Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những điểm mới trong quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu DS-YT 2016-2020

Thứ ba, 12:00 12/06/2018 | Y tế

GiadinhNet - Thực hiện Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020, ngày 21/3/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.

Thông tư nêu rõ, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 được xây dựng và phê duyệt trên cơ sở 04 Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực Y tế - Dân số giai đoạn 2011-2015.

Tuy nhiên, khác với các Quyết định phê duyệt các Chương trình mục tiêu quốc gia lĩnh vực Y tế giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 1125/QĐ-TTg không chỉ quy định mục tiêu, chỉ tiêu mà quy định cả các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình và nhiệm vụ chi từ các nguồn kinh phí.

Để hướng dẫn thực hiện Chương trình, ngày 21/3/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 07-5-2018.

Theo đó, có những điểm mới về quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 như quy định các nhiệm vụ chi từ nguồn kinh phí ngân sách trung ương, ngân sách địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm của địa phương trong việc bố trí kinh phí thực hiện Chương trình.

Thông tư số 26/2018/TT-BTC chỉ quy định các nội dung và mức chi để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động quy định tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg. Những nội dung và mức chi đã quy định tại các Thông tư hướng dẫn các Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số trong giai đoạn 2011-2015 nhưng giai đoạn 2016- 2020 không được quy định tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg thì không tiếp tục quy định tại Thông tư số 26 (gồm: mua màn chống muỗi cho hoạt động phòng, chống sốt rét, chi đặc thù hỗ trợ cán bộ y tế làm các xét nghiệm thực hiện hoạt động phòng, chống sốt rét và sốt xuất huyết trong chiến dịch, chi đặc thù cán bộ y tế lập phiếu sàng lọc bệnh nhân tâm thần, lập bảng phỏng vấn, lập bệnh án cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng, chi hỗ trợ Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, chi tăng cường năng lực các Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS). Các nội dung chi giai đoạn 2011-2015 chi từ nguồn ngân sách trung ương như: Mua vật tư tiêm chủng (trừ bơm kim tiêm và hộp an toàn), phương tiện tránh thai; vật tư, trang thiết bị, hóa chất thông dụng của Chương trình; chi tiêu hủy bơm kim tiêm, phương tiện tránh thai, thuốc, vắc xin, mẫu bệnh phẩm, vật tư, hóa chất hết hạn sử dụng, chất thải độc hại thuộc Chương trình. Hỗ trợ chi phí đi lại cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo đến kiểm tra tình trạng bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa từ tuyến huyện trở lên. Chi hỗ trợ cán bộ y tế, dân số; thù lao cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên (trong đó bao gồm cán bộ y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, cộng tác viên dân số, nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS). Chi xây dựng, duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của các Dự án tại địa phương. Chi tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực, quản lý, kiểm tra, giám sát của địa phương sẽ do ngân sách địa phương bố trí để thực hiện.

Về nguyên tắc xác định mức chi

Thông tư số 26/2018/TT-BTC quy định, đối với các nhiệm vụ đã có quy định nội dung và mức chi tại các văn bản hiện hành thì nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại các văn bản hiện hành.

Đối với nội dung chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương

Nội dung thuộc nhiệm vụ chi của cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương: Mức chi bằng khoảng 1,3 lần mức chi quy định tại các Thông tư hướng dẫn Chương trình giai đoạn 2011-2015 theo tốc độ tăng CPI năm 2018 so với năm 2012, 2013. Riêng một số nội dung chi giai đoạn 2011-2015 quá thấp, chưa phù hợp với thực tế như trả công người trực tiếp phun, tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét và sốt xuất huyết, Thông tư đã điều chỉnh tăng bằng 1,5 lần mức cũ.

Đối với các nội dung chi thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương

Mức chi giữ nguyên như của giai đoạn 2011-2015. Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh xem xét, trình HĐND cùng cấp quyết định mức chi cao hơn để hỗ trợ cán bộ y tế, cộng tác viên và các nội dung hoạt động của Chương trình thuộc phạm vi chi của ngân sách địa phương. Trong giai đoạn 2011-2015, để đạt được mục tiêu của Chương trình, kinh phí chủ yếu được bố trí từ ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2016-2020, kinh phí Trung ương chủ yếu bố trí cho các hoạt động ưu tiên gồm: Vắc xin, vật tư tiêm chủng, thuốc, hóa chất, phương tiện tránh thai, chi cho công tác an toàn thực phẩm… Các hoạt động chuyên môn khác (khám sàng lọc, tư vấn xây dựng mô hình điểm, quản lý đối tượng, biên soạn tài liệu, diễn tập, triển khai chiến dịch…) giảm tối đa kinh phí thực hiện do khả năng ngân sách hạn chế và chuyển một số nhiệm vụ do ngân sách địa phương đảm bảo.

Các địa phương cần bố trí cân đối đủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, phù hợp với chủ trương cơ cấu lại nguồn ngân sách nhà nước lĩnh vực y tế (giảm chi trực tiếp của ngân sách nhà nước cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dành nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, tăng chi y tế dự phòng và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách khác trong lĩnh vực y tế), bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địa phương quy định tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Các địa phương cần quan tâm xây dựng dự toán chi từ ngân sách địa phương bảo đảm hoạt động của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số. Kinh phí Chương trình mục tiêu không thuộc đối tượng được xét chuyển nguồn sang năm sau. Vì vậy, năm nay (năm 2018), các dự án phải triển khai hết các nhiệm vụ được giao (kể cả ngân sách năm 2017 chuyển sang). Đặc biệt, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về ưu tiên đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách chi theo qui định định mức phân bổ theo hướng: Dành tối thiểu 30% cho y tế dự phòng và khoảng 30-40% cho trạm y tế xã….

Kinh phí thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình là 19.380 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 20.413 tỷ đồng), trong đó, từ ngân sách nhà nước: Vốn đầu tư phát triển: 607 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.640 tỷ đồng); Vốn sự nghiệp: 8.913 tỷ đồng; Vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết: 5.000 tỷ đồng; Vốn ODA và viện trợ: 4.360 tỷ đồng. Vốn huy động hợp pháp khác: 500 tỷ đồng.

TA (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top