Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà văn Trang Thế Hy: Mài chữ cả khi trí nhớ rụng dần

Thứ sáu, 09:34 14/11/2014 | Giải trí

GiadinhNet - Vừa qua, NXB Trẻ đã in 4 tập sách gồm 3 tập truyện ngắn “Mưa ấm”, “Nợ nước mắt”, “Tiếng khóc và tiếng hát” và một tập thơ song ngữ Việt – Anh “Đắng và ngọt” của nhà văn Trang Thế Hy. Đây là loạt sách đầu tiên được NXB này in theo hợp đồng tác quyền trọn đời với số tiền ban đầu trả cho nhà văn là 100 triệu đồng. Điều gì làm nên sức hấp dẫn của một cây bút đã 90 tuổi với đời viết kéo dài suốt 70 năm?

 

Nhà văn Trang Thế Hy, “báu vật sống” của văn học Nam Bộ. 	Ảnh: TL
Nhà văn Trang Thế Hy, “báu vật sống” của văn học Nam Bộ. Ảnh: TL

 

“Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt”

Ai về huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), đi qua cầu Rạch Miễu, men theo quốc lộ 60, cuốc bộ dọc bờ kênh nhỏ sẽ gặp mái nhà lá ẩn dưới bóng dừa. Ấy là “cõi tạm” của nhà văn Trang Thế Hy nơi trần thế, một cụ già 90 tuổi, héo queo như đọt lục bình dãi dầu nắng gió phương Nam. Cách đây mấy năm, câu nói đặc sệt chất Nam Bộ và ánh mắt buồn của ông ám ảnh tôi ngay lần đầu gặp gỡ: “Giờ tôi hom hem rồi, trí nhớ cũng rụng dần, nhiều khi mơ ước được như mấy con chim nhỏ ngoài kia mà cũng không được nữa”.

Năm 1992, vào một ngày đẹp trời, người ta thấy ông lão ngấp nghé tuổi “thất thập” là Trang Thế Hy khăn gói quả mướp rời khỏi trung tâm TPHCM không mảy may tiếc nuối. Ai hỏi đi đâu, ông đáp như trẻ nhỏ: “Đi chỗ khác chơi”. Tính đến nay, ông đã “chơi” ở xứ hẻo lánh này hai mươi năm có lẻ. Nơi ấy, láng giềng không biết Trang Thế Hy là ai, chỉ quen gọi ông “Tư Sâm”. Ông “Tư Sâm” có tài nấu ăn, bắn nạng thun và câu cua cá rất cừ.

Hỏi ông về chuyện bỏ phố đi ở ẩn, ông cười khóe mắt nhăn nheo: “Cọp còn không tìm được chỗ ẩn trong rừng sâu, cá còn không tìm được chỗ ẩn ngoài biển khơi, thì tôi làm sao tìm được chỗ ở ẩn? Có điều, một nghệ sĩ già từng khuyên tôi, khi nào viết hết được rồi thì nên biết đi chỗ khác chơi, đừng có bẹo hình bẹo dạng trong chốn trường văn trận bút, nhất là đừng để cho những người yêu mến mình phải đọc những câu lếu láo”.

Trang Thế Hy thừa nhận mình thuộc tạng người như câu thơ của Phạm Hữu Quang: “Giang hồ, ta chỉ giang hồ vặt/Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”. Căn nhà lá như cụm cỏ khô dưới chân cầu Rạch Miễu ấy là nơi bạn bè tứ phương và những người viết trẻ thường ghé thăm “báu vật sống” miền Nam Bộ. Trong số đó có các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Hồ, Nguyễn Duy, Lê Minh Khuê…

Tuy không sở hữu gia tài tác phẩm đồ sộ so với các nhà văn Nam Bộ khác như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng… nhưng tác phẩm của Trang Thế Hy được đánh giá là “vàng mười” của văn học Nam Bộ. Văn của ông có chất liệu riêng biệt, tạo nên dư luận trong làng văn với những day dứt về số phận con người, đặc biệt là những mảnh đời đã rơi vào quên lãng. Ngoài truyện ngắn, thơ, ông còn viết tiểu thuyết và là một trong số ít người dịch thành công những tác phẩm của Tagore.

