộng đồng với những suy nghĩ, những quan điểm sai trái, quá đà…

Theo số liệu khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) ở Việt Nam để chúng ta xem xét: nói xấu, phỉ báng nhau (61,7%), vu khống bịa đặt thông tin (46,6%), kỳ thị dân tộc (37%), kỳ thị giới tính (29%), kỳ thị tôn giáo (16%)… Trên mạng xã hội không thiếu những lời nói tục, chửi bới, phát ngôn bừa bãi, bình luận miệt thị… Hiện tượng a dua lôi kéo cộng đồng mạng bằng cảm xúc, bằng những lời đường mật, bằng kích động một cách vô thức hay có ý thức làm cho thông tin có khi bị rối loạn, bị nhiễu nhằm đánh lừa dư luận. Đã xuất hiện ngày càng nhiều những trường hợp tuyên truyền sai trái, lệch lạc về tư tưởng và đạo đức, về văn hóa truyền thống. Nếu không có các thiết chế, chế tài phù hợp để quản lý nhằm ngăn chặn kịp thời thì rất có thể những hiện tượng đó sẽ nguy hiểm cho cộng đồng và cho xã hội…

Những giải pháp "chống độc" trên mạng xã hội

Để góp phần vào việc xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội. Xin được đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nhận rõ những lợi ích thiết thực phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thông tin kịp thời, chuẩn xác với việc đề phòng và cảnh giác với những thông tin độc hại, bịa đặt, giả tạo. Muốn vậy điều cần thiết đầu tiên là mọi người cần nâng cao tính độc lập tự chủ của mình trên cơ sở nâng cao ý thức, bản lĩnh chính trị với việc rèn luyện đạo đức lối sống để làm cơ sở cho việc xác định thái độ và hành vi ứng xử văn hóa trên mạng xã hội.

Kiểm chứng trước khi đưa thông tin, đưa ra nhận xét không vội vàng. Trước khi đăng tải thông tin, cần có sự đồng ý của người liên quan để tránh bị lợi dụng xuyên tạc. Không tham gia vào bình luận hoặc nhận xét trước những thông tin chưa được kiểm nghiệm, đặc biệt không nói xấu, kéo bè kéo cánh, hạ thấp danh dự phẩm chất của người khác. Đề phòng kẻ xấu có thể lợi dụng sự nhẹ dạ của mình để thực hiện mưu đồ của họ. Văn hóa ứng xử của người Việt Nam vốn có truyền thống tốt đẹp từ nguồn gốc luân lý trong gia đình, trong cộng đồng, từ chuẩn mực đạo đức truyền từ đời này qua đời khác, thành những giá trị tốt đẹp nằm trong bản sắc văn hóa của quê hương, của dân tộc. Những mẫu mực ứng xử văn hóa trong đời thường, với bạn bè, với người thân quen, trên - dưới; tốt - xấu, thật - giả… đã được tích lũy bao đời nay trong kho tàng văn hóa Việt Nam, mà mẫu mực là ở Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tấm gương sống mà hiện nay thế hệ chúng ta và con cháu mai sau vẫn lấy đó làm mẫu mực để học tập về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Thiết nghĩ những giá trị ấy nếu được phát huy tốt, được vận dụng đúng đắn vào hoàn cảnh bùng nổ thông tin hiện nay với phương tiện truyền thông hiện đại như mạng xã hội thì sẽ có hiệu ứng rất tốt.

Thứ hai, cần đưa nội dung giáo dục về ứng xử văn hóa trên mạng xã hội vào từng trường học, từng cơ quan, từng tổ chức xã hội, từng cộng đồng dân cư và từng g ia đình nhằm tăng cường giáo dục, xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, đúng mực cũng như bồi dưỡng những kỷ năng ứng phó thích ứng với thông tin đa chiều trên mạng xã hội. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh một mặt phải mẫu mực trong văn hóa ứng xử trên mạng, mặt khác có biện pháp thích hợp để hướng dẫn, để quản lý chặt chẽ con em mình, bạn bè mình khi tham gia mạng xã hội. Trong các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, cũng như trong các cơ quan, đơn vị luôn có nội dung nhắc nhở các thành viên của mình và tuyên truyền cho mọi người trong việc thực hiện quyền tự do trên mạng xã hội. Cần hết sức lưu ý đến những vấn đề nhạy cảm, đến những thông tin, những hành vi, những dư luận lệch lạc, không lành mạnh trên mạng xã hội để chủ động ứng phó kịp thời.

