Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều người Việt đang gieo rắc nguy cơ loét, ung thư dạ dày cho nhau bằng 1 việc ai cũng làm khi nhà có khách

Thứ tư, 09:00 10/07/2019 | Sống khỏe

Từ trước đến nay, người Việt có thói quen gắp thức ăn cho nhau để thể hiện lòng hiếu khách. Tuy nhiên theo giới chuyên môn, thói quen này có thể dẫn đến việc lây lan một loại vi khuẩn gây ra loét, ung thư dạ dày.

Vô tình "tặng nhau" vi khuẩn gây bệnh nan y

Theo nghiên cứu đã công bố của các nhà khoa học đến từ trường nha khoa Case Western Reserve (Mỹ), trong khoang miệng có chứa khoảng 700 loại vi khuẩn, bên cạnh những vi khuẩn có lợi thì nhiều vi khuẩn trong số đó có khả năng gây bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan … có thể lây qua đường ăn uống chung.

Chia sẻ thêm về những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng đũa mình đang ăn để gắp thức ăn cho người khác, bác sĩ Cao Hồng Phúc (Giảng viên Học viện Quân y) cho biết: "Trong khoang miệng và trong hệ tiêu hóa có chứa rất nhiều vi khuẩn, khi chúng ta gắp thức ăn cho người khác vi khuẩn này sẽ đi theo đường dịch tiêu hóa, dính và ngấm vào thức ăn rồi đi vào người đối diện, trong đó có vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), viêm gan A, viêm gan E, vi khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn quai bị…".

Bác sĩ Phúc khẳng định rằng văn hóa gắp thức ăn, dùng chung bát, đũa, thìa mà nhiều người Việt vẫn duy trì có nguy cơ lây bệnh cho người khác, dù người gắp không hề có ý lây truyền nhưng sẽ vô tình truyền đi các loại vi khuẩn có hại.

Nguy cơ đối mặt với viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày từ vi khuẩn HP

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), thì Việt Nam có trên 80% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này chính là thủ phạm chính gây nên các bệnh về dạ dày, đường tiêu hóa…

Có nhiều đường khác nhau gây lây lan vi khuẩn HP, tuy nhiên HP lại có nhiều trong nước bọt, cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu qua đường ăn uống. Ở nước ta, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người nhiễm HP cao là do thói quen ăn dùng chung đụng bát, đũa trong ăn uống.

"Vi khuẩn HP là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày… Dùng chung đũa gắp thức ăn cho nhau có thể làm lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh sang người lành", Bác sĩ Cao Hồng Phúc cho biết.

Bình thường thì loại vi khuẩn này không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày .

Bác sĩ Phúc cũng cho rằng, vì thói quen này có thể gây hại nên tốt nhất chúng ta nên thay đổi, không nên dùng chung đũa, ăn chung bát, thìa, chấm chung bát nước mắm, uống chung cốc rượu…

Một số lưu ý khi có ý định gắp thức ăn cho người khác

Dù sao đi nữa, gắp thức ăn cũng là một nét văn hóa thể hiện tinh thần hiếu khách của người Việt. Nếu có ý định gắp thức ăn cho người khác, người Việt có thể dùng cách sau để đảm bảo sức khỏe cho cả hai bên:

- Sử dụng vật dụng riêng, không phải đồ dùng chung của bất kỳ ai để gắp thức ăn cho người khác.

- Có thể quay đầu đũa để gắp thức ăn cho người khác.

- Tuyệt đối không dùng vật dụng gắp đồ sống để gắp thức ăn cho người khác.

- Khi dự tiệc, liên hoan hãy sử dụng vật dụng sạch chuyên dùng để gắp thức ăn vào đĩa rồi sau đó sử dụng thìa, đũa của riêng mình ăn.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 12 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top