Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên 'Hãy lắng nghe cơ thể bạn" hôm nay

Thứ năm, 07:00 02/04/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Theo PGS.TS. BS Phạm Thị Bích Đào (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), nhìn lại mới thấy nhân loại đã trải qua nhiều đại dịch khủng khiếp, "Hãy lắng nghe cơ thể bạn" để chủ động ngăn ngừa bệnh dịch.

Nhìn lại lịch sử các đại dịch

Đại dịch là bệnh dịch tễ do nhiễm khuẩn, lây lan nhanh, xảy ra đồng thời ở một vùng dân cư rộng lớn. Hãy nhìn lại những trận dịch lớn đã cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới.

Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên Hãy lắng nghe cơ thể bạn hôm nay - Ảnh 1.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha. Ảnh minh họa.

Dịch cúm

Nhà vật lý Hy Lạp Hippocrates, "Cha đẻ của Y học", đã miêu tả cúm vào năm 412 TCN. Đại dịch cúm lần đầu tiên được ghi nhận năm 1580 và kể từ đó các đại dịch cúm diễn ra cứ mỗi 10 đến 30 năm.

Đại dịch cúm 1889–1890, hay còn gọi là Cúm Nga, nhanh chóng lan về phía tây và đến Bắc Mỹ vào tháng 12 năm 1889, Nam Mỹ vào tháng 2-3 năm 1890, Ấn Độ vào tháng 2-3 năm 1890, và Úc vào tháng 3-4 năm 1890. Khoảng 1 triệu người chết do đại dịch này.

Cúm Tây Ban Nha (1918–1919). Được xác định đầu tiên vào tháng 3 năm 1918 trong một trại huấn huyện lính của Hoa Kỳ tại Camp Funston, Kansas. Tháng 10 năm 1918, nó bắt đầu lây lan thành một đại dịch toàn cầu. Trong 6 tháng đã có khoảng 50 triệu người chết;

Cúm châu Á (1957–58). Virus H2N2 đã làm khoảng 70.000 người chết ở Hoa Kỳ, được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối tháng 2 năm 1957.

Cúm Hồng Kông (1968–1969) làm chết khoảng 34.000 người ở Hoa Kỳ. Loại virus này được phát hiện đầu tiên ở Hồng Kông vào đầu năm 1968.

Cúm H1N1 (2009). Người ta ước tính rằng 700–1400 triệu người mắc bệnh với khoảng 150.000–575.000 trường hợp tử vong.

Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên Hãy lắng nghe cơ thể bạn hôm nay - Ảnh 2.

Dịch tả ở Camorun. Ảnh minh họa.

Dịch tả

Từ một bệnh có quy mô địa phương, bệnh tả đã trở thành một bệnh lây truyền và gây chết người nhiều nhất trong thế kỷ 19, dịch bệnh đã giết chết 10 triệu người.

Dịch tả lần 1 (1816–1826). Tới năm 1820 đã có 10.000 binh lính Anh và không biết bao nhiêu người Ấn Độ đã chết trong suốt đại dịch này. Trung Quốc, Indonesia nơi có hơn 100.000 người chết trên đảo Java và vùng biển Caspi trước khi tàn lụi. Số ca tử vong ở Nga trong cùng thời kỳ trên là hơn 2 triệu…

Dịch tả lần 2 (1829–1851). Xảy ra ở Nga, Hungary (khoảng 100.000 người chết) và Đức năm 1831, Luân Đôn năm 1832 (hơn 55.000 người chết). 2 năm sau khi dịch bùng phát ở Anh và Wales năm 1848 đã có 52.000 chết.

Dịch tả lần thứ 3 (1852–1860). Chủ yếu ảnh hưởng ở Nga, với hơn 1 triệu ca tử vong.

Dịch tả lần thứ 4 (1863–1875). Chủ yếu ở châu Âu và châu Phi. Có ít nhất 30.000 trong số 90.000 khách hành hương là nạn nhân của dịch bệnh.

Dịch tả lần thứ 5 (1881–1896). đã cướp đi sinh mạng 250.000 người ở châu Âu và ít nhất 50.000 ở châu Mỹ.

Dịch tả lần thứ 6 (1899–1923). Nga bị ảnh hưởng nặng với hơn 500.000 người chết trong 1/4 đầu của thế kỷ 20.

Dịch tả lần thứ 7 (1962–66). Bắt đầu ở Indonesia, gọi là El Tor, và sau đó đến Bangladesh năm 1963, Ấn Độ năm 1964, và Liên Xô năm 1966.

Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên Hãy lắng nghe cơ thể bạn hôm nay - Ảnh 3.

Dịch HIV bắt đầu từ năm 1969. Ảnh minh họa.

Đại dịch HIV và AIDS

Đại dịch HIV loại virus gây bệnh AIDS bắt đầu vào năm 1969. HIV là một đại dịch với tốc độ lây nhiễm khoảng 25% ở nam và đông châu Phi.

Việc cảnh báo lây truyền đã giúp làm giảm tốc độ lây nhiễm ở nhiều nước, tuy nhiên theo dự báo AIDS có thể giết chết 31 triệu dân ở Ấn Độ, ở châu Phi có thể lên đến 90–100 triệu vào năm 2025.

Dịch bệnh Ebola

Dịch bệnh Ebola tại châu Phi năm 2014 làm chết hơn 10 ngàn người. Ebola là một trong những căn bệnh được biết đến như là bệnh sốt xuất huyết. Các bệnh này do vi rút gây ra dẫn đến sốt cao và trong một số trường hợp, gây chảy máu nặng (xuất huyết). Bệnh do vi rút Ebola gây ra, đặc biệt nguy hiểm với tỉ lệ tử vong từ 50 đến 90 phần trăm người mắc.

