Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người Việt tự huỷ hoại lá gan của mình

Thứ năm, 10:27 01/11/2018 | Sống khỏe

Nhiều người mắc bệnh viêm gan nhưng không tuân thủ tái khám và dùng thuốc định kỳ, bỏ điều trị, thậm chí dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc khiến bệnh viêm gan ngày càng nặng hơn.

Tử vong vì uống thuốc nam

Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có tới 10 triệu người nhiễm viêm gan B, tức là cứ 100 người thì có 20 người nhiễm virus viêm gan B, 1 triệu người nhiễm viêm gan C và số người nhiễm viêm gan vẫn đang có chiều hướng gia tăng.

Người bị nhiễm virus viêm gan thường không có triệu chứng hoặc có biểu hiện không rõ ràng. Những trường hợp nặng có thể gây ra suy gan cấp hoặc diễn biến kéo dài dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan .

BS.Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới cảnh báo tình trạng dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc là hủy hoại sức khỏe. Thực tế có nhiều bệnh nhân mắc viêm gan B đã tự ý bỏ điều trị, nghe theo lời đồn thổi và lãnh hậu quả.


Trường hợp bệnh nhân N.V.H (43 tuổi, Hà Nội) được đưa vào viện trong tình trạng suy gan nặng.

Trường hợp bệnh nhân N.V.H (43 tuổi, Hà Nội) được đưa vào viện trong tình trạng suy gan nặng.

Trước đó, bệnh nhân này bị viêm gan B mạn tính suốt 20 năm nhưng vẫn sống khỏe mạnh do điều trị thuốc kháng virus viêm gan. Do anh H. chán nản vì phải sống chung với thuốc suốt đời nên anh tự ý bỏ điều trị, dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sau 2 tháng uống thuốc nam, anh H. thấy người mệt mỏi dần, chán ăn, vàng da vàng mắt, tri giác lơ mơ. Vào viện trong tình trạng suy gan nặng, đã được điều trị tích cực nhưng tình trạng suy gan không hồi phục và gia đình đành xin bệnh nhân về để chết.

Tại khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, các bác sĩ thường xuyên gặp bệnh nhân nghe theo cách chữa truyền miệng uống loại thuốc này thuốc kia, tự ý bỏ điều trị của bác sĩ như trên không phải là hiếm gặp.

Nhiều người may mắn hơn không mất mạng thì cũng phải lại nhập viện trong tình trạng nặng, điều trị khó khăn, tốn kém.

Bác sĩ Cấp khuyến cáo người dân không nên nghe theo những bài thuốc truyền miệng. Khi có bệnh, cần đi khám và điều trị theo đúng phác đồ, đúng thuốc, tránh tự ý bỏ điều trị, bệnh không khỏi mà còn nặng hơn, thậm chí là mất mạng.

Còn bỏ thói quen tự điều trị

Theo TS Trần Quốc Bình – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương người Việt Nam có cả thói quen tốt và chưa tốt.

Một số thói quen xấu như uống kháng sinh không có đơn thuốc, từ thuốc rẻ nhất tới đắt nhất, làm như vậy rất tùy tiện, không biết cơ thể thiếu gì, cần thuốc gì. Đó là thói quen mà chúng ta nên sửa đổi.

Kể cả thuốc Y học cổ truyền cũng tự ý mua và dùng, tự lấy lá nọ lá kia uống.

Tất nhiên chưa thấy hại ngay nhưng thói quen đó không nên. Chúng ta cần tôn trọng bác sĩ chuyên môn chỉ định hay không.

TS Bình cho biết lá thuốc y học cổ truyền ít tác dụng phụ độc hại, nhưng không có nghĩa là không có hại. Cần có tư vấn để có tác dụng tốt nhất. Ví dụ tự ý uống linh chi chưa chắc đã có tác dụng gì.

Nếu gan hơi yếu thì có thể linh chi. Nhưng nếu đông trùng hạ thảo lại không bổ gan đâu, mà bổ thận hoặc bổ phế.

Chứ nếu viêm gan mà uống đông trùng hạ thảo lại không thiết thực. Cần có ý kiến chuyên môn mới định hướng chuẩn được. Dùng cây lá tùy tiện chưa chắc đã hay, không có tác dụng gì mà lại mất thời gian.

Nhất là khi bệnh nhân đã có bệnh gan nếu điều trị thuốc lá cần hết sức cẩn trọng. Trong điều trị bệnh, đông y thường nhìn bề nổi, thường nhìn các triệu chứng.

Nói là chữa khỏi cứ nhìn các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, ăn ngủ kém hoặc đau thượng hạ sườn thấy đỡ tưởng là khỏi.

Các ông lang thường nói chữa khỏi bệnh gan, nhưng nếu đi sâu vào tiêu chuẩn để khỏi được bệnh gan còn cần rất nhiều yêu cầu của khoa học, xét nghiệm định lượng virus trở về âm tính mới gọi là khỏi được.

Chứ cứ qua triệu chứng lâm sàng thấy khá lên mà bảo là khỏi, các ông lang bà mế hay tuyên truyền như vậy.

Theo TS Bình để điều trị bệnh hiệu quả cần đánh giá y học cổ truyền trên nền của khoa học hiện đại để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Cây lá nào sử dụng trên bệnh gan mật cũng cần tư vấn về chuyên môn, trên cơ sở khoa học để sử dụng đúng nhất y học cổ truyền, lựa chọn sản phẩm y học cổ truyền có thể dùng hàng ngày, dùng theo đợt, sống chung với nó, phải khoa học.

Theo Infonet.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

6 người cùng nhà có biểu hiện lạ sau bữa cơm tối, 3 ca phải đi cấp cứu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Sau bữa cơm tối có món canh nấm đất, 6 người trong một gia đình có dấu hiệu lạ, trong đó 3 người biểu hiện nặng hơn, phải vào viện cấp cứu.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Bí quyết ăn yến mạch giúp giảm cân nhanh nhất

Sống khỏe - 10 giờ trước

Yến mạch là một trong những thực phẩm lành mạnh hàng đầu tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân. Nhưng ăn không đúng lại có tác dụng ngược. Vậy nên ăn yến mạch thế nào là tốt nhất để giảm cân?

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Loại quả có vị ngọt nhưng giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên hơn

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường khi tiêu thụ lê, lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: Nếu không có 6 biểu hiện này khi ăn sáng thì bạn sẽ sống lâu

Sống khỏe - 13 giờ trước

Dấu hiệu sống thọ sẽ thể hiện rất rõ qua việc ăn sáng của bạn.

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

5 món ăn nhẹ tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 14 giờ trước

Những món ăn nhẹ sau đây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Chăm sóc sức khỏe chủ động để giảm rủi ro, tăng chất lượng sống

Sống khỏe - 14 giờ trước

Chủ động tầm soát bệnh và chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn khỏe mạnh hiện đang là thói quen được khuyến khích để giảm rủi ro bệnh tật, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng cường tuổi thọ.

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sửng sốt với những viên sỏi to như viên đá trứng được lấy ra từ bàng quang người đàn ông ở Sơn La

Sống khỏe - 15 giờ trước

4 viên sỏi to như viên đá trứng được các bác sĩ lấy ra từ bàng quang bệnh nhân nam ở Sơn La.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Bộ trưởng Bộ Y tế: Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo y tế mới trong khu vực

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Top