Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân lúc người dân gặp khó khăn, Công ty nước sạch sông Đuống kiếm lợi?

Thứ sáu, 08:13 08/11/2019 | Xã hội

Giadinhnet – Trong khi người dân đang chi trả chi phí nước sinh hoạt theo khung giá đã “mặc định” của thành phố thì việc tăng giá nước của Công ty CP nước sạch sông Đuống đang khiến người kinh doanh bức xúc, tò mò về lý do đơn vị này phải “bất chấp” quy định để tăng giá.

Người dân không đồng tình tăng giá nước

Với mức giá nước sinh hoạt Hà Nội tạm tính cho sông Đuống lên đến hơn 10.000 đồng/m3 và thành phố giao các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất tăng giá bán buôn nước sạch gấp đôi với giá bán nước sạch bậc 1 hiện nay, đã khiến người dân bức xúc. Đặc biệt là người kinh doanh, người có nhu cầu sử dụng sản lượng nước lớn.

Trước khi sự cố nước sông Đà nhiễm dầu thải, phường Thanh Xuân Nam, thuộc quận Thanh Xuân là địa bàn tiêu thụ nước mặt sông sông Đà. Tuy nhiên, mới đây, đơn vị phân phối nước là Công ty Viwaco đã đấu nối thêm nước sạch sông Đuống để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân.

Tăng giá nước sinh hoạt: Nhân lúc người dân gặp khó, sông Đuống kiếm lợi? - Ảnh 1.

Bà Lê Thị Nhân hoàn toàn không đồng tình với việc tăng giá nước.

Đã từng trải qua những ngày khổ sở để có nước rửa mặt, nên khi nghe tin đề xuất tăng giá nước, bà Lê Thị Nhân (56 tuổi, ở phường Hạ Đình) hoàn toàn không đồng tình.

Bà Nhân cho biết: "Người dân gặp khó về nước như vậy chưa đủ hay sao? Khi việc khắc phục sự cố nước chưa "ngã ngũ" thì lại rục rịch tăng giá nước?".

Bà Nhân thẳng thắn rằng, ở góc độ là người tiêu dùng, việc tăng giá nước này khiến người dân không có quyền được lựa chọn nhà cung cấp nước. Việc điều chỉnh giá nước hoàn toàn không dựa trên cơ sở cung cầu và nhu cầu của thị trường, mà hoàn toàn mang quyết định mệnh lệnh, quyết định hành chính, là buộc người dân phải sử dụng.

Tăng giá nước sinh hoạt: Nhân lúc người dân gặp khó, sông Đuống kiếm lợi? - Ảnh 2.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Hòa lo lắng về đề xuất tăng giá nước.

Mặc dù không nằm trong vùng sử dụng nước sạch sông Đuống nhưng nghe tin về đề xuất tăng giá nước, bà Nguyễn Thị Hòa (59 tuổi, ở phố Quan Nhân, Cầu Giấy) cũng không khỏi lo lắng. Bởi cửa hàng ăn uống của bà Hòa sử dụng hết khoảng 100m3 nước/tháng. Mức chi hàng tháng cho nước cũng cận kề 10 triệu đồng.

Sông Đuống kiếm lợi khi người dân gặp khó?

Trao đổi nhanh với PV, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Viwaco (đơn vị phân phối nước sông Đà) cho biết, đơn vị vừa đấu nối thêm nước sạch từ sông Đuống cho một số địa bàn thuộc quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai.

Mặc dù sản lượng mua nước từ Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà đủ đáp ứng cho địa bàn của Viwaco quản lý, tuy nhiên, lý giải về việc đấu nối thêm nguồn nước sông Đuống, vị đại diện Viwaco cho biết: "Viwaco đấu nối thêm nguồn nước sạch sông Đuống cung cấp cho những khu vực mà nước sông Đà không tới được".

Tăng giá nước sinh hoạt: Nhân lúc người dân gặp khó, sông Đuống kiếm lợi? - Ảnh 3.

GS.TS Vũ Trọng Hồng trao đổi với PV.

GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNN cho biết, sau sự cố nước sinh hoạt sông Đà nhiễm dầu thải, sông Đuống đã kịp thời hỗ trợ, cung ứng nước đến cư dân, khu dân cư. Hành động rất kịp thời này không thể phủ nhận. Tuy nhiên, liên quan đến việc tăng giá nước tại sông Đuống, cũng cần đưa ra một phép toán so sánh là đơn vị sông Đà ở Hòa Bình, cách Hà Nội hơn 60km, có giá nước chỉ nhỉnh hơn 5.000 đồng/m3 mà lợi nhuận vẫn tăng trưởng. Trong khi đó, đơn vị sông Đuống ở đồng bằng, rất gần, rất cận kề cụm dân cư mà giá thành lại đắt gấp đôi.

Lý giải về phép so sánh trên, GS.TS Vũ Trọng Hồng cho hay: "Doanh nghiệp thực hiện đấu thầu thì phải chấp hành các quy định, điều khoản trong đấu thầu, trong đó có khoản không tự ý nâng giá. Bởi nâng giá ở thời điểm này rất nhạy cảm với người dân, người ta cho rằng nhân lúc người dân gặp khó khăn thì nhà máy kiếm lợi.

Hơn nữa, việc tăng giá nước sẽ thành tiền lệ xấu bởi sau này sẽ có nhiều doanh nghiệp, thương nhân tham gia vào sản xuất, cung ứng nước".

Tăng giá nước sinh hoạt: Nhân lúc người dân gặp khó, sông Đuống kiếm lợi? - Ảnh 4.