Đậu mùa

Căn bệnh rất dễ lây lan do virus Variola. Bệnh này đã giết khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm, suốt những năm cuối thế kỷ 18. Trong thế kỷ 20, số người chết do đậu mùa ước tính 300–500 triệu.

Sau các chiến dịch tiêm vắc-xin thành công trong suốt thế kỷ 19 và 20, WHO chứng nhận đã xoá sổ bệnh đậu mùa vào tháng 12 năm 1979.

Sởi

Về lịch sử, sởi có mặt trên khắp thế giới, vì nó rất dễ lây nhiễm. Trong khoảng 150 năm qua, sởi đã giết khoảng 200 triệu người trên toàn cầu.

Lao

1/3 dân số hiện tại của thế giới bị nhiễm lao và các ca nhiễm mới hiện với tốc độ 1 ca/giây. Hàng năm, 8 triệu người phát bệnh lao, và 2 triệu người chết do bệnh này trên toàn cầu.

Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên Hãy lắng nghe cơ thể bạn hôm nay - Ảnh 4.

Bệnh phong ước tính 1-2 triệu người tàn tật vĩnh viễn. Ảnh minh họa.

Bệnh phong

Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium leprae gây ra. Đây là loại bệnh mạn tính với thời gian ủ bệnh lên đến 5 năm. Ước tính có khoảng 1 đến 2 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn do bệnh phong.

Sốt rét

Sốt rét phân bố rộng khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, gồm các phần của châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 350–500 triệu ca sốt rét. Dịch bệnh trở nên nổi tiếng với tên gọi "sốt La Mã" khi lần đầu xuất hiện.

Sốt vàng da

Dịch sốt vàng da đã từng tấn công New York, Philadelphia và Boston. Năm 1793, một trong những dịch bệnh sốt vàng da lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã giết chết 5.000 người dân Philadelphia—chiếm gần 10% dân số thành phố.

Dịch hạch

Đại dịch Antonine từ năm 165 đến 180 (còn được gọi là đại dịch Galen (tên của bác sĩ Hy Lạp sống ở Đế quốc La Mã đã mô tả bệnh dịch này) bởi lực lượng quân đội trở về từ các chiến dịch tại vùng Cận Đông. Tổng số ca tử vong được ước tính là 5 triệu.

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi một số họ virus và một số độc tính cao có thể gây tử vong chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue.

SARS (2002 -2003)

SARS hay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi virus. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, bùng phát dịch SARS ở Hồng Kông gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới

SARS không được tuyên bố đã được loại trừ (không giống như bệnh đậu mùa).

Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên Hãy lắng nghe cơ thể bạn hôm nay - Ảnh 5.

Virus SARS-CoV-2. Ảnh minh họa.

COVID-19 (2019-2020)

Đại dịch COVID-19 hay còn được gọi là đại dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona là một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Dịch bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - khi có một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã phân lập được một loại Coronavirus mới, được WHO lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây.

Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỉ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.

Tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2020, đã có gần 500.000 người nhiễm, hơn 22.000 người tử vong tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ với số ca tử vong được ghi nhận nhiều nhất là ở Ý.

Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên Hãy lắng nghe cơ thể bạn hôm nay - Ảnh 6.

Súc họng miệng đúng cách để phòng COVID-19. Ảnh minh họa.

Việc chúng ta cần làm trong đại dịch: Hãy lắng nghe cơ thể bạn

Nhìn lại mới thấy nhân loại đã trải qua nhiều đại dịch kinh khủng, để chủ động ngăn ngừa bệnh dịch người dân cần chú y:

- Đầu tiên người dân tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành, vì các hướng dẫn đưa ra đã được phân tích và nghiên cứu rất kĩ trước khi ban hành.

- Sử dụng khẩu trang mọi lúc mọi nơi.

- Cần nâng cao sức đề kháng của bản thân và những người trong gia đình bằng cách ăn uống hợp lý, vệ sinh trong ăn uống.

- Làm sạch vùng họng bằng các thuốc súc họng miệng đúng cách: Mỗi lần súc 10 – 15 ml, ngâm họng bằng dịch súc họng trong 5 phút sau đó súc sạch rồi nhổ ra ngoài vào bồn, tránh để dịch bắn ra xung quanh rồi xả nước - vì dịch súc họng của bạn có thể đã chứa vi rút.

- Tập thể dục hàng ngày giúp bạn tăng cường thể lực và hy vọng virus SARS- CoV- 2 "sợ" các cơ thể cường tráng.

Và quan trọng là hãy lắng nghe cơ thể bạn.

Nếu bạn có yếu tố dịch tễ như đi du lịch, đến những tụ điểm đông người... mà xuất hiện các biểu hiện chảy mũi, hắt hơi, đau họng, sốt, ho, khó thở… Hãy liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để họ đến tận nơi hỗ trợ bạn di chuyển, hoặc đến các cơ sở y tế bằng các phương tiện cá nhân, hạn chế tối đa số người đi cùng với bạn.

Nhìn lại các đại dịch lớn trên thế giới và lời khuyên Hãy lắng nghe cơ thể bạn hôm nay - Ảnh 7.

PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào

(Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 43 phút trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 2 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 6 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 7 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 9 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Top