Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Nhờ mang thai hộ: Mất tiền vẫn bị hành”: Quá nhiều phiền toái, nên phải “khoanh vùng”

Thứ sáu, 08:26 16/01/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sau hai bài viết về vấn đề mang thai hộ trên Báo GĐ&XH số ra ngày 12 và 14/1, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi của độc giả về quy định người mang thai hộ phải là người thân khiến họ gặp khó. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định rằng việc “khoanh vùng” đối tượng mang thai hộ là nhằm mục đích nhân văn, chống thương mại hóa.

 

Các bài viết về vấn đề mang thai hộ trên Báo GĐ&XH đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả.
Các bài viết về vấn đề mang thai hộ trên Báo GĐ&XH đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả.

 

Mất tiền, mất cả con!

Chị Trần Thị Yến (phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi có người họ hàng từng nhờ mang thai hộ rồi bị mất con. Do trong quá trình mang thai, người phụ nữ đó nảy sinh tình cảm với đứa trẻ không chịu trả con. Gần đến ngày sinh chị ta biến mất, đến giờ đã gần 1 năm vẫn tìm không ra dấu vết. Vì việc này mà người đi nhờ cứ tự dày vò, đày ải mình”.

Chị Lê Thị Ngọc (khu đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi chỉ mong luật “rộng cửa” hơn nữa. Luật đã cho phép nhưng bó hẹp quá, phải là người ruột rà máu mủ bên chồng hoặc vợ mới được mang thai hộ trong khi gia đình cả hai bên chúng tôi  không tìm được người nào đồng ý giúp. Tôi từng có ý định sẽ cùng chồng sang Thái Lan nhờ người mang thai hộ nhưng bây giờ thì cánh cửa đó đã “đóng lại” vì mới đây Thái Lan đã đưa ra dự luật cấm việc mang thai hộ. Hy vọng có con của tôi đang bị đẩy vào vô vọng”.

Về vấn đề này, luật sư Bùi Thị Ngọc, Trung tâm Luật đất đai, hôn nhân và gia đình Tiền Phong (Hà Nội) cho biết: “Người mang thai hộ phải là người thân thích bên vợ hoặc bên chồng, để tránh trường hợp mang thai hộ mang tính thương mại. Hiện vẫn chưa có nghị định hướng dẫn trong trường hợp nhờ người không phải anh em họ hàng. Việc lập văn bản thỏa thuận phải lập ở phòng công chứng, nếu không có giấy tờ chứng minh người mang thai hộ là anh em họ hàng bên vợ hoặc bên chồng thì văn phòng công chứng sẽ không lập cho văn bản này. Thứ hai, nếu như có xảy ra tranh chấp, hai bên không nuôi con hoặc giành quyền nuôi con thì pháp luật không bảo vệ được”.

Luật sư Bùi Thị Ngọc cũng chỉ ra rằng, thực tế có quá nhiều trường hợp đau  lòng xảy ra từ mang thai hộ “chui” như trong quá trình mang thai hộ, người mang thai nảy sinh tình cảm với đứa trẻ nên khi sinh ra không muốn trả con, có trường hợp trả thì yêu sách, làm khó, đòi hỏi quyền lợi kinh tế cao khiến bố mẹ đứa trẻ “dở khóc dở cười” mà không dám nhờ pháp luật can thiệp vì “làm chui”…

Chỉ có 3 bệnh viện được phép thực hiện

Theo TS.BS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, việc cho phép mang thai hộ đã mở ra một cơ hội làm mẹ cho những bà mẹ không thể tự thân có con. Kỹ thuật thực hiện mang thai hộ giống hệt thụ tinh trong ống nghiệm nhưng khác biệt là thụ tinh trong ống nghiệm xong thì cấy phôi vào người mẹ của chính đứa trẻ, còn ở đây thì cấy vào người mang thai hộ và sinh con. Đứa trẻ sinh ra hoàn toàn mang gien di truyền của vợ và chồng, không bị ảnh hưởng bởi người mang thai hộ. Tử cung của người mang thai hộ giống như nơi ươm mầm cho thai nhi”.

Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) khẳng định: “Người nhờ mang thai hộ phải là những cặp vợ chồng kết hôn sau 1 năm chưa có con dù sinh hoạt tình dục bình thường (3 lần/tuần), không có biện pháp tránh thai và có những bệnh lý không thể sinh con. Người mang thai hộ phải là người có huyết thống 3 đời như: Cùng hàng, con cô, con chú, con bác, con dì mới được phép mang thai hộ. Nếu vợ chồng chưa ly dị phải được đồng ý của người chồng”.

Năm 2015, Bộ Y tế chỉ cho phép 3 đơn vị đại diện cho 3 vùng miền được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ gồm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ. Ba bệnh viện này đại diện cho 3 vùng. Vì thực tế, không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ và số người mang thai hộ cũng không nhiều. Do đó, trước mắt 3 đơn vị trên sẽ thực hiện, rút kinh nghiệm và tổng kết sau 1 năm.

Cũng theo ông Quang, Bộ Y tế sẽ có cách kiểm soát chặt chẽ người mang thai hộ, đó là muốn mang thai hộ phải qua bệnh viện. Việc xét duyệt hồ sơ để có cho phép mang thai hộ hay không sẽ do hội đồng độc lập đánh giá, dựa trên tình trạng bệnh lý không thể mang thai tự nhiên của người nhờ, quan hệ họ hàng giữa người nhờ và người mang thai hộ, điều kiện sức khỏe của người mang thai hộ... Thành viên hội đồng chuyên môn ngoài những giáo sư, bác sỹ còn có các luật sư, chuyên gia tâm lý. Bệnh viện làm sai sẽ xử lý, nên không hội đủ yếu tố luật cho phép, bệnh viện sẽ không thực hiện.

Các chuyên gia được hỏi đều cho rằng, việc mang thai hộ là chính đáng đối với những cặp vợ chồng muốn có con mà không thể mang thai. Song, đây là vấn đề nhạy cảm nên Bộ Y tế cũng quy định điều kiện chặt chẽ cho trường hợp mang thai hộ nhằm ngăn chặn các hình thức biến tướng, thương mại hóa, đẻ thuê…

 

“Người mang thai hộ sẽ được thống kê trên hệ thống máy tính có kết nối dữ liệu nên người đó đã thực hiện ở trung tâm này, đến trung tâm khác sẽ không thực hiện mang thai hộ được. Vì vậy, người có nhu cầu thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải tìm hiểu về mặt pháp luật. Các cặp vợ chồng phải xác định thực hiện kỹ thuật này vẫn có rủi ro. Do đó, không có con, các cặp vợ chồng có thể nhận con nuôi để duy trì hạnh phúc gia đình. Không nên làm những điều trái luật rất dễ dẫn đến những rủi ro mà pháp luật không thể bảo vệ được”.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế.

 

Mai Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top