Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương: Hiện tượng đặc biệt của nền văn học nghệ thuật nước nhà

Thứ hai, 09:42 26/12/2016 | Giải trí

GiadinhNet - Ngày 24/12 vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học “Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương” nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh của ông (1931-2016).

Đại diện gia đình cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương lên nhận giải thưởng Đào Tấn.
Đại diện gia đình cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương lên nhận giải thưởng Đào Tấn.

“Gia tài” tác phẩm đồ sộ

Nhạc sĩ Trương Minh Phương thuộc thế hệ 3x – một lớp nghệ sĩ khá đặc biệt của nền âm nhạc Việt Nam, bởi khi Cách mạng Tháng Tám thành công, họ mới 10 – 15 tuổi. Tư duy, cá tính sáng tạo của nhạc sĩ Trương Minh Phương trọn vẹn là tư duy sáng tạo của văn nghệ cách mạng với cảm hứng trong trẻo ào đến từ cảm xúc của mình trên mọi nẻo đường Tổ quốc.

Trong sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Trương Minh Phương sở hữu “gia tài” tác phẩm đồ sộ, được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị nghệ thuật, đồng thời nhận định tên tuổi ông là một hiện tượng đặc biệt trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Giống với thế hệ nhạc sĩ đi trước như: Trần Hoàn, Phạm Tuyên… nhạc sĩ Trương Minh Phương đi đến đâu là ca khúc của ông có mặt và được đón nhận nồng nhiệt ở đó, trong “gia tài ấy” không thể không kể tới những tác phẩm mang tính “ngành nghề ca”, “địa phương ca”…

Năm 2015, khi tuyển tập tác phẩm đồ sộ mang tên “Rừng hát” của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương được công bố, giới nghệ sĩ và công chúng nước nhà mới ngỡ ngàng trước gần 1.400 trang, in khổ 19x27cm. Đó là kết quả lao động sáng tạo, cống hiến to lớn đến bất ngờ của ông qua 128 ca khúc, gần 20 ca cảnh, kịch múa hát nhạc mới, 60 tác phẩm từ kịch ngắn, kịch dài, dân ca kịch tới tiểu phẩm sân khấu và 6 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian.

“Đó thực sự là một khối di sản nghệ thuật lớn, hiếm có mà một nghệ sĩ, một người hoạt động nghệ thuật có thể để lại cho đời không chỉ ở số lượng mà cả ở sự đa dạng của hiện thực cuộc sống được phản ánh, sự phong phú về đề tài, sự vững vàng về bút pháp, sự dồi dào của cảm xúc và chiều sâu nhân văn của tác phẩm”, GS Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhận định.

Đặc biệt, cố nhạc sĩ Trương Minh Phương là một trong những người sáng tác nhiều nhất về đề tài rừng núi. Những ca khúc xuất sắc nhất, độc đáo nhất của ông có thể kể tên qua những ca khúc: “Nhớ rừng”, “Lời ru của rừng”, “Hát về rừng”, “Đêm rừng già”, “Người K’ho xuống núi”, “Vó ngựa Đơn Dương”, “Tôi là con của rừng”, “Âm vang Tả Trạch”, “Chiều Trường Sơn”… Ngoài mảng âm nhạc, các sáng tác sân khấu hay nhất của cố nhạc sĩ, nhà viết kịch cũng lại là các tác phẩm viết về rừng từ “Mưa rừng” đến “Gió rừng” từng nhận giải thưởng của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP năm 1996, hay nhiều vở khác như: “Bão tố Trường Sơn”, “Dấu ấn Trường Sơn”, “Đêm Cha Cháp”, “Ánh mắt rừng xanh”, “Tình bạn rừng xanh”…