Thứ ba, chúng ta có Luật An ninh mạng. Cần được tuyên truyền, phổ biến đến tận mọi người để hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn hoá ứng xử trên mạng xã hội. Luật An ninh mạng một mặt bảo vệ quyền tự do người sử dụng hợp pháp không gian mạng, mặt khác có những quy định phòng ngừa, đấu tranh với những hoạt động, những hành vi sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối của các thế lực chống phá. Luật quy định rõ những hành vi bị cấm liên quan đến văn hoá ứng xử như: xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, thông tin bịa đặt, giả dối, sai sự thật hoặc gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi truỵ, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng v.v…

Ngoài việc áp dụng luật, quy tắc ứng xử, chế tài cụ thể thì cần phối hợp sử dụng các giải pháp khác; có giải pháp về công nghệ, có giải pháp bằng đấu tranh phê phán trực diện, nêu lên những thông tin chính thống trên mạng xã hội nhằm ngăn chặn thông tin xấu. Cần có cơ quan chuyên trách về quản lý truyền thông nghiên cứu, tìm kiếm, kịp thời phát hiện những tin đăng tải sai sự thật, phương hại đến an ninh, xúc phạm người khác, những hình ảnh phản cảm... để yêu cầu các mạng xã hội gỡ bỏ.

Dựa trên các ứng dụng thông minh và trí thông minh nhân tạo, mạng xã hội là hệ thống "sinh thái mới" về mối quan hệ giữa con người với nhiều mục đích khác nhau. Vấn đề là ta tạo ra nó thì cần phải làm chủ nó, biết quản lý nó, để nó cũng là một bộ phận góp phần vào làm phong phú nền văn hoá trong thời đại mới.

 TS Đặng Duy Báu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tai nạn ở cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tài xế xe máy đi ngược chiều tử vong

Tai nạn ở cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, tài xế xe máy đi ngược chiều tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

Quá trình tài xế điều khiển xe máy đi ngược chiều vào cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã va chạm với 2 ô tô đi đúng chiều đường dẫn tới tử vong.

Điều tra hai vợ chồng bị thương tích nặng tại nhà riêng

Điều tra hai vợ chồng bị thương tích nặng tại nhà riêng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Đại diện phường Cẩm Thạch, TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, chính quyền địa phương đang phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành điều tra nguyên nhân về hai vợ chồng sinh sống trên địa bàn bị thương nặng tại nhà riêng.

Tài năng trẻ thể dục dụng cụ Việt Nam qua đời ở tuổi 18

Tài năng trẻ thể dục dụng cụ Việt Nam qua đời ở tuổi 18

Thời sự - 4 giờ trước

VĐV thể dục dụng cụ Nguyễn Minh Triết qua đời sáng 9/5 sau nửa năm bị chấn thương trong lúc tập luyện, hưởng dương 18 tuổi.

Chiêu thức khó tin của kẻ lừa đảo khiến người đàn ông mất cả nửa tỷ đồng

Chiêu thức khó tin của kẻ lừa đảo khiến người đàn ông mất cả nửa tỷ đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

Dù đã cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo, thế nhưng người đàn ông ở TP Đông Hà vẫn bị lừa gần 500 triệu đồng khi mua vật liệu xây dựng.

Kẻ đứng sau màn ‘chào hàng' của các cô gái bán dâm trên mạng

Kẻ đứng sau màn ‘chào hàng' của các cô gái bán dâm trên mạng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Một đường dây mại dâm hoạt động trên nền tảng web có máy chủ đặt ở nước ngoài vừa bị Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) triệt phá.

Hà Nội họp xem xét nhiều nội dung quan trọng

Hà Nội họp xem xét nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Chiều 9/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND TP tháng 5/2024 để xem xét một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND theo chương trình công tác của UBND và chỉ đạo của Chủ tịch.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách, coi thường sự chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách, coi thường sự chỉ đạo của cơ quan chức năng

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Dù bị nhắc nhở nhiều lần và bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo điều kiện PCCC nhưng nhà sách Tiến Thọ số 424 - 426 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn mở cửa đón khách như thường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân.

Tỉnh nghèo Bắc Kạn thiệt hại gần 16 tỷ đồng sau 2 đợt dông lốc

Tỉnh nghèo Bắc Kạn thiệt hại gần 16 tỷ đồng sau 2 đợt dông lốc

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Gần 20 ngày, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra 2 đợt mưa dông diện rộng làm thiệt hại hơn 2.000 ngôi nhà, hơn 600ha nông, lâm nghiệp bị ảnh hưởng,... thiệt hại gần 16 tỷ đồng.

Tin mới nhất về khối không khí lạnh gây mưa lớn khu vực miền Bắc và xu hướng thời tiết trong những ngày tới

Tin mới nhất về khối không khí lạnh gây mưa lớn khu vực miền Bắc và xu hướng thời tiết trong những ngày tới

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do không khí lạnh tăng cường yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao nên thời tiết các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông.

Chat sex với gái quen qua mạng, người đàn ông bị tống tiền 200 triệu đồng

Chat sex với gái quen qua mạng, người đàn ông bị tống tiền 200 triệu đồng

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Sau khi chat sex với cô gái quen qua mạng, anh X. (ở Hà Nội) đã bị đe doạ, tống tiền 200 triệu đồng.

Top