Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhọc nhằn đời lao công bệnh viện: Những nỗi ám ảnh không biết chia sẻ cùng ai

Thứ tư, 09:31 07/10/2015 | Y tế

GiadinhNet - Những người làm nghề lao công tại các bệnh viện không chỉ bị ám ảnh về mùi hóa chất, xú uế… mà họ còn thường xuyên phải chứng kiến giây phút vật lộn vì đau đớn của bệnh nhân, cảnh sinh ly tử biệt nơi phòng bệnh. Thậm chí, có người còn rơi vào hoàn cảnh “ngỡ như không còn được về để gặp các con nữa”.

 

Lao công bệnh viện còn phải đối mặt với những rủi ro trong nghề mà nếu không cẩn thận, họ rất dễ mắc phải.  
Ảnh: Chí Cường
Lao công bệnh viện còn phải đối mặt với những rủi ro trong nghề mà nếu không cẩn thận, họ rất dễ mắc phải. Ảnh: Chí Cường

 

Ám ảnh trước tiếng khóc xé lòng trong đêm

Hơn mười năm gắn bó với nghề lao công tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), chị Duân (36 tuổi) vẫn không thể nào quên được hình ảnh thương tâm của những cháu bé phải vào điều trị tại đây. Đã có lúc chị muốn chuyển nghề vì phải chứng kiến, ám ảnh quá nhiều nỗi buồn hiện hữu nơi đây!

“Mỗi ngày có rất nhiều cháu bé phải nhập viện điều trị. Nhất là vào thời điểm dịch bệnh xảy ra hay thay đổi về thời tiết, số ca mắc bệnh lại tăng lên khiến phòng bệnh nào gần như cũng bị quá tải. Mỗi cháu một hoàn cảnh, cháu thì bị sốt virus mặt đỏ tía tai, cháu thì liên tục gãi sột soạt vì bị dị ứng khắp người, cháu thì bôi xanh, bôi đỏ khắp người vì bị thủy đậu. Nhìn các cháu quấy khóc vì đau đớn, khó chịu trong người mà thấy thương vô cùng”, chị Duân tâm sự.

Điều khiến chị có lúc muốn nghỉ không phải do công việc nặng nhọc, vất vả mà vì phải chứng kiến nỗi đau của các bà mẹ khi không may mắn mất đi đứa con bé bỏng của mình. Chị chia sẻ: “Tôi bị ám ảnh vào những hôm làm ca tối. Nhiều hôm, từ hành lang, nhà vệ sinh đến trong phòng bệnh đều vang tiếng trẻ con kêu khóc. Có cháu bị đau, khóc cả đêm, tiếng nấc như xé lòng những người làm mẹ như tôi. Thương nhất là hôm phải nhìn cảnh người mẹ trẻ ôm khư khư đứa con tội nghiệp đã ra đi vì căn bệnh quái ác. Trên gương mặt thất thần, nước mắt cô ấy cứ lã chã rơi mà không nói được lời nào. Người thân và những người chứng kiến cảnh ấy cũng không ai cầm được nước mắt”.

Làm nghề lao công tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), thường xuyên phải chứng kiến sự sống và cái chết của bệnh nhân chỉ cách nhau gang tấc, cô Bình (quê Hà Nam) cũng không tránh khỏi những nỗi ám ảnh mỗi khi đêm về.

Cô kể, mỗi ngày tại Khoa Cấp cứu tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân, trong đó có những người tuổi đời còn rất trẻ. “Cuộc sống đúng là không thể lường trước được điều gì cả. Dẫu biết quy luật “sinh lão bệnh tử” của đời người thì không ai tránh được nhưng ở đây, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh. Giờ chỉ cần nghe tiếng còi xe cấp cứu về đến cổng là chúng tôi đã thấy bủn rủn chân tay”, cô Bình chia sẻ.

Cô kể, sợ nhất là lúc chứng kiến các bệnh nhân lúc mới vào viện. Người thì băng kín từ trên đầu xuống, người thì kêu rên thảm thiết vì cơn đau hành hạ, nhưng cũng có người nằm bất tỉnh. Rồi thương nhất khi chứng kiến sự tuyệt vọng của người nhà bệnh nhân khi bác sĩ nói không còn hi vọng gì nữa. Sự đau đớn tột cùng khi mất người thân khiến những người dưng như cô Bình cũng thấy nghẹn lòng.

Từng nghĩ đến trường hợp xấu nhất!

Không chỉ là người phải thường xuyên chứng kiến cảnh chia ly, đau thương của gia đình người bệnh, người làm nghề lao công tại các bệnh viện còn phải đối mặt với những rủi ro trong nghề mà nếu không cẩn thận họ rất dễ mắc phải. Chính họ đã từng rơi vào hoàn cảnh tưởng chừng như “không còn dám về với các con nữa”.

Đó là câu chuyện của cô Nga (46 tuổi), lao công tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Cô Nga kể, hơn ba năm làm nhân viên dọn dẹp vệ sinh tại viện, cô đã gặp không ít tình huống khiến cô sợ đến “tái mặt” như bị kim tiêm đâm trúng hay bị máu máu tươi ở bông băng dính ra tay.

“Trong một lần thay túi rác trong thùng, do sơ ý nên tôi đã bị một mũi kim tiêm đâm trúng tay. Lúc ấy tôi cũng chủ quan, chỉ rửa lại tay chứ không đi xét nghiệm, nghĩ rằng chắc cũng không sao. Bình thường thì “khỏe như trâu”, ấy thế mà ngay sau đó hai hôm tôi lăn ra sốt cao, người lúc nóng, lúc lạnh. Ăn gì cũng chực muốn nôn ra ngoài. Khi đó, tôi mới thực sự cảm thấy “hãi””.

Sau đó, cô Nga phải đi xét nghiệm máu. “Tôi lo lắng đến mức không ăn, không ngủ được. Càng lo hơn khi nghĩ đến tình huống kim tiêm, đó là của bệnh nhân nhiễm HIV. Trong thời gian chờ đợi kết quả, tôi đã nghĩ đến trường hợp xấu nhất, nếu tôi vô tình nhiễm HIV thật thì sẽ không còn mặt mũi nào về gặp các con được nữa. Tôi thực sự đã bị khủng hoảng tinh thần, chán nản và muốn vứt bỏ tất cả”, cô Nga thở dài.

Thật may cho cô, kết quả kiểm tra đã không xấu như cô nghĩ, cô chỉ bị sốt thông thường, chỉ cần uống thuốc và nghỉ ngơi vài ngày là có thể khỏe lại. “Giờ tôi chỉ mong có thể hoàn thành tốt công việc và không gặp phải trường hợp đáng tiếc nào xảy ra nữa. Đời tôi có khổ mấy cũng chịu được, tất cả vì tương lai của các con”, cô Nga tâm sự.

 

Chân tay bủn rủn mỗi khi nghe tiếng còi xe cấp cứu

Mỗi ngày, tại Khoa Cấp cứu tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân, trong đó có những người tuổi đời còn rất trẻ. “Cuộc sống đúng là không thể lường trước được điều gì cả. Dẫu biết quy luật “sinh lão bệnh tử” của đời người thì không ai tránh được nhưng ở đây, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh. Giờ chỉ cần nghe tiếng còi xe cấp cứu về đến cổng là chúng tôi đã thấy bủn rủn chân tay”, cô Bình chia sẻ.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 4 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top