Chia sẻ cùng chúng tôi, nhạc sĩ - nhà nghiên cứu Phạm Việt Long nhận định: “Nhìn tổng quát, ca khúc của nhạc sĩ Trương Minh Phương là tiếng nói ngợi ca Tổ quốc, ngợi ca sự hi sinh của nhân dân, đồng đội cho độc lập, tự do, ngợi ca, cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước. Là người hoạt động văn hóa, tham gia cách mạng từ thuở thiếu thời, nhạc sĩ Trương Minh Phương đi nhiều, trải nhiều và hiểu nhiều. Ông hòa mình vào những vùng miền, con người… do vậy, các ca khúc được ông sáng tác một cách tự nhiên, hồn hậu, như là một sự tri ân cho cuộc sống. Riêng chủ đề về rừng đậm đà trong ca khúc của nhạc sĩ Trương Minh Phương đã gián tiếp tạo nên hình tượng đẹp đẽ của người chiến sĩ cách mạng”.

Thêm một hình dung lãng mạn và sinh động

Cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương. Ảnh: TL
Cố nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương. Ảnh: TL

Tại cuộc Hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu nhận định, ngoài “gia tài” tác phẩm ca ngợi tình yêu Tổ quốc, công cuộc dựng xây đất nước thì Trương Minh Phương cũng là nhạc sĩ xuất sắc với các sáng tác ca khúc, ca cảnh, kịch hát múa cho thiếu nhi. Tác phẩm của ông về thiếu nhi rất lãng mạn, sinh động, kết hợp đời thường và cổ tích đặc biệt mang giá trị giáo dục cao. Bên cạnh đó, cố nhạc sĩ cũng viết nhiều kịch bản khá hay về chủ đề văn hóa giao thông, trong đó phải kể tới hai vở kịch “Cảnh sát giao thông mặc thường phục” và “Ngược chiều” viết từ những năm 1990 ở Huế. 26 năm trôi qua nhưng tính thời sự, thông điệp mới mẻ của vở kịch vẫn được bảo tồn, nhiều nghệ sĩ đã quyết định sẽ dàn dựng các tác phẩm này trong chương trình Văn hóa giao thông năm 2017 sắp tới.

Tương tự, nhiều vở kịch khác của Trương Minh Phương viết từ hơn 40 năm trước vẫn còn nguyên giá trị cập nhật, thời sự. Chẳng hạn, vở kịch dài ba cảnh “Mưa rừng” với bối cảnh ở một công trường khai thác gỗ. Những chi tiết sống động được người trong nghề đánh giá đầy ắp sự tươi xanh về chất liệu cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà “Mưa rừng” đã được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao giải sáng tác xuất sắc năm 1972 và giải thưởng đã được đích thân Chủ tịch Hội, nhà thơ kiêm đạo diễn sân khấu nổi danh Thế Lữ trực tiếp trao cho nhà viết kịch Trương Minh Phương. Đây được nhận định là một trong những vở kịch xuất sắc của sân khấu Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ sớm đi vào đề tài xây dựng con người.

Phát biểu tại Hội thảo, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch hội Nhạc sĩ Việt Nam nói: “Nhạc sĩ - Nhà viết kịch Trương Minh Phương không chỉ là một một nhạc sĩ, nhà viết kịch như chúng ta đã biết, mà hơn nữa ông còn là một nhà tuyên truyền văn hóa mới, nhà ngoại giao nhân dân thông qua hoạt động âm nhạc với những tác phẩm của mình. Ông đã để lại cho đời một di sản nghệ thuật to lớn phong phú và đa dạng. Ông xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21...”.

Nhạc sĩ, nhà viết kịch Trương Minh Phương (1931 - 2011), quê quán tại Phù Mỹ, Bình Định. Ngoài sáng tác, ông còn là nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian. Khi mới 15 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng, có nhiều cống hiến cho văn học nghệ thuật. Ông từng là Trưởng đoàn Tuyên truyền xung phong tỉnh Quảng Bình; nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Bình Trị Thiên; chuyên gia văn hóa tại Savanakhet (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào)... Với những cống hiến cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, ông đã được Đảng, Nhà nước, các ban ngành, đoàn thể trao tặng hơn 30 Huân – Huy chương, nhiều giải thưởng cao quý như: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huy chương vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp âm nhạc…

Thành Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng lên tiếng về tin đồn giới tính khi độc thân ở tuổi 47

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng lên tiếng về tin đồn giới tính khi độc thân ở tuổi 47

Giải trí - 42 phút trước

Ở tuổi 47, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng nhận về nhiều lời bàn tán về giới tính. Tuy nhiên, anh cho biết bản thân không quan tâm đến điều tiếng và muốn giữ sự riêng tư về hạnh phúc cá nhân.

