Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút 'ngợp' ngày đầu ở khu cách ly

Thứ bảy, 11:43 04/04/2020 | Y tế

Mấy ngày đầu, vị bác sĩ trẻ thấy ngợp, vì có một mình phụ trách y tế, những người cách ly thì không hợp tác, thế nhưng câu chuyện về tình người khiến anh dần thay đổi suy nghĩ.


Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 1.

Nhận quyết định trong đêm

Kết thúc đợt đo thân nhiệt cho người cách ly ở khu kí túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, BS Đặng Thanh Hào, 27 tuổi, Khoa ngoại 3, kiêm phó bí thư đoàn BV Ung bướu TP.HCM, cởi bộ đồ bảo hộ màu xanh, vui vẻ chia sẻ về công việc đang làm.

"Đánh giặc thì phải cần đến súng, đạn và mình biết được kẻ thù đang ở đâu. Nhưng đánh con virus này, nó ẩn dật khó lường nên vai trò của những người lính áo trắng vô cùng quan trọng", bác sĩ Hào bày tỏ.

Kể lại thời điểm nhận quyết định, BS Hào cho biết, đó là vào 7h tối 20/3, ca làm việc ở khoa vừa kết thúc, thì anh nhận lệnh đến khu cách ly này làm việc. Biết đây là nhiệm vụ "khó nhằn", vì phải làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm virus cao, nhưng vị bác sĩ 9X không nề hà.

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 2.

Bác sĩ Hào. Ảnh: Trương Thanh Tùng

BS Hào cho biết: "Đồ chỉ mang đủ dùng. Đã ở trong khu này thì người cách ly dùng sao mình dùng vậy. Cũng chỉ kịp nói nhanh với ba mẹ: "Con đến chỗ cách ly làm việc" rồi tôi đi ngay trong đêm".Cầm tờ quyết định trên tay, anh đi nhanh về nhà lấy quần áo, đồ dùng cá nhân gồm 2 ba lô, 1 cái đựng mấy bộ quần áo, đồ dùng cá nhân, cái kia đựng máy tính, các thiết bị điện tử.

Theo vị bác sĩ trẻ: "Vào đây dù làm gì, ai cũng lo cho con cái mình. Nhưng bố mẹ tôi chỉ dặn, đây là thời điểm đất nước rất cần các y, bác sĩ. Điều quan trọng là phải giữ sức khỏe, ăn uống đầy đủ, tự bảo vệ mình để giúp đỡ người dân và giúp đất nước chiến thắng cuộc chiến này".

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 3.
Bác sĩ Hào (áo đỏ) trò chuyện cùng các chiến sĩ trưa ngày 1/4. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Thắm tình người ở khu cách ly 1.700 người

Những ngày cuối tháng ba, ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM liên tục đón những đoàn người Việt đang làm việc, học tập ở nước ngoài về nước và thực hiện việc cách ly.

Sáng 21/3, có 1.700 người được chuyển đến từ sân bay Tân Sơn Nhất. Họ di chuyển đến tòa nhà H của ký túc xá và BS Hào được giao nhiệm vụ trưởng nhóm phụ trách y tế.

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 4.
Tòa nhà nơi bác sĩ Hào làm việc. Ảnh: Trương Thanh Tùng.

"Mấy ngày đầu, tôi hơi ngợp, vì những người cách ly thì không chịu hợp tác, phản ứng, thậm chí có những lời nói phản cảm, những đòi hỏi ngoài tầm được phép. Lúc đó, tôi vừa mệt vừa nản", BS Hào nhớ lại.

Suy nghĩ của anh thay đổi khi chứng kiến một cụ bà 74 tuổi, trở về từ Hàn Quốc. Ban đầu, các con bà yêu cầu được vào chăm sóc mẹ, nhưng điều đó không được. Sau cùng, cụ bà được sắp xếp ở riêng một phòng.

Ở tòa nhà, có người phụ nữ biết cụ ở một mình, tuổi cao sức yếu nên tình nguyện xin chuyển vào cùng để chăm sóc.

"Hàng ngày, chị ấy tắm rửa, làm vệ sinh, cho bà ăn. Nhìn hai người họ giống như mẹ con, dù trước đó không biết nhau", BS Hào nói.