Người đọc nhiều thế hệ đã đóng đinh trong trí nhớ những đứa con tinh thần của Trang Thế Hy: Từ sự hi sinh thầm lặng của chị Ba Hường trong “Nợ nước mắt” đến tình yêu đặc biệt của Hải và Nghiêm trong “Con cá không biệt tăm”; hay câu chuyện “Vết thương thứ mười ba”, kể về một quân nhân về hưu tên Hữu, người tự hào với mười hai vết thương thời chiến của mình, đến mức thành bệnh nói nhiều, gây khó chịu cho người đời và âm thầm cứa vào nỗi đau của vợ - vết thương thứ mười ba.

Tuổi già ngồi đếm lá rơi

 

Đại diện NXB Trẻ ký tác quyền trọn đời với nhà văn Trang Thế Hy. 	Ảnh: TL
Đại diện NXB Trẻ ký tác quyền trọn đời với nhà văn Trang Thế Hy. Ảnh: TL

 

Chia sẻ về cuộc sống quẩn quanh mãi với xứ miệt vườn lấy đâu tư liệu mới để viết, nhà văn Trang Thế Hy tiết lộ: “Tôi viết được nhờ vào trẻ nhỏ”. Thì ra sự hồn nhiên đầy bản năng từ trẻ thơ đã lay động đến ngôn ngữ, cảm xúc của một cây đại thụ làng văn. Ở đây, ông lại được “chơi với những chùm bông khế rụng”, “những trái dừa non chuột khoét”, “những trái mận dập còn dấu móng của con dơi ăn trộm quả ngoài vườn…”.

Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, người từng biên tập tập truyện “Vết thương thứ mười ba” của nhà văn Trang Thế Hy cho biết: “Tôi đã có dịp chứng kiến sức làm việc không biết mệt mỏi của ông. Ông đã ngồi lại chỉnh sửa từng trang bản thảo, bỏ chữ này thêm chữ kia vào từng trang sách, vào từng truyện ngắn với mong mỏi là bạn đọc được tiếp nhận một văn bản có trách nhiệm của nhà văn - một công việc mà tôi thấy những nhà văn lớn tuổi thế hệ trước hay làm như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam và nay là Trang Thế Hy”.

Có dạo, dân tình xôn xao vì con đường lớn mở qua khu đất nhà ông. Người ta so đo chuyện ông có được đền bù hay không vì đất sử dụng tuy bị thu hẹp nhưng phút chốc cũng đã hóa thành “vàng”. Ông thở dài: “Nào quan trọng gì đâu, với thân già này, đất là đất thôi”. Bây giờ, con đường đã trải nhựa phẳng lì, ông “Tư Sâm” vẫn một mình trong căn nhà lá, chỉ khác là không gian trước đây nay bị co cụm, mặt đường cao hơn nên cứ đến mùa mưa nước xâm xấp nền nhà. Ông thản nhiên như “người trên trời”: “Có hề chi!”.

Vợ ông mất đã hơn 10 năm, cũng chừng ấy ngày tháng ông chỉ kẽo kẹt nằm võng vì theo lời ông thì “cứ nằm xuống đất là nhớ bả”. Ở tuổi gần đất xa trời, đối diện với những cơn thắt ngực ho khan, ông vẫn nhâm nhi rượu, hút thuốc, vẫn đọc và vẫn điềm nhiên quan sát sự đời từ ánh mắt tinh anh, đôi tai không nghe thiếu chuyện gì. Dáng ngồi còm cõi của ông trong căn nhà ngổn ngang sách báo làm nên một cốt cách lặng lẽ, khoan dung hiếm có nơi trần tục. Đang ngồi trò chuyện với khách trong nhà, ngoài sân bỗng có âm thanh “độp”, tiếng reo của chủ nhà bất chợt lóe lên: “Có tiền”. Thì ra, một tàu dừa khô vừa rụng. Ông gom lại đợi người đến mua bằng mấy đồng tiền lẻ đủ hút thuốc qua ngày.

Chốn “trường văn trận bút”, người ta vẫn thắc mắc tại sao một gốc cổ thụ cỗi cằn như Trang Thế Hy vẫn nảy ra lộc biếc. Rượu vào lời ra, ông già Nam bộ chậm rãi ngâm nga: “Gió nhờ cây mà có hình/Cây nhờ gió mà có tiếng”.

 

Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh năm 1924 tại Hữu Định, Châu Thành (Bến Tre). Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trải qua nhiều gian khổ, tù đày trong kháng chiến, sau năm 1975, ông hoạt động văn nghệ tại TPHCM cho đến khi về hưu. Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu (1960 – 1965); Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1994); Giải A của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (2002)… 

 Lữ Mai

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Bà mẹ nhí' Angela Phương Trinh: Từ diễn viên nhỏ tuổi nổi tiếng giờ ra sao sau nhiều lùm xùm đời tư?