NTK Hoàng Ly làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên'

NTK Hoàng Ly làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên'

Xem - nghe - đọc - 2 giờ trước

GĐXH - Cuộc thi khơi dậy niềm đam mê vẽ tranh của các em học sinh và tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ.

Nam ca sĩ từng khiến Lý Hải, Cẩm Ly phải đứng sau hát bè giàu có, nổi tiếng cỡ nào?

Nam ca sĩ từng khiến Lý Hải, Cẩm Ly phải đứng sau hát bè giàu có, nổi tiếng cỡ nào?

Giải trí - 2 giờ trước

Ngọc Sơn đã là một siêu sao cỡ bự với danh tiếng ít ai sánh kịp, khiến các đàn em nể trọng, ngưỡng mộ.

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Mẹ Hồ Ngọc Hà tuổi U70 vẫn làm được một việc khiến nhiều người nể phục

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Mẹ Hồ Ngọc Hà, bà Ngọc Hương mới đây đã giành huy chương vàng cuộc thi yoga cấp quốc gia. Thành tích của mẹ Hồ Ngọc Hà khiến nhiều người bất ngờ.

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Con gái Kim Tử Long tiết lộ lý do gọi mẹ kế Trinh Trinh là chị, kiên quyết không gọi mẹ

Giải trí - 15 giờ trước

"Người vợ trước của ba còn ít tuổi hơn chị Trinh Trinh nhưng tôi vẫn gọi là mẹ" – Mai Ka chia sẻ.

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Duy Hưng nói gì khi làm 'anh chồng' Thanh Hương?

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - "Cả tôi và chị Thanh Hương đều bất ngờ với vai trò "anh chồng – em dâu" thường xuyên có mâu thuẫn. Vì chúng tôi đã hợp tác cùng nhau nhiều, lại là đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi vẫn "tung hứng" khá mượt mà", Duy Hưng chia sẻ.

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Nữ chính lớn tuổi nhất "Lật mặt 7": Đóng gần 700 vai, từng bị quỵt cát-xê

Giải trí - 18 giờ trước

Diễn viên Thanh Hiền cho biết 20 năm theo diễn xuất, bà chưa bao giờ ao ước được đóng vai chính. Song, bà càng đóng phim càng khỏe rồi bén duyên với "Lật mặt 7" của đạo diễn Lý Hải.

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Phim của Mai Thu Huyền rời rạp, doanh thu 'thảm' thế nào?

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Phim "Đóa hoa mong manh" của Mai Thu Huyền chính thức rời rạp sau 2/5, chốt doanh thu hơn 428 triệu đồng sau 3 tuần công chiếu.

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

'Sương' Đỗ Hải Yến 14 năm sau 'Cánh đồng bất tận': Hạnh phúc bên chồng đại gia, sống kín tiếng

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Đỗ Hải Yến sau 14 năm đóng phim "Cánh đồng bất tận", cô hiện tại có cuộc sống bình yên bên chồng đại gia. Dù không xuất hiện trước công chúng quá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nhận được quan tâm của khán giả.

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Cuộc sống hiện tại của "Nam thần màn ảnh Việt" sau 20 cuộc phẫu thuật, dưới da mặt toàn kim loại

Giải trí - 22 giờ trước

Không ai có thể tin rằng, nam thần màn ảnh Việt Harry Lu lại có thể hồi phục sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến toàn bộ mặt biến dạng.

Top