Vị bác sĩ trẻ cho biết, từ câu chuyện đó, anh nhìn nhận công việc một cách tích cực hơn. Dần dần 1.700 người trong tòa nhà rất hợp tác, thân thiện, hiểu và thương các y bác sĩ, chiến sĩ, dân quân tự vệ đã vất vả vì mình.

Hiện anh cùng nhóm 11 y, bác sĩ đo thân nhiệt ngày hai lần, đọc các chỉ số xét nghiệm, có thông báo thì gửi giấy, tuyên truyền cho mọi người. Ai thắc mắc gì thì giải đáp.

BS Hào kể: "Có người ăn một phần cơm không no. Giữa buổi, họ muốn ăn thêm mì, uống sữa, đồ ăn vặt... tôi sẽ đưa lên".

Tiếp xúc trực tiếp với những người có nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng BS Hào không quá lo lắng. Anh tự nhủ, bản thân mình là bác sĩ mà sợ virus thì những người không có chuyên môn sẽ ra sao.

Chính vì thế, dù công việc bận, mỗi ngày chỉ có vài giờ để ngủ, nhưng anh vẫn hướng đến ngày Việt Nam công bố chiến thắng dịch Covid-19 , để thêm động lực trong 'cuộc chiến' ngăn ngừa dịch bệnh.

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 5.
Trong phòng cách ly, nhiều bạn sinh viên học online theo chương trình của nhà trường. Ảnh: Trương Thanh Tùng

"Theo kế hoạch, tôi chỉ ở đây 14 ngày, sau có người khác đến thay. Giờ, tôi đã chiến đấu đến ngày thứ 13 rồi", BS Hào lạc quan và cho biết, ở nhà, ba mẹ lo cho con trai, liên tục gọi điện, nhắn tin hỏi thăm.

BS Hào kể thêm, gia đình anh có lập một group chát, có đủ các thành viên trong gia đình. Từ hôm anh đến khu cách ly làm việc, mọi người trong nhà liên tục hỏi thăm, lo lắng. Những ngày đầu, đọc tin tức, thấy nhiều người tiếp tế đồ ăn, đồ dùng vào cho con, bố mẹ anh cũng hỏi.

"Tôi biết, cả nhà đang quan tâm mình, nhưng tôi chỉ đáp, khu cách ly có đủ đồ dùng rồi. Ba mẹ đừng lo cho con. Ở nhà ba mẹ hãy bảo vệ mình, rồi để máy ở chế độ im lặng để tập trung làm việc", BS Hào nói.

Nhận lệnh trong đêm, bác sĩ trẻ kể phút ngợp ngày đầu ở khu cách ly - Ảnh 6.
Một người về từ nước ngoài đang thực hiện việc cách ly 14 ngày ở ký túc xá. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Anh cho biết, chỉ còn 1-2 ngày nữa là kết thúc thời gian làm việc ở đây. Sau khi đọc thông báo hết đợt cách ly cho 1.700 người ở tòa nhà, anh sẽ tự đi cách ly 14 ngày rồi mới về nhà.

Dù ba mẹ anh nói về nhà tự cách ly, nhưng theo vị bác sĩ trẻ, cần phải đảm bảo an toàn cho mình, cho gia đình. Anh cũng cho biết, khi đất nước hết dịch bệnh, sẽ tiếp tục đi học thêm chuyên môn để làm tốt công việc cứu người.

BS Lê Văn Phương, Ban điều hành y tế khu cách ly cho biết, kí túc xá ĐHQG TP.HCM có tổng cộng 22 tòa nhà và 6.517 người từ nước ngoài về thực hiện việc cách ly.

Mỗi tòa nhà, sẽ có khoảng 8-12 nhân viên y tế trực chiến. Riêng tòa nhà H có 1.700 người cách ly, đây là nơi BS Hào phụ trách chính về công việc y tế.

BS Phương cũng thông tin, dự kiến vài ngày tới, khu cách ly sẽ làm thủ tục cho hơn 900 người được về nhà sau khi đủ 14 ngày cách ly và có các kết quả xét nghiệm âm tính.

Theo Tú Anh - Đoàn Nga - Trương Tùng

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 17 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 18 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 tuần trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top