'Bà mẹ nhí' Angela Phương Trinh: Từ diễn viên nhỏ tuổi nổi tiếng giờ ra sao sau nhiều lùm xùm đời tư?

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Angela Phương Trình nổi tiếng với khán giả qua những bộ phim về đề tài gia đình. Từ một ngôi sao nhí, hiện tại ở tuổi gần 30, nữ diễn viên có cuộc sống ra sao?

Nam thần Vbiz kết hôn bí mật với tiểu thư giàu có, vẫn giấu kín điều này sau hơn 3 năm công khai yêu?

Nam thần Vbiz kết hôn bí mật với tiểu thư giàu có, vẫn giấu kín điều này sau hơn 3 năm công khai yêu?

Giải trí - 8 giờ trước

Vào tháng 10/2023, sao nam này gây bất ngờ khi bí mật tổ chức đám cưới hoành tráng với bà xã.

Chân dung cựu học sinh chuyên Amsterdam thi Miss Grand Vietnam 2024

Chân dung cựu học sinh chuyên Amsterdam thi Miss Grand Vietnam 2024

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Khuất Nguyễn Bảo Châu sinh năm 2004, cựu học sinh chuyên Amsterdam Hà Nội đang là cái tên gây chú ý tại Miss Grand Vietnam 2024.

Tuấn Tú - Thanh Hương hài hước chia tay 'Người một nhà'

Tuấn Tú - Thanh Hương hài hước chia tay 'Người một nhà'

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Thanh Hương, Tuấn Tú và Duy Hưng ngậm ngùi chia sẻ ngày đóng máy kết thúc hành trình làm "Người một nhà".

MC Thảo Vân: Từng là ca sĩ, đóng phim, U60 sống bình yên bên con trai

MC Thảo Vân: Từng là ca sĩ, đóng phim, U60 sống bình yên bên con trai

Giải trí - 11 giờ trước

MC Thảo Vân từng là giọng ca chính của ban nhạc Hoa Sữa, giành nhiều HCV trong các cuộc thi hát, tham gia đóng phim và hiện giờ có cuộc sống bình yên bên con trai.

NSND Việt Anh lên tiếng về tranh cãi

NSND Việt Anh lên tiếng về tranh cãi

Giải trí - 15 giờ trước

NSND Việt Anh thừa nhận ông dùng từ chưa chính xác nên dẫn đến hiểu lầm, tranh cãi không đáng có.

Đời thực nữ ca sĩ nhạc đỏ xứ Thanh: Cát-sê cả trăm triệu/show, tự tin đủ tiền mua biệt thự

Đời thực nữ ca sĩ nhạc đỏ xứ Thanh: Cát-sê cả trăm triệu/show, tự tin đủ tiền mua biệt thự

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Anh Thơ là nữ ca sĩ nổi tiếng cùng thời với bộ ba "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn. Chị cũng là một nghệ sĩ giàu có bằng chính giọng hát của mình.

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng lên tiếng về tin đồn giới tính khi độc thân ở tuổi 47

Ca sĩ Nguyễn Phi Hùng lên tiếng về tin đồn giới tính khi độc thân ở tuổi 47

Giải trí - 17 giờ trước

Ở tuổi 47, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng nhận về nhiều lời bàn tán về giới tính. Tuy nhiên, anh cho biết bản thân không quan tâm đến điều tiếng và muốn giữ sự riêng tư về hạnh phúc cá nhân.

NTK Hoàng Ly làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên'

NTK Hoàng Ly làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh 'Hoan hô chiến sĩ Điện Biên'

Xem - nghe - đọc - 19 giờ trước

GĐXH - Cuộc thi khơi dậy niềm đam mê vẽ tranh của các em học sinh và tìm hiểu lịch sử Điện Biên Phủ.

Nam ca sĩ từng khiến Lý Hải, Cẩm Ly phải đứng sau hát bè giàu có, nổi tiếng cỡ nào?

Nam ca sĩ từng khiến Lý Hải, Cẩm Ly phải đứng sau hát bè giàu có, nổi tiếng cỡ nào?

Giải trí - 19 giờ trước

Ngọc Sơn đã là một siêu sao cỡ bự với danh tiếng ít ai sánh kịp, khiến các đàn em nể trọng, ngưỡng mộ.

Top