Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những đốm lửa nhỏ

GiadinhNet - Tiếp xúc, đi "làm dân số" với họ, mới biết được vì sao, họ lại quyết tâm gắn bó với cái nghề "vác tù và hàng tổng"đến thế.

Một buổi truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho đồng bào người dân tộc tại huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Ảnh: D.NGỌC

Tôi xin được gọi các anh, các chị là thế. Họ, người vào nghề từ thuở còn đôi mươi, đến nay cũng ngót nghét 20 năm trời; Người chỉ mới "bén duyên" được đôi ba năm hay vừa "chạm ngõ" vài ba tháng. Nhưng tiếp xúc, đi "làm dân số" với họ, mới biết được vì sao, họ lại quyết tâm gắn bó với cái nghề "vác tù và hàng tổng"đến thế.

Ngược lên núi vận động bà con sinh đẻ kế hoạch

Thái Nguyên- sáng cuối thu. Nắng rót mật lên những nương chè, trên những cánh đồng lúa vàng rộm chờ thu hoạch. Theo chân cô cán bộ phòng Truyền thông, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên, ngược hơn 50km đường gấp cua tay áo, che chắn với biết bao đồi, núi từ Trung tâm thành phố, tôi về khu ATK Định Hóa.

Gặp chúng tôi, anh Nguyễn Đức Minh - Giám đốc Trung tâm DS- KHHGĐ huyện Định Hóa hồ hởi: "May quá, các chị về đúng dịp ngành DS huyện chuẩn bị cho chiến dịch đợt 2. Bà con nơi đây mong chờ Chiến dịch lắm!". Cùng với anh Giám đốc, chúng tôi vào bản, "mục sở thị" một ngày đi vận động bà con dân tộc thiểu số cùng các cán bộ chuyên trách (CBCT), cộng tác viên dân số (CTV DS).

Chị Nguyễn Thị Hoa.

Quãng đường từ Trung tâm huyện về xã Phượng Tiến hơn 3km. Chúng tôi dừng xe hỏi đường vào nhà chị Nguyễn Thị Hoa, CBCT xã Phượng Tiến. Nơi đây chỉ có 25% là đồng bào dân tộc Kinh, còn lại chủ yếu là Tày, Nùng, Dao. Vừa gặp, chị Hoa đã đề nghị vào xóm luôn. "Đã hẹn tuyên truyền nhóm cho các anh chị sinh con một bề ở xóm Pa Goải rồi, phải nhanh không bà con đợi!" - chị Hoa thu dọn đồ nghề, vừa dắt xe vừa nói.

Sinh năm 1962, chị Hoa bắt đầu “làm dân số” từ năm 1994. Vừa đi, chị vừa kể: “Đoạn đường 3km từ nhà mình đến xóm không xa. Ngày trước chưa có đường nhựa, chưa có điện đài, mình vẫn một mình "cưỡi" chiếc xe xích hộp, đằng sau là tăng âm và bộ loa nhỏ xếp chồng lên bình ắc quy 25kg, đằng trước là cái đài. Phải những hôm trời mưa, bùn đỏ đến đầu gối không đạp được xe, mình phải gọi người gỡ tăng âm, khiêng tận vào địa điểm truyền thông. Tất tần tật "đồ nghề" là do "ông xã" sắm cho hết”.

Chị Hoa cho biết, những ngày đầu, cơ sở vật chất hầu như không có, chị phải mượn phòng hội đồng của trường cấp hai trong xã. Là người Kinh, không biết tiếng dân tộc, 3 tháng đầu đi làm, chị thấy khó khăn, tủi thân, bế tắc vô cùng khi thấy nội dung và cách truyền tải lạ lẫm, chưa phù hợp với bà con. Nhưng sau đó, nhờ học hỏi thêm, hình thức tuyên truyền nhóm bắt đầu được chị và các đồng nghiệp áp dụng rộng rãi. Chị Hoa nhờ người dạy tiếng Tày, tăng cường tiếp xúc, vận động bà con. Do làm tốt nên một năm sau, Phượng Tiến được ngành Dân số huyện chọn làm điểm ra quân Chiến dịch. Ròng rã một tháng trời chuẩn bị, kết quả ra quân làm "nức tiếng" các xã bạn với 7 ca đình sản, 36 ca đặt vòng tránh thai và rất nhiều người chấp nhận dùng BCS. Thắng lợi ban đầu giúp cho chị thêm động lực trong công việc. Từ 2 năm nay, xã Phượng Tiến không có người sinh con thứ 3.

Một giờ đồng hồ tuyên truyền nhóm tại xóm Pa Goải đã xong. Chị Hoa lại mau chóng phát BCS, phương tiện tránh thai cho các anh chị trong nhóm. Và không quên nhắn nhủ: "Anh chị em cố gắng nuôi con ngoan, học giỏi, giữ vững thành tích hơn 10 năm không có người sinh con thứ ba nhé!".
 

Chị Ma Thị Vấn.

Quá trưa, chúng tôi xuôi về xã Hợp Thành, huyện Phú Lương, cách Phượng Tiến chừng 30km. Chị Ma Thị Vấn, CBCT xã cùng các chị CTV vẫn ngồi chờ ở Trạm Y tế. Hợp Thành có 88% bà con là dân tộc Tày, bản thân chị Vấn cũng là người dân tộc Tày. Đời sống bà con còn nghèo nhưng nổi tiếng với thành tích nhiều xóm, bản hơn 15 năm không có người sinh con thứ 3 (Làng Mon, Phú Thành, Khuân Lân...). "Người thổ địa, gần gũi, biết tiếng nên hiểu bà con lắm. Bà con nơi đây không thích "dài dòng". Vậy nên trong tuyên truyền, tôi cũng như 10 chị em CTV các xóm không "rao giảng", mà phải mượn "bằng chứng" những người áp dụng thành công các biện pháp tránh thai, có cuộc sống gia đình hạnh phúc..., bà con mới tin tưởng", chị Vấn "mách nhỏ" bí quyết.
 
Xuôi về biển, xem ngư dân tuyên truyền dân số
 

Chị Hoàng Thị Nhuần.

Tờ mờ sáng, chị Nhuần tỉnh giấc. Gió biển với cái lạnh đầu mùa khiến chị thao thức. Quả thực, chị đang gặp một "ca khó" trong truyền thông KHHGĐ. Chị là cán bộ dân số cơ sở, địa bàn chị phụ trách (thôn Việt Tiến I, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) thời gian này có chị Yến, hơn 35 tuổi, đã có hai cô con gái, chồng ép phải sinh bằng được một cậu con trai. Nhiều lần vận động không thành, chủ yếu là do người chồng "chống nạnh cạch mặt" ngay khi thấy chị từ đầu ngõ. Chị phải tranh thủ lúc anh chồng đi đánh cá xa nhà để đến vận động.

Trời chưa rõ mặt người, chị Hoàng Thị Nhuần đã có mặt tại nhà "đối tượng". Chị Yến làm nghề chạy chợ cá. Vốn là một ngư dân vá lưới, chị Nhuần nhanh tay giúp chị Yến phân loại cá để kịp giờ chợ. Vừa làm, chị vừa thủ thỉ, tâm tình, thuyết phục chị Yến lựa chọn các BPTT, hậu quả nếu sinh nhiều con và đảm bảo sẽ "thu phục" anh chồng. Sau một hồi suy nghĩ, chị Yến đã đồng ý đình sản. Để chắc chắn, chị Nhuần đã gọi điện cho cán bộ trạm y tế xã chuẩn bị. Chị sẽ giúp chị Yến chạy chợ, trông nom 2 cô con gái, để đối tượng yên tâm lên xã. Theo "kịch bản", ngay khi chồng chị Yến lên bờ, lãnh đạo xã, ban ngành đoàn thể sẽ đến thuyết phục anh.

Đó chỉ là một trong rất nhiều kỷ niệm mà chị Hoàng Thị Nhuần - CBCT DS xã Đại Hợp gặp phải trong hơn 15 năm làm công tác dân số. Điều khó khăn nhất mà chị cũng như 18 CTV nơi đây phải đối mặt là ở vùng biển, bà con rất thích đẻ nhiều con, đặc biệt là con trai. Do đó, các chị phải tranh thủ những lúc vá lưới hộ, đón đối tượng ở bến khi thuyền về, hay ra chợ để tuyên truyền, động viên chị em thực hiện KHHGĐ.

Chị Vấn, chị Hoa, chị Nhuần... là những "chiến sỹ" trên mặt trận tuyên truyền dân số. Các chị đã hi sinh việc nhà, thận chí mang tiền nhà đi làm Chiến dịch.

Dịp này, tôi may mắn gặp cô Phạm Thị Lưu - CTV DS thôn Đại Lộc IV, xã Đại Hợp (Kiến Thụy, Hải Phòng). Cô năm nay 60 tuổi, “làm dân số” từ năm 1994. Chồng cô mất vì chất độc da cam. Các con cô đều bị ảnh hưởng... Gánh nặng chồng chất gánh nặng. Vậy mà cô vẫn sắp xếp việc nhà, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một CTV DS, giữ cho thôn nhiều năm liền không có người sinh con thứ 3. Lấy công tác xã hội là niềm vui, an ủi, vượt lên hoàn cảnh, cô Lưu là tấm gương lớn cho lớp người trẻ.

Chia tay bà con đồng bào dân tộc thiểu số vùng trung du Thái Nguyên, chia tay vị mặn mòi của biển từ Kiến Thụy (Hải Phòng), chia tay những con người đang ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", ai cũng nhắn nhủ với tôi rằng: Làm dân số, nếu chỉ nghĩ đến đồng phụ cấp hay thành tích, tiếng tăm thì không ai làm cả. Chị Hoa, dù cống hiến cho ngành 17 năm trời, nhưng vẫn không nằm trong diện tuyển CBCT mới vì thiếu bằng cấp. Chị Vấn, được nhận Giấy khen của tỉnh về thành tích cao trong công tác Dân số, nhưng vẫn không đến dự, chỉ vì ngày hôm đó, trường hợp bấy lâu chị vận động đã đồng ý triệt sản, chị phải đi cùng đối tượng.
 

Chính ngọn lửa yêu nghề, lòng nhiệt huyết, luôn đau đáu vì hạnh phúc của bà con, lấy niềm vui của bà con làm niềm vui cho mình đã giúp các anh chị "kết duyên" cùng ngành dân số- vốn được tiếng "vác tù và hàng tổng" này...

 
Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top