Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân lực y tế Lai Châu: Khó "chiêu hiền" nên chủ động "đãi sĩ"

Tính đến ngày 31/12/2014, ngành Y tế tỉnh Lai Châu có 3.232 cán bộ, trong đó trình độ đại học, sau đại học là 574 người chiếm 17,8%; trình độ cao đẳng là 160 người, chiếm 5,%; trình độ trung học là 2.187 người, chiếm 67,6%; trình độ sơ học và cán bộ khác là 311 người chiếm 9,6%.

Như vậy sau 10 năm kể từ ngày chia tách tỉnh, số lượng cán bộ y tế của Lai Châu tăng từ 842 người năm 2004 lên 3.232 người năm 2014, trung bình mỗi năm tăng 239 người. Đáng nói là số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học tăng từ 10,4% (2004) lên 22,8% (2014). Số cán bộ có trình độ sơ học và cán bộ khác giảm từ 26,4% (2004) xuống còn 9,6% (2014). Như vậy, có thể thấy rằng so với 10 năm trước, hiện nay nhân lực y tế tại Lai Châu đã có những biến đổi về lượng và chất. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt mức như mong muốn do đây là địa phương xa xôi khó thu hút được nhân lực có chất lượng cao về làm việc.

Khó "chiêu hiền"

Đến cuối năm 2015, dự kiến tỉnh Lai Châu có 351 bác sỹ, đạt mức 8 bác sỹ/vạn dân. Tỷ lệ này của Lai Châu cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước nhưng do tỉnh có địa bàn rộng, địa hình chia cắt, dân cư phân bố không đồng đều, phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu nên hoạt động của ngành Y tế gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế này, từ nhiều năm trước Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu đã có nhiều chính sách đãi ngộ “chiêu hiền”  nhằm kêu gọi, thu hút nguồn bác sỹ có chất lượng về phục vụ tỉnh nhà. Rất nhiều quyết định được ban hành như Quyết định số 42/2004/QĐ-UB ngày 30/7/2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học và đến công tác tại tỉnh Lai Châu; Quyết  định  số  29/2011/QĐ-UBND  ngày 06/10/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với cán bộ, công chức, việc chức đi học và thu hút những người tình nguyện đến Lai Châu công tác; Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu về việc ban hành quy định thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu...

Mặc dù đã có nhiều ưu đãi, nhưng xem ra các bác sỹ miền xuôi vẫn chưa mặn mà với miền ngược. Bằng chứng là, ở Lai Châu nhiều bác sỹ nơi khác không muốn về, người về rồi lại có tâm lý muốn đi. Một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh cho biết, từ năm 2004 đến nay, ngành Y tế Lai Châu không thu hút được bác sỹ chính quy ở các địa phương khác lên công tác. Số lượng cán bộ  có trình độ đại học tăng lên là do có một lượng rất ít những bác sỹ đã có gia đình tại địa phương hoặc là cán bộ y tế địa phương được cử đi học theo diện chuyên tu, cử tuyển. Trong khi không tuyển được người mới thì nguy cơ bác sỹ, cán bộ có trình độ đại học bỏ việc, thôi việc theo nguyện vọng ngày càng tăng. Chỉ từ năm 2010 đến nay đã có 15 bác sỹ bỏ việc. Bên cạnh đó số lượng học sinh, con em là trường Đại học Y, Dược rất thấp.

 

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khó khăn của ngành Y tế Lai Châu kéo dài đã nhiều năm qua. Dự kiến số lượng các khóa bác sỹ sẽ ra trường, đến năm 2018, ngành Y tế Lai Châu sẽ có thêm khoảng 443 bác sỹ và 54 dược sỹ đại học nhưng để số các sỹ, dược sỹ này gắn bó lâu dài với quê hương lại là một vấn đề khác. Trong khi gặp khó khăn như vậy nhưng Lai Châu vẫn quyết tâm đặt ra các mục tiêu về nhân lực đến năm 2020 rất cụ thể. Đến năm 2020, sẽ đạt mức 12 bác sỹ trên vạn dân, tương đương toàn tỉnh có 608 bác sỹ (tương đương với việc từ năm 2016 đến năm 2020 phải bổ sung 254 bác sỹ, bình quân 51 bác sỹ/năm); có 30% bác sỹ trên tổng số cán bộ trong toàn ngành (bao gồm cả 2 hệ dự phòng và khám chữa bệnh)… Với thực tế đang diễn ra tại Lai Châu, để đạt được mục tiêu là một bài toán khó. Lời giải cho bài toán này không hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn, ý chí của Sở Y tế nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung mà cần có một cơ chế mở, đặc thù, phối hợp nhịp nhàng từ trung ương đến địa phương. Do đó, giải pháp trước mắt là tích cực, chủ động đào tạo, đào đạo liên tục cho cán bộ đã được ngành Y tế Lai Châu áp dụng triệt để.

Nên chủ động “đãi sỹ”

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang có, ngành Y tế Lai Châu đã tham mưu với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu về công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngành Y. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu đã ra nhiều văn bản quy định thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán  bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu... Những chính sách này là kim chỉ nam, được ngành Y tế Lai Châu tổ chức thực hiện bài bản.

Cùng với các chính sách ưu đãi, nhận thức về tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trong ngành Y tế ngày càng được nâng lên. Điều này được thể hiện rõ ở số lượng người đăng ký học đại học, sau đại học tăng. Nhu cầu được học các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức ngày một nhiều. Chỉ trong 4 năm, từ 2010 đến 2014, ngành Y tế Lai Châu đã cử 511 cán bộ đi học tập, đào tạo, trong đó đào tạo sau đại học 55 người; từ y sỹ lên bác sỹ theo hệ chuyên tu, liên thông 143 người; đào tạo từ dược sỹ trung học lên dược sỹ đại học 31 người.

Riêng đối với đào tạo liên tục và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, dù còn gặp nhiều khó khăn như: công tác cập nhật những văn bản, kiến thức mới chưa kịp thời còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên khoa sâu trong tất cả các lĩnh vực  nên công tác biên soạn tài liệu còn gặp khó khăn; bản thân cán bộ phụ trách công tác đào tạo liên tục của các đơn vị hàng năm còn chưa được tập huấn; thiếu kinh phí để mở các lớp đào tạo liên tục; số lượng các đơn vị được cấp mã đào tạo liên tục còn ít… Khắc phục khó khăn, trong nhiều năm gần đây công tác đào tạo liên lục tại Lai Châu đã đạt được những kết quả tốt. Cụ thể, tổng hợp kết quả đào tạo  liên  tục năm 2013-2014 cho thấy có tất cả 46 lớp được mở với nhiều nội dung, gồm: an toàn tiêm chủng; quản lý y tế tuyến huyện, xã; hồi sức cấp cứu sản khoa; thẩm định tử vong mẹ; phòng chống HIV/AIDS,  lao, sốt rét; chăm sóc sức khỏe sinh sản; nâng cao năng lực cho cán bộ y tế xã... Tổng cộng có 1.671 học viên được đào tạo. Kết thúc các khóa học, 100% học viên đạt kết quả và được cấp chứng chỉ...

Từng bước khắc phục khó khăn, tìm ra giải pháp hiệu quả, lực lượng cán bộ ngành Y tế Lai Châu đã thường xuyên được cập nhật kiến thức, nâng cao chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Theo TTTTGDSK Trung ương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top