Toàn cảnh nhà máy nước mặt sông Đuống thuộc Công ty CP nước sạch sông Đuống. Ảnh Nguyễn Chiêm.

GS.TS Vũ Trọng Hồng khẳng định: "Việc điều chỉnh giá nước ở thời điểm này là bất lợi vì người dân gặp khó khăn, không có nguồn cung cấp nước nhiều, nước lại vừa bị ô nhiễm nên việc điều chỉnh là chưa hợp lý, dễ gây hiểu nhầm trong cư dân. Việc tăng giá nước có thực sự dựa trên quan hệ cung cầu khi giá nước bán lẻ nước cho người dân đang đứng trước nguy cơ chênh lệch? 

Trước nguy cơ này thì chính quyền thành phố đã ở đâu và làm gì, mà doanh nghiệp có thể đề xuất một mức giá cao gấp đôi mức giá bậc 1 hiện nay như đã quy định, khiến người dân suy nghĩ, lo lắng?

Tuy nhiên, nếu vì giá thành, vì đầu tư ban đầu mà nhà máy không thể khắc phục, thì thiết nghĩ, thành phố nên cân đối phương án bù lỗ. Trong trường hợp đặc biệt, thành phố có thể dùng nguồn kinh phí đầu tư cho các hạng mục vui chơi, giải trí để bù lỗ phần nào giá nước cho người dân và doanh nghiệp".

Tháng 7/2017, Hà Nội đã chấp thuận giá bán nước sạch tạm tính và lộ trình điều chỉnh giá nước cho dự án nhà máy nước sạch sông Đuống để triển khai thực hiện dự án nhà máy này là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT).

Lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính.

Tuy nhiên, theo quyết định phê duyệt phương án giá thành sản xuất, giá bán buôn nước sạch và phương án bù giá của Công ty Nước sạch Vinaconex (nhà máy nước sạch sông Đà) được UBND TP Hà Nội đưa ra ở các mức: Năm 2013: 4.612,22 đồng/m3; 2014: 4.658,90 đồng/m3; 2015: 4.726,54 đồng.

Lộ trình tăng giá thành giai đoạn từ năm 2013-2015 dao động từ - 400 đồng/m3 cho đến gần 200 đồng/m3. Lộ trình giá bán buôn nước sạch từ năm 2014 - 2016 cụ thể ở các mức từ 3.600 - 4.658,90 - 5.069,76 đồng/m3.

Đơn vị sông Đà đang cung cấp nước sạch với giá bán 5.069,76 đồng/m3. Với mức giá này, hai đơn vị mua nước của Sông Đà là Viwaco và Hà Đông để bán lại tại Hà Nội vẫn có lãi. Hiện tại ngân sách nhà nước không phải thực hiện bù giá cho các đơn vị này. Bản thân công ty Sông Đà cũng ghi nhận những khoản lãi lớn từ hoạt động sản xuất nước sạch.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 19 phút trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Tin sáng 1/5: Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024, Công an lên tiếng về thông tin 'Đà Lạt xảy ra biến lớn'

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều chính sách liên quan kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024. Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh các trường hợp lan truyền, phát tán thông tin sai sự thật và sẽ xử lý nghiêm.

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TPHCM xem pháo hoa

Xã hội - 8 giờ trước

Nhiều tuyến ở đường trung tâm TPHCM ùn tắc kéo dài vì người dân đổ về khu vực bờ sông Sài Gòn (quận 1) xem pháo hoa chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tránh nóng, người dân đổ xô đến các Trung tâm Thương mại trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tại Hà Nội, do nắng nóng oi bức, nhiều người dân đã đổ xô đến các trung tâm thương mại, siêu thị... thay vì đến các điểm vui chơi, giải trí ngoài trời.

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Nam Định: 'Ám ảnh' vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt tràn lan bờ ruộng, kênh mương

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu để bảo vệ cây trồng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, cần tuyên truyền người dân thực hiện phong trào thu gom, xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Những khuyến cáo đối với người dân vào trung tâm TP.HCM xem pháo hoa tối 30/4

Xã hội - 14 giờ trước

Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ bị hạn chế, phân luồng và cấm xe nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa trong tối nay (30/4). Do đó, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP.HCM vừa đưa ra một số khuyến cáo đề nghị người dân.

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đi trên đường, người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Đang đi trên đường, người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị sét đánh trúng vào người rồi tử vong.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 30/4/2024

Xã hội - 15 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 30/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Vụ truy sát trong đêm và phát súng giữa đèo (P cuối): Cuộc truy đuổi dọc đất nước

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Qua khai thác chủ nhân chiếc xe ô tô màu đỏ đã xuất hiện tại nơi anh H bị sát hại vào tối 6/4/2017, Công an tỉnh Nam Định thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Hoàng Linh (SN 1987, trú tại Nam Định). Linh là kẻ có tiền án cùng nhiều mối quan hệ xã hội rất phức tạp. Sau khi anh H tử vong, Linh cũng "biến mất" khỏi Nam Định.

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Nhận biết 3 mối đe dọa khiến bạn đuối nước khi tắm biển

Đời sống - 16 giờ trước

Tắm biển khác xa với bể bơi, hay khi tắm sông. Đó là bởi sóng và các dòng chảy có thể khiến bạn dễ mất sức, dẫn tới đuối nước, hoặc bị cuốn ra xa bờ.

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Những trường hợp không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế, mọi người dân nên biết để tránh bị thiệt thòi

Pháp luật

GĐXH - Theo chuyên gia, pháp luật hiện nay có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Việc không phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung của di chúc giúp bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, đặc biệt là khi di chúc có thể không được lập một cách công bằng và minh bạch.

Top