Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điều bố mẹ cần biết để con không bị suy dinh dưỡng

Thứ ba, 10:00 05/07/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Để tránh cho trẻ không bị suy dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên đảm bảo cho con ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu một cách khoa học theo từng lứa tuổi. Ngoài ra, nên có biểu đồ theo dõi tăng trưởng về chiều cao, cân nặng của trẻ thường xuyên để xử lý kịp thời khi có các dấu hiệu của suy dinh dưỡng.

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh để tránh suy dinh dưỡng. Ảnh: Dương Ngọc
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh để tránh suy dinh dưỡng. Ảnh: Dương Ngọc

Bố mẹ cần làm gì để con không bị suy dinh dưỡng?

Ngày 29/6, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận ca bệnh đặc biệt là một bé gái người Mông được Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai chuyển lên trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Bệnh nhi đã 14 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 3,5kg. Đó là bé Thào Thị Yến Nhi, ở đội 4, thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai). Qua khám bệnh ban đầu, các bác sỹ chẩn đoán bé bị suy dinh dưỡng nặng, thể teo đét, người chỉ còn da bọc xương. Không những vậy, bé còn bị bại não, chân tay không cử động được. Hiện bé Nhi đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, suy dinh dưỡng là một bệnh còn khá phổ biến ở nước ta. Suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi trong những năm gần đây tuy đã giảm nhưng vẫn là mối lo ngại về chất lượng dân số. Suy dinh dưỡng dưới bất kỳ hình thức nào đều đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người và là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật và tử vong sớm cho phụ nữ và trẻ em. Suy dinh dưỡng dẫn đến ốm đau lâu dài cũng như những hậu quả về giáo dục và phát triển.

Chia sẻ về vấn đề này, ThS.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, trẻ bình thường là trẻ tăng cân và chiều cao đúng theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Cụ thể, trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường là 2.800 - 3.000g, dài 48 - 50cm. Trong 3 tháng đầu, trẻ tăng trung bình 1.000 - 1.200g mỗi tháng, chiều cao tăng 3,5 - 4cm. Từ 3 đến 6 tháng, trẻ phát triển bình thường khi trung bình một tháng tăng 500 - 600g và chiều cao tăng 2,5 - 3cm. Từ 6 tháng đến một tuổi, bé chỉ tăng 300 - 400g một tháng và chiều cao tăng 1,5 - 2cm mỗi tháng. Mức tối thiểu trẻ cần đạt được là cân nặng lúc 6 tháng gấp đôi lúc sinh và cân nặng lúc một tuổi gấp 3 lần lúc sinh.

ThS.BS Lê Thị Hải cho biết thêm, từ một tuổi trở lên, sự phát triển của trẻ được tính theo công thức: Cân nặng (kg) = 9 2 x (N-1). Trong đó, 9 kg là cân nặng chuẩn lúc trẻ một tuổi, 2 là số kg trẻ tăng trong một năm. N là số tuổi của trẻ. Như vậy, từ một tuổi trở lên, mỗi năm trẻ chỉ cần tăng 2kg là đủ.

Còn chiều cao của trẻ từ 1 đến 10 tuổi có thể tính theo công thức: Chiều cao (cm) = 75 7 x (N-1). Trong đó, 75 cm là chiều cao tối thiểu lúc trẻ một tuổi, 7 là số cm trẻ tăng trong một năm. N là số tuổi.

Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu dinh dưỡng là chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Ngoài ra, suy dinh dưỡng mẹ, bệnh tật, môi trường sống ô nhiễm, hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt, với trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi là thời kỳ cần nhiều dinh dưỡng để thích ứng với môi trường sống cũng như tăng sức đề kháng với bệnh tật. Do vậy, nếu không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn này, nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh đó, với những gia đình đông con hoặc đẻ sinh đôi, sinh ba cũng là những đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng trong quá trình phát triển.

Ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh

Các chuyên gia cho biết, những trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Do đó, chế độ sinh hoạt cũng cần đa dạng theo từng mức độ suy dinh dưỡng và theo từng lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng trong khi chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng là phải cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn vừa phải để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Chẳng hạn, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là thức ǎn lý tưởng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đối với trẻ 1 - 2 tuổi, ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi cần ăn 5 - 6 bữa/ngày.

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, ThS.BS Lê Thị Hải cho biết, nếu không được chăm sóc tốt, khi lớn lên, tối đa bé chỉ cao được 1m60. Nguyên nhân của tình trạng này là do táo bón, không hấp thụ được dinh dưỡng. Để trẻ không bị táo bón, phụ huynh cần cho bé ăn nhiều rau quả có tính chất nhuận tràng như rau mồng tơi, rau lang, rau dền... Các loại quả chín như đu đủ, chuối tiêu... Bên cạnh đó, cho con uống nhiều nước mỗi ngày (1,5l bao gồm cả sữa). Bố mẹ cũng có thể cho con dùng thêm các loại men vi sinh để cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột. Nên chọn loại men có chứa cả men vi sinh và chất xơ hòa tan để cải thiện tình trạng táo bón và giúp trẻ hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ, ThS.BS Lê Thị Hải khuyến cáo, phụ huynh cần cho trẻ đi cân, đo chiều cao đều đặn hàng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ. Cung cấp cho trẻ đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong các bữa ăn hàng ngày, đồng thời đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi. Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn... Các dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, như tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay cho trẻ, không để trẻ mút tay… để tránh các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, khi mang thai, cần được ưu tiên ăn uống đầy đủ, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí để có thể đạt mức tăng cân nặng trung bình đến cuối thai kì là 10 - 12kg; không để ốm đau, thiếu máu trước và sau khi sinh, tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ của thai nhi trong bụng.

Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng

- Thể nhẹ: Trẻ hay quấy khóc, ít vui chơi, chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng… Ngoài ra, trẻ không lên cân hoặc giảm cân, da xanh, tóc thưa dễ gãy, đổi màu, ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa như đại tiện phân sống, tiêu chảy…

- Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, co quắp. Có biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc…

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top