Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những em bé thoát chết trong gang tấc vì mẹ bị sa dây rốn

Thứ sáu, 11:00 17/06/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Khi phát hiện sản phụ bị sa dây rốn, các bác sĩ luôn xác định đây là trường hợp tối cấp và chỉ có vẻn vẹn… 4 phút để giữ tính mạng cho em bé trong bụng mẹ. Bởi nếu không, hoặc em bé tử vong, hoặc sẽ bị bại não…

Sản phụ Giàng Thị Mỷ (ở Bắc Mê, Hà Giang) bị sa dây rốn được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cấp cứu thành công. Ảnh: BVCC
Sản phụ Giàng Thị Mỷ (ở Bắc Mê, Hà Giang) bị sa dây rốn được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang cấp cứu thành công. Ảnh: BVCC

Cấp cứu sản khoa hàng đầu

Cuối tháng 3/2016, Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang) tiếp nhận sản phụ Giàng Thị Mỷ (22 tuổi, trú tại huyện Bắc Mê, Hà Giang) mang thai 39 tuần, ngôi mông, ối vỡ sớm, sa dây rốn trước ngôi, được chuyển cấp cứu từ Trạm Y tế xã Minh Ngọc (huyện Bắc Mê). Nhận thấy đây là một trường hợp tối khẩn cấp, nguy cơ tai biến sản khoa cao, đe dọa tính mạng của đứa trẻ khi tim thai đã có biểu hiện suy, ngay lập tức sản phụ Mỷ được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu.

Một kíp y bác sĩ gồm phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, bác sĩ sản và hồi sức sơ sinh được chuẩn bị sẵn sàng cuộc mổ. Nhớ lại thời điểm nguy cấp đó, BS Lương Cao Đạt (Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang) – người có mặt trong kíp mổ cấp cứu cho biết, chỉ trong 2 phút, các bác sĩ đã phải thực hiện gây mê, sát khuẩn, đồng thời BS Nguyễn Thị Lê hỗ trợ đẩy giữ dây rốn giúp lưu thông tuần hoàn rau thai nhi được tốt hơn. Điều bất lợi là lúc này, BS Nguyễn Thị Lê báo mạch dây rốn đã yếu dần không còn bắt được. BS Nông Thị Bích Ngọc càng khẩn trương hơn tiến hành phẫu thuật mổ bắt thai.

Chỉ chưa đầy 1 phút, thai nhi được đưa ra ngoài, chuyển đến với BS Lương Cao Đạt đang chờ sẵn. Lúc này, tình trạng của bé rất xấu, ngừng tuần hoàn, đồng tử đã giãn. Ngay lập tức bé được hồi sức tim phổi, dùng Adrenalin qua ống nội khí quản. Sau 2 phút tim đập trở lại, bé lập tức được đưa lên Khoa Nhi hồi sức, cho thở máy thông khí nhân tạo, bù kiềm, vận mạch. Sau 7 ngày điều trị, sản phụ Giàng Thị Mỷ đã hồi phục, cháu nhỏ cai được thở máy, ăn sữa tốt.

Cũng được phát hiện thai nhi bị sa dây rốn sau khi vỡ ối, một sản phụ khác tại Cần Thơ đã được các bác sĩ cứu sống trong gang tấc, giữ được tính mạng cho cả mẹ lẫn con. 18h ngày 8/6, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ tiếp nhận sản phụ T.T.N (33 tuổi) với chẩn đoán sinh con lần hai, thai 41 tuần ngôi đầu, chuyển dạ đột ngột, vỡ ối. Kíp trực đã khám và phát hiện thai nhi bị sa dây rốn. Nhận thấy đây là trường hợp rất nguy hiểm, ngay lập tức, sản phụ N được chuyển ngay lên phòng mổ. Đến 18h10, em bé đã được đưa ra ngoài kịp thời và an toàn, sau đó được chuyển theo dõi tại Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ), tình trạng sức khỏe bé ổn định.

Không may mắn như hai trường hợp trên, cách đây không lâu, tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly được mổ cấp cứu lấy thai vì sa dây rốn. Nhưng sau mổ, em bé bị suy hô hấp nặng, dẫn tới hôn mê. Mặc dù được cấp cứu tích cực nhưng tình trạng không tiến triển, gia đình đã đưa cháu về.

Ai dễ gặp sa dây rốn?

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước hoặc bên ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi bị vỡ ối, trong lúc chuyển dạ. Đây là một cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi thai và thành chậu, dẫn đến việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ. “Nếu dây rốn bị chèn ép quá 4 phút, thai sẽ bị ngạt, không lấy thai ra ngay có khả năng thai bị tử vong rất cao trong chốc lát”, BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Trong suốt thời gian thai nhi ở trong bụng mẹ, dây rốn chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy. Nếu dây rốn không làm tròn “nhiệm vụ” của mình, thai nhi sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Sa dây rốn là biến chứng thường gặp trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhất là vào tuần thứ 38 của thai. BS Nguyễn Anh Tuấn thông tin: “Trong quá trình theo dõi thai nghén tỷ lệ sản phụ được phát hiện sa dây rốn khá cao”.

Sa dây rốn sẽ gây cản trở đến việc co thắt máu dây rốn, gây nên tình trạng ngưng trệ tuần hoàn mẹ con, làm thai nhi không trao đổi chất được với mẹ, gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Cũng theo BS Nguyễn Anh Tuấn, nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong. Nếu sống sót, bé dễ mắc tổn thương não, bại não do thiếu ôxy.

Dù là cấp cứu sản khoa nguy hiểm, nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa tình trạng sa dây rốn khi mang thai, chuyển dạ. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Anh Tuấn, có một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ sản phụ dễ bị sa dây rốn. Xác định được điều này, thai phụ nên chủ động đi khám thai định kỳ, nhất là những tháng cuối thai kỳ hoặc nhập viện để được theo dõi và xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu chuyển dạ.

Đó là những thai phụ có khung chậu hẹp, méo hoặc có khối u tiền đạo. Việc mang thai nhiều lần cũng khiến thai phụ dễ bị sa dây rốn. Về phía thai, đối với các ngôi bất thường, ví dụ ngôi ngược, ngôi ngang do ngôi không tỳ vào cổ tử cung nên dây rốn có thể sa trước ngôi, sa một chi làm dây rốn sa theo. Về phía phần phụ của thai, đa ối làm ối căng quá mức, có thể vỡ đột ngột kéo dây rốn sa theo, dây rốn dài bất thường, rau bám thấp. Màng ối mỏng cũng khiến việc giữ thai không tốt, gây nguy cơ bị sa dây rốn. Ngoài ra, nếu bấm ối trong cơn co khi ngôi còn cao lỏng thì cũng dễ bị sa dây rốn. Đa số các trường hợp sa dây rốn sẽ được chỉ định sinh mổ càng sớm càng tốt để đảm bảo thai nhi vẫn được cung cấp đủ oxy cho não.

Thai phụ phải được theo dõi kỹ càng, thường xuyên khám thai định kỳ để kịp thời xử trí những trường hợp bất thường. Một điều cần lưu ý khác là phải chú ý cử động hàng ngày của thai nhi, nếu thấy thai cử động ít hoặc yếu hơn hàng ngày, thai phụ nên đi khám để được theo dõi kỹ hơn.

Theo BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), tần suất gặp sa dây rốn trong chuyển dạ khá cao. Đây là cấp cứu sản khoa tối nguy hiểm, xảy ra đột ngột, trong 4 phút không xử trí kịp thời, tính mạng thai nhi khó giữ, hoặc nếu giữ được, em bé dễ bị thiếu máu, bại